intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Long Toàn, Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ NGỮ 7 - HỌC KỲ I Năm học 2024 – 2025 PHẦN I. NỘI DUNG, ĐỊNH HƯỚNG ÔN VÀ CẤU TRÚC ĐỀ: I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: - Đặc điểm thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và nội dung chính, mục đích của văn bản. - Đặc điểm thể loại tản văn, tùy bút: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ; chủ đề; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. 2. Tiếng việt: - Nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. - Ngôn ngữ của các vùng miền. 3. Viết: Bài văn biểu cảm về sự việc. II. Cấu trúc đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 3.5 – 4.0 điểm; tiếng Việt 1.0 -1.5 điểm) - Văn bản nghị luận văn học; Tản văn, Tùy bút (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. + Nhận diện đặc điểm thể loại nghị luận phân tích tác phẩm văn học: ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và mối quan hệ (tác dụng/vai trò) giữa chúng; nội dung chính, mục đích của văn bản. + Nhận diện đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Thông điệp của văn bản. + Liên hệ được nội dung trong văn bản với đời sống thực tiễn. Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. - Tiếng Việt: + Nhận diện từ Hán Việt, từ ngữ địa phương trong ngữ cảnh cụ thể. + Đặt câu có sử dụng từ Hán Việt (từ có yếu tố Hán Việt). + Giải nghĩa, tìm từ địa phương tương ứng và nhận xét (tác dụng) về từ ngữ địa phương. 2. Viết: 5.0 điểm Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. PHẦN II: BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: […] Việc Sơn cho Hiên chiếc áo bông là một tình tiết đáng gọi là một “sự kiện” một biến cố tâm lý, qua đó làm bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con người. Việc làm của cậu bé tốt bụng đó đã tạo nên biết bao phản ứng tâm lý khác nhau trong mỗi nhân vật. U 1
  2. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn già mách bảo Sơn sang nói với Hiên trả lại áo thì sẽ không bị mẹ mắng. Mẹ Hiên dù rất thương con nhưng cũng không lợi dụng lòng tốt ngây thơ và hồn nhiên đến mức dại dột của hai chị em Sơn, đã “vội vàng” đem chiếc áo bông trả lại. Mẹ Sơn tuy trách hai con nhưng đó là lời trách yêu (đồng tình với hành vi đẹp của các con vì thấy các con biết yêu thương người nghèo), và bà đã cho mẹ Hiên vay tiền mua áo cho Hiên… (Theo Trần Đăng Xuyền- Bình giảng tác phẩm văn học trong nhà trường, NXB GD,1995) Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại nào? Kể tên một văn bản đã học có cùng thể loại với đoạn trích ? Câu 2. Chỉ ra ý kiến một lí lẽ và một bằng chứng trong đoạn văn? Câu 3.Từ nào là từ Hán Việt trong các từ sau: “ vội vàng”, “đồng tình”, “ hành vi ”, “người nghèo” Câu 4. Tìm thêm hai từ địa phương tương ứng với từ “mẹ” in đậm trong đoạn trích trên. Từ đó em có nhận xét gì về ngôn ngữ giữa các vùng miền? Bài 2. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất phục. Người xưa có câu “Trúc dẫu cháy, đốt ngang vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! (Trích “Cây tre Việt Nam” – Thép mới) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Kể tên một văn bản khác (có tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. Câu 2. Nhận xét về ngôn ngữ đoạn văn. Câu 3. Đoạn trích trên thể hiện tình cảm gì của người viết ? Câu 4. Tìm hai từ Hán Việt có trong đoạn trích và giải nghĩa hai từ đó. Bài 3. Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Nhà tôi gần dường số 1. Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng trở về, dì tôi thường ngồi trên bộ phản gõ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu tiên đến nhà tôi xin chỗ trú quân. Tháng tư năm 1975, những đoàn xe Mô- lô- tô- va nối tiếp nhau chạy trước nhà tôi để chuyển quân vào mặt trận phía Nam. Dượng tôi ở trên một chuyến xe đó. 20 năm, dượng không quên người xưa nhưng đã quên cảnh cũ. Khi đến địa phận huyện Mộ Đức, dượng đảo mắt tìm xóm nhà quê vợ nhưng không nhận ra vì cảnh vật đã đổi thay. Đến khi dừng lại hỏi nhà, thì xe đã chạy vượt qua 5 cây số. Trên đường tiến quân, đâu thể quay xe trở lại, dượng chỉ kịp nhờ một người đi đường báo tin cho gia đình và gửi tặng dì tôi một chiếc nón bài thơ mua được trên đường hành quân. 2
  3. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn Những ngày sau đó, gia đình tôi nao nức trong niềm vui chờ đợi. Ông ngoại tôi mất sớm trên miền Bắc, ba tôi hi sinh trên chiến trường đã tám năm, nỗi đau dần nguôi ngoai. Nhà có năm người ra đi, ba người trở về, cũng còn là may mắn. Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái. Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Bảy vẫn không tin tức. Những chiếc xe chở bộ đội hồi hương chạy qua không dừng lại. Gia đình dò hỏi các nơi, mãi đến cuối 1975 mới nhận giấy báo tử dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, chỉ mươi ngày trước khi chiến tranh ngưng tiếng súng. (Trích “Người ngồi đợi trước hiên nhà” - Huỳnh Như Phương) Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào? Hãy chỉ ra hai đặc điểm của thể loại ấy trong đoạn văn. Câu 2. Kể tên một văn bản khác (kèm tên tác giả đi kèm) đã học ở chương trình Ngữ văn 7, HKI cùng thể loại với đoạn văn trên. Câu 3. Chi tiết “Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái ” ở đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì? Câu 4. Trong các từ in đậm ở đoạn trích trên, từ nào là từ địa phương, từ nào là từ Hán Việt? Bài 4. Giải thích nghĩa và đặt câu với mỗi từ Hán Việt sau: phụ nữ, thảo mộc, thiên nhiên, thực hành, nhân hậu, trung thực. Bài 5. Những từ nào trong các câu dưới đây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở những vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó? Từ đó em có nhận xét gì về ngôn ngữ giữa các vùng miền? a. Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông, bát ngát. b. Má thấy con ngủ say nên không gọi. c. Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Bài 6: Từ nào là từ Hán Việt trong số các từ in đậm trong đoạn trích sau: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (Trích -Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh) Bài 7. Tập làm văn Các đề gợi ý: Đề 1. Trong quãng đời học sinh đáng nhớ, mỗi năm học mới thường bắt đầu bằng lễ khai giảng tưng bừng, rộn rã. Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về một lễ khai giảng để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Đề 2. Hãy viết bài văn bày tỏ cảm xúc về lễ đón giáo thừa ở quê em. 3
  4. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn Đề 3. Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ. Đề 4: Viết bài văn trình bày cảm xúc về lễ họp mặt kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11 vừa qua ở trường em. PHẦN III. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. I. Đọc hiểu (5.0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [...] Lòng tốt ở chị em Lan, Sơn, đặc biệt ở Sơn là thứ lòng tốt trong suốt và cảm động. Sơn đã trông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán , chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay”. Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vì đã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc ẩn, gặp những ai khốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy, day dứt. Cứ thế, lòng thương người như một thứ hương hoa thuần khiết tỏa lan về phía người khác, đem cho người khác. (Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng văn học) Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên được viết theo thể loại nào? Nêu tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 1 (Sách Chân trời sáng tạo) cùng thể loại với đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định câu nêu ý kiến của đoạn trích? Câu 3 (0.5 điểm). Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra một lí lẽ và một bằng chứng ở phần in đậm trong đoạn trích trên? Câu 5 (1.0 điểm). Nêu nhận xét của em về cách triển khai những lí lẽ, bằng chứng trong đoạn trích trên? Câu 6 (1.0 điểm). Viết một câu văn nói về cách đối xử với bạn bè (khi bạn gặp khó khăn), trong đó có sử dụng ít nhất một từ Hán Việt (Gạch chân từ Hán Việt). II. Viết: (5.0 điểm) Viết bài văn (khoảng 500 – 600 chữ) trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Đề 2. I. Đọc hiểu (5.0 điểm). Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: THÁNG NĂM, THÁNG 5 Rồi sáng nay chợt gặp lại tháng Năm, gặp lại gió nồm xưa ngang qua lớp học. Gió Vào khe cửa tinh nghịch lay mềm những cánh hoa trang trí màu hồng phấn. Gió sà xuống thật thấp trên mặt bàn gỗ nâu bóng loáng chi chít những nét vẽ học trò. Gió xạc xào lật nhẹ từng trang sách. Gió mân mê tóc mây, vẩn vơ hong khô những giọt mồ hôi long lanh 4
  5. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn trên trán. Gió vẩn vơ quanh tà áo trắng, hôn rất nhẹ những nét cười đang sáng bừng trên từng gương mặt thanh xuân. Để chấp chới giữa hư thực hai miền quên nhớ, ta lại gặp ta của những tháng năm không bao giờ trở lại. Ta sẽ thấy màu phượng cháy của sắc hè tháng 5, sẽ thấy dáng hình cậu trai nhỏ mặc đồng phục quần xanh áo trắng, đeo chiếc cặp chéo hông và chiếc mũ lưỡi trai màu đen còn vương li ti vài bông tràm vàng. Chân cậu bước dài trên những thảm tràm rơi. Phố dài, gió thênh thang, lá mênh mang xoay tròn như múa. Hoa rơi vô ưu, điểm chấm vàng trên vai áo trắng tinh trong veo tuổi học trò. Ta sẽ thấy trong tháng 5, con đường ta vẫn thường đi học. Mỗi buổi sáng tinh sương, đường đến trường dạt dào gió, dạt dào sương. Người sẽ ghé vào ăn sáng ở quán bún ven vệ đường, có bà bán bún âm trầm ít nói và cây tràm buông hờ hững những phiến lá rơi. Con đường có hàng tràm già nghiêng bóng, sắc vàng điểm nắng suốt bốn mùa. Ta bước phía sau người, thật khẽ, thật chậm. Vừa đủ để âm thầm, vừa đủ để da diết hoài suốt quãng đời miên viễn. (Theo Trần Hiền - https://forum.vanhoctre.com) Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7, sách Chân trời sáng tạo, tập 1 cùng thể loại với đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Chỉ ra một chi tiết thể hiện “cái tôi” của người viết trong đoạn trích trên. Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn trích trên thể hiện tình cảm gì của người viết ? Câu 4 (1.0 điểm). Từ đoạn trích trên giúp em hiểu được những gì về vai trò của kỷ niệm trong cuộc đời con người và cho biết thái độ, hành động của bản thân? Câu 5 (0.5 điểm). Chỉ ra hai từ Hán Việt trong số các từ in đậm trong đoạn trích trên. Câu 6 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của từ địa phương được in đậm trong đoạn văn sau: “Má buồn thiệt buồn khi khi nhắc lại hồi con gái má chừng mười, mười hai tuổi, “ nhà mình nghèo quá, má chẳng lo cho bây được đủ đầy...”. Tôi cười giòn, trời đất, thiệt thòi gì đâu, má quên rồi sao? Những củ khoai lang còn ấm má mang về khi tan chợ, những bộ quần áo má thắt thẻo chắt mót từng lọn rau, bó cải để sắm cho con, chiếc xe đạp nhỏ- món quà từ tháng lương của ba để con tới trường,... Và con có cả một vạt sân vàng nắng...” (Trích “Sân nhà”, Nguyễn Ngọc Tư) II. Viết (5.0 điểm). Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc trong những năm tháng đến trường. Đề 3 I. Đọc – hiểu (4.0 điểm). Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn 5
  6. Nhóm Ngữ văn 7 trường THCS Long Toàn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nếu cho là cường điệu, xin thưa: Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam, người Hoa, người Khơ-me... mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả. Sống lâu, sống quen một thời gian dài ở Sài Gòn, rồi cứ ngỡ là mình đã sinh ra ở đây và vô hình trung đã thừa nhận nơi đây là quê quán của mình. Sài Gòn bao giờ cũng dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Nếu siêng năng, chịu khó thì bạn sẽ được đãi ngộ thân tình như hàng triệu người khác.Cách ngày này gần năm mươi năm, vào đây được gần gũi với người Sài Gòn, tôi đã thấy phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng. Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán. Người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh rất chơn thành, bộc trực. [...] Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi. ( Trích “ Sài gòn tôi yêu” – Minh Hương) Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn trích trên mang đặc trưng của thể loại nào? Kể tên một văn bản đã học cùng thể loại với đoạn trích trên? Câu 2 (1.0 điểm). Nêu hai chi tiết tiêu biểu thể hiện “cái tôi” của người viết qua đoạn trích trên. Câu 3 (0.5 điểm). Đoạn trích trên thể hiện tình cảm gì của người viết ? Câu 4 (1.0 điểm). Từ đoạn trích trên, em có suy nghĩ, tình cảm gì về quê hương, của mình? Câu 5 (0.5 điểm). Tìm một từ đồng nghĩa với từ “chơn thành ”. Câu 6 (1.0 điểm). Viết một câu văn nói về hành động thể hiện tình yêu quê hương, trong đó có sử dụng ít nhất một từ Hán Việt (gạch chân từ Hán Việt). II. Viết (5.0 điểm). Viết bài văn ( khoảng 500 – 600 chữ) trình bày cảm xúc về một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc. - HẾT - 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2