intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ I MÔN NGỮ VĂN 8 Năm học: 2023 - 2024 A.ĐỌC -HIỂU VĂN BẢN I. TRUYỆN NGẮN. 1. Khái niệm: Truyện ngắn (TN) là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyên ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, sử thi… nhưng cái độc đáo củanó là ngắn. 2. Đặc trưng về nội dung và hình thức của truyện ngắn. - Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. - Truyện ngắn thường ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp, chồng chéo. - Truyện ngắn thiên về lối kể kết hợp giữa sự thật đời sống với khả năng hư cấu,tưởng tượng. - Truyện ngắn đề cập đến mọi đề tài phong phú, đa dạng, chạm đến mọi ngóc ngách đời sống con người. - Đề tài, nội dung truyện ngắn có thể lấy ở nhiều mặt của cuộc sống, nhiều vấn đề có tính chất thời sự xã hội. - Phương thức kể chuyện, trong truyện ngắn, người ta thường dùng nhiều cách kể chuyện. Có hai hình thức phổ biến là: + Tường thuật lại quá trình, diễn biến sự việc. + Miêu tả lại diễn biến sự kiện. - Để nhận thức phương thức kể chuyện, người ta căn cứ vào các tình huống kể chuyện. + Tình huống khách quan: Tác giả đứng bên ngoài kể lại điều xảy ra. + Tình huống chủ quan: Tác giả hoặc người kể chuyện tự đóng vai trò là nhân vật chính của tác phẩm; kể lại những sự kiện, hành động, việc làm, ý nghĩa hoặc mối quanhệ người – người, hoặc phân tích, bình luận chung. 3. Phương thức biểu đạt. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Tùy theo văn bản sẽ có phương thức biểu đạt khác nhau. 4. Ngôi kể. - Ngôi thứ nhất (xưng hô là tôi). - Ngôi thứ ba. ( người kể truyện không tham gia trực tiếp vào câu chuyện.) II: THƠ ( Sáu chữ và bảy chữ) 1. Khái niệm. a. Thơ sáu chữ, còn được gọi là thơ lục ngôn.  Gieo vần. - Gieo vần, chữ cuối của câu 1 cần tạo vần với chữ cuối của câu 4 và đồng thời phải có dấu khác nhau. - Chữ cuối của câu 2 và chữ cuối của câu 3 cần tạo vần với nhau và cũng phải mang dấu khác nhau.  Nguyên tắc về thanh dấu. - Chữ thứ 2 và 6 trong mỗi câu phải cùng chia sẻ một loại thanh điệu, có thể là thanh bằng hoặc trắc, và phải xen kẽ giữa các dấu thanh. 1
  2. - Nếu chữ cuối của câu 1 mang thanh bằng, thì chữ cuối của câu 2 sẽ mang thanh trắc, và ngược lại. - Cả chữ cuối của câu 2 và câu 3 mang cùng một loại thanh điệu, có thể là thanh bằng hoặc trắc. - Nếu chữ cuối của câu 3 mang thanh bằng, thì chữ cuối của câu 4 sẽ mang thanh trắc, và ngược lại.  Ngắt nhịp và âm điệu. - Ngắt nhịp chẵn, tạo thành mô hình nhịp 2|2|2 hoặc 4|2. - Âm điệu: Chữ thứ 2 và thứ 6 nên có cùng loại thanh điệu (hoặc xen kẽ giữa bằng và trắc) để tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc trưng. b. Thơ 7 chữ - Thể thơ 7 chữ - Câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. - Ngắt nhịp lẻ, tạo thành mô hình nhịp 4|3 hoặc 3|4. - Nội dung của thơ 7 chữ khá phong phú, đa dạng về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước. 2. Phương thức biểu đạt. - Miêu tả, biểu cảm. - Tùy theo văn bản sẽ có phương thức biểu đạt khác nhau. III.VĂN BẢN THÔNG TIN 1. Khái niệm: SGK/58. 2. Những đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin. - Không có yếu tố hư cấu và tập trung vào việc cung cấp thông tin một cách chính xác và rõ ràng. - Mục đích chính của văn bản thông tin là thông báo cho người đọc về một vấn đề cụ thể. - Thường được trình bày bằng chữ viết kết hợp với các phương thức khác như hình ảnh, âm thanh. 3. Phương thức biểu đạt. - Thuyết minh. - Tùy theo văn bản sẽ có phương thức biểu đạt khác nhau. IV.HÀI KỊCH VÀ TRUYỆN CƯỜI 1. Hài kịch. a. Khái niệm: SGK/83, 84.  Đặc điểm hài kịch. + Xung đột kịch: Mâu thuẫn giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). + Nhân vật có sự không tương xứng giữa suy nghĩ và hành động, lời nói và việc làm. + Hành động của nhân vật mâu thuẫn với phẩm chất. + Lời thoại trong hài kịch thường là ngôn ngữ phóng đại, gây cười. + Thủ pháp trào phúng ( gây tiếng cười) chủ yếu là nghệ thuật phóng đại (nói quá, cường điệu). 2. Truyện cười: a. Khái niệm: SGK/ 83,84. b. Đặc điểm của truyện cười. - Cốt truyện đơn giản. - Ít nhân vật. - Mâu thuẫn giữa cái thật và giả. - Thủ pháp trào phúng (gây cười). - Kết thúc bất ngờ. 3. Phương thức biểu đạt. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 2
  3. - Tùy theo văn bản sẽ có phương thức biểu đạt khác nhau. V. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 1. Khái niệm: SGK/108, 109 2. Các kiểu văn nghị luận xã hội: a. Nghị luận xã hội trung đại: SGK/ 108. + Chiếu, Hịch, Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa, thủ lĩnh (những người cẩm quyền nói chung) được viết, riêng với Tấu là do các quan viết (đã nêu trên). + Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương, chính sách nào đó. + Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn, một chủ trương, sự nghiệp. + Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ. + Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vua. b. Nghị luận xã hội hiện đại. SGK/108,109. c. Đặc điểm của văn nghị luận. + Luận điểm là các ý kiến, là tư tưởng hay quan điểm của người nói, người viết muốn biểu đạt về một vấn đề nào đó. + Luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng): Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Do đâu? Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ. + Lập luận: Cách sắp xếp trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm. 2. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. B.THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT I. TRỢ TỪ, THÁN TỪ. 1. Trợ từ. a. Khái niệm: SGK/13, 14. b. Phân loại trợ từ. - Trợ từ vị trí ở cuối câu. - Có 2 loại trợ từ chính. + Loại trợ từ thứ nhất: dùng để biểu thị ngữ điệu của câu bao gồm dạng câu trần thuật và câu nghi vấn (một số trợ từ thường được sử dụng như (à, cơ, đâu, thế,…) + Loại trợ từ thứ 2: Dùng ở trong câu để nhấn mạnh, hoặc giảm nhẹ tính chất vấn đề sự vật hiện tượng được đề cập đến trong câu (Các trợ từ thường dùng như: chính, cũng, chỉ, phải, …) 2. Thán từ. a. Khái niệm: SGK/13, 14. b. Phân loại thán từ. - Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi… - Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…” - Thán từ được tách riêng thành 1 câu đặc biệt để bổ nghĩa cho câu phía sau nó. - Thán từ là một bộ phận trong câu và có thể đứng ở vị trí đầu hay giữa câu. II. SẮC THÁI NGĨA CỦA TỪ NGỮ. 1. Khái niệm : SGK/41 2. Đặc điểm sắc thái nghĩa của từ ngữ. - Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng – thân mật – suồng sã, tích cực – tiêu cực, … - Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt. - Có 2 dạng sắc thái nghĩa từ ngữ: + Sắc thái miêu tả. + Sắc thái biểu cảm. III. CÁC ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH, QUY NẠP, SONG SONG, PHỐI HỢP 3
  4. 1. Khái niệm: SGK/59, 60. 2. Đặc điểm của đoạn văn.  Đoạn văn diễn dịch: (Có câu chủ đề) + Đứng đầu câu khái quát toàn bộ nội dung. +Tiếp theo: triển khai cụ thể chi tiết từng ý theo câu chủ đề, làm rõ, bổ sung cho câu chủ đề. + Minh họa, phân tích, giải thích, lập luận, làm rõ cho câu chủ đề ;bộc lộ cảm xúc, nhận xét, tư tưởng của người viết. + Suy luận diễn dịch dựa vào các quy luật luận lý để rút ra tiền đề.  Đoạn văn quy nạp: (Có câu chủ đề) + Đứng cuối đoạn văn là các câu chủ đề khái quát. + Trình bày cụ thể chi tiết từ nhỏ đến lớn, từ các ý rất chi tiết đến ý khái quát hơn, từ ý luận cứ cụ thể đến luận điểm bao trùm. + Câu chủ đề không nhằm mục đích định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn ở các ý tiếp theo mà là đóng vai trò khép lại toàn bộ nội dung của đoạn ấy. + Các câu được trình bày bằng minh hoạ, lập luận, nhận xét và đánh giá chung  Đoạn văn phối hợp : + Đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. + Giải thích , chứng minh sau đó phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng. + Khẳng định giá trị vấn đề  Đặc điểm của đoạn văn song hành: (Không có câu chủ đề) + Song hành nghĩa là các câu đều khai triển song song , cùng 1 khía cạnh với nhau. + Không 1 nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. + Góp phần làm cho nội dung đoạn văn thêm rõ ràng , mạch lạc. IV. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN. 1. Khái niệm: SGK/84. 2. Đặc điểm. a. Nghĩa tường minh. - Nghĩa tường minh còn có tên gọi khác là hiển ngôn. - Nghĩa tường minh rất dễ nhận ra bởi được thể hiện qua câu nói, ai cũng có thể hiểu mà không cần phải suy diễn về nội dung và ý nghĩa. - Nghĩa tường minh còn được gọi là nghĩa đen. b. Nghĩa hàm ẩn (hàm ý). - Nghĩa hàm ý hay còn gọi là nghĩa bóng. - Nghĩa hàm ý còn có tên gọi khác là hàm ẩn, hàm ngôn. - Tùy vào hoàn cảnh, mà hàm ý được sử dụng với các mục đích như: Mời mọc, rủ rê; Từ chối; Lời thiếu thiện chí, đề nghị kín đáo. – Hàm ý có thể có trong ngôn ngữ sinh hoạt, báo chí, văn chương, từ đó mang đến các nét nghệ thuật đặc trưng. - Đặc biệt là hàm ý không được sử dụng trong hành chính công vụ, trong các quy phạm pháp luật. C. THỰC HÀNH VIẾT 1. Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc. 2. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ, bước đầu làm được bài thơ sáu chữ, bảy chữ. 3. Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội 4. Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. 5. Viết bài văn thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên a. Mở bài: Có 2 cách giới thiệu ( trực tiếp, gián tiếp) - Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên. 4
  5. b. Thân bài: dùng yếu tố thuyết minh. - Thuyết minh, giải thích về hiện tượng tự nhiên. + Đó là hiện tượng gì? + Biểu hiện như thế nào? + Vì sao lại có hiện tượng đó? + Tác dụng/ tác hại của hiện tượng đó như thế nào? + Tận dụng/ phòng chống – khắc phục hiện tượng đó ra sao? c. Kết bài: Khái quát lại về hiện tượng. * LƯU Ý: - Tìm hiểu thông tin về hiện tượng tự nhiên đã xác định thông qua sách, báo, tài liệu khoa học, vận dụng hiểu biết từ các môn khoa học khác như: KHTN, Lịch sử - địa lí,… - Cung cấp tri thức khách quan, khoa học về đối tượng thuyết minh. - Phải sử dụng ngôn ngữ chính xác, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. - Tuỳ theo đối tượng được thuyết minh mà lựa chọn phương pháp sao cho hợp lí: + Nêu định nghĩa, giải thích. + Liệt kê. + Nêu ví dụ. + Dùng số liệu ( con số) + So sánh (đối chiếu) + Phân loại, phân tích 6. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời dời sống. a. Mở bài: Viết thành một đoạn văn, giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nghị luận. b. Thân bài: Dùng yếu tố nghị luận: bao gồm luận điểm ( ý kiến ), luận cứ ( lí lẻ + dẫn chứng), lập luận( lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ ) - Vị trí của câu chủ đề (đầu đoạn, cuối đoạn,…), sự phù hợp của câu chủ đề với nội dung cần trình bày và mục đích nghị luận. - Phần thân bài của một bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống cần có 4 luận điểm chính: + Luận điểm 1: Giải thích sơ lược hiện tượng đời sống. + Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống. + Luận điểm 3: Lí giải nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng đời sống. + Luận điểm 4: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề và phương hướng hành động (bài học kinh nghiệm). D. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ SỐ 1 I.ĐỌC-HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: HAI KIỂU ÁO Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi: - Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ? Quan lớn ngạc nhiên: - Nhà ngươi biết để làm gì? Người thợ may đáp: - Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại. Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bảo: - Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu. (Theo Trường Chính - Phong Châu) Lựa chọn đáp án đúng: 5
  6. Câu 1. Truyện “Hai kiểu áo” thuộc thể loại nào? A. Truyện cười. B. Truyện đồng thoại. C. Truyện cổ tích D. Truyện ngụ ngôn. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3. Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba Câu 4. Nội dung được đề cập trong câu chuyện trên nhằm mục đích gì? A. Mua vui, giải trí. B. Phê phán sự coi thường của người dân đối với quan. C. Phê phán thói hư, tật xấu của quan lại. D. Phê phán thói keo kiệt, bủn xỉn của quan. Câu 5. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ “hách dịch”? A. Thể hiện thái độ hòa nhã, coi trọng của cấp dưới đối với cấp trên. B. Thể hiện thái độ ưu ái, quan tâm đến của cấp trên đối với cấp dưới. C. Thể hiện thái độ ra oai, hạch sách người khác do cậy mình có quyền thế. D. Thể hiện thái độ nhân nhượng của cấp trên đối với cấp dưới. Câu 6. Nội dung nghĩa hàm ẩn trong câu “… Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” là gì? A. Khi gặp quan trên, ngài sẽ luồn cúi, quỳ cúi nhiều nên vạt trước ngắn hơn. B. Khi gặp dân, ngài là người vênh váo, hách dịch nên vạt sau sẽ may ngắn lại. C. Quan mặc áo may kiểu nào cũng đẹp. D. A và B đều đúng. Câu 7. Em hiểu câu nói của người thợ may hỏi quan lớn: “Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?” thể hiện thái độ nào của người thợ may với tên quan đi may áo? A. Nịnh nọt quan để được thưởng. B. Dò xét, mời mọc quan may thêm một cái áo nữa. C. Kính trọng, lễ phép đối với quan. D. Phê phán, chế diễu, mỉa mai thói luồn cúi, nịnh nọt cấp trên và thói hách dịch với dân của tên quan. Câu 8. Viên quan trong câu chuyện là người như thế nào? A. Tính cách hèn hạ đối với cấp trên và hách dịch đối với kẻ dưới. B. Đối xử không công bằng với kẻ dưới. C. Hay nịnh nọt cấp trên. D. Khinh ghét người nghèo khổ. Trả lời các câu hỏi: Câu 9. Qua câu chuyện, tác giả dân gian đã phê phán kiểu người nào trong xã hội bấy giờ? Câu 10. Từ văn bản trên, em rút những thông điệp nào có ý nghĩa cho bản thân? II.VIẾT (4 điểm) Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng ra tăng và diễn ra khá phức tạp. Viết bài văn nghị luận suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đường. ĐỀ SỐ 2 Phần I: ĐỌC- HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc 6
  7. đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. Cúi xin từ nay ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều; người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. Đó là mấy điều, thành thật xin dâng. Chẳng quản lời nói vu vơ, cúi mong Hoàng thượng soi xét. Kẻ hèn thần cung kính tấu trình. (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) Lựa chọn đáp án đúng Câu 1. Luận đề của văn bản là: A. Bàn luận về mục đích và phương pháp học tập đúng đắn C. Phê phán lối học đương thời B. Bàn luận về mục đích của việc học D. Kêu gọi mọi người hãy chú trọng việc học Câu 2. Đối tượng nào được văn bản hướng đến? A. Nhà vua C. Những người có trách nhiệm với đất nước B. Những người quan tâm đến giáo dục nước nhà D. Cả A,B,C. Câu 3. Lí lẽ nào được nêu ra để chứng minh rằng: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. A. Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. B. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. C. Cần ban chiếu phân bố trường học rộng khắp D. Dạy học phải từ thấp đến cao Câu 4. Giọng điệu nổi bật của văn bản là: A. Phê phán lối học hình thức B. Nhẹ nhàng, tha thiết C. Chân thành, tha thiết, thể hiện mong muốn điều mình tâm huyết được vua lắng nghe để chấn chỉnh lại việc học. D. Hài hước, dí dỏm, chân thành, tha thiết, đầy niềm tin, tự hào về nền giáo dục nước nhà. Câu 5. Để thuyết phục được nhà cần thay đổi cách dạy học, tác giả đã đưa ra lí lẽ nào? A. Phải học làm người rồi mới học làm việc B. Phải học đến uyên thâm mới nên người C. Phải học từ thấp đến cao D. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm Câu 6. Mục đích mà văn bản hướng đến: A. Mong muốn nhà vua lắng nghe tâm huyết của tác giả khi nhìn thấy phép học nước nhà đang sai trái, muốn giáo dục nước nhà thay đổi để đất nước thịnh trị. B. Mong muốn toàn dân hãy thay đổi cách học C. Cổ vũ việc thay đổi nền giáo dục nước nhà D. Phê phán để giúp nền giáo dục nước nhà thay đổi Câu 7. Đâu là lời tấu cho vấn đề mở rộng mạng lưới trường học? A. Phép dạy, nhất định theo Chu Tử B. Ban chiếu thư cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà đi học. C. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc D. Học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử 7
  8. Câu 8. Tác giả đã bàn luận kết quả của việc thay đổi phương pháp dạy học là: A. Kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. B. Đạo học thành thì người tốt nhiều; C. Người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị. D. Cả A,B,C Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu: Câu 9. Từ văn bản hãy rút ra cho bản thân những phương pháp học tập phù hợp trong xã hội hiện nay. Câu 10. Em hãy viết đoạn văn diễn dịch với câu chủ đề: Học làm người là việc học cần thiết nhất đối với con người. Phần II: Viết (4 điểm) Viết bài văn giải thích một hiện tượng tự nhiên . ĐỀ SỐ 3 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ, mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”. Nói xong cụ già lại chậm rãi một mình bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn hai mươi năm nay” – một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: Đôi tai của tâm hồn. (Theo Hoàng Phương – Sống đẹp) 1. Lựa chọn đáp án đúng cho các câu từ 1 đến 8: Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể loại gì? A. Truyện B. Kí C. Tuỳ bút D. Tản văn Câu 2. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc trong câu văn: Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. A. Nhân hoá B. So sánh C. Hoán dụ D. Ẩn dụ 8
  9. Câu 4. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 5. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay”. Câu 6. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 7. Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện? a. Là một người kiên nhẫn. b. Là một con người hiền hậu. c. Là một con người nhân hậu, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác. d. Là một người biết lắng nghe. Câu 8. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau khiến cô bé trở thành một ca sĩ? a. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. b. Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. c. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. d. Vì cô bé rất thích hát. 2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau: Câu 9. Nêu ý nghĩa của tình huống bất ngờ trong văn bản trên? Câu 10: Bài học mà em tâm đắc nhất khi đọc xong văn bản? (Viết câu trả lời bằng 3 đến 5 dòng) II. VIẾT (4.0 điểm) Kể lại chuyến thăm quan mà em ấn tượng nhất. ĐỀ SỐ 4 Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) : Đọc đoạn trích dưới đây rồi trả lời các câu hỏi: Tuổi thơ chở đầy cổ tích Thời gian chạy qua tóc mẹ Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Một màu trắng đến nôn nao Đưa con đi cùng đất nước Lưng mẹ cứ còng dần xuống Chòng chành nhịp võng ca dao. Cho con ngày một thêm cao. Con gặp trong lời mẹ hát Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Có cả cuộc đời hiện ra Con yêu màu vàng hoa mướp Lời ru chắp con đôi cánh “Con gà cục tác lá chanh”. Lớn rồi con sẽ bay xa. [...] (Trích “Trong lời mẹ hát”, Trương Nam Hương, 1994) Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên? A.Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C.Thơ sáu chữ D. Thơ tự do Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Miêu tả Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai? 9
  10. A. Người con B. Người mẹ C. Lời hát ru của mẹ D. Những kí ức tuổi thơ Câu 4: Ở đoạn thơ này, nhân vật trữ tình đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào? A.Chiếc võng đưa con vào giấc ngủ. B. Hình ảnh người mẹ ngồi ru con. C. Hình ảnh cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp. D. Tất cả các hình ảnh trên. Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 6: Từ tượng hình xuất hiện trong văn bản trên là? A.Ngọt ngào B. Chòng chành C. Nôn nao D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Ý nào hiểu đúng nhất về nội dung chính của lời thơ sau? Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao A. Hình ảnh người mẹ còng lưng và người con cao lớn. B. Khắc họa sự tương phản người mẹ già và người con còn trẻ. C. Sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con. D. Khắc họa sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con và niềm biết ơn với công lao nuôi dưỡng con nên người của người con. Câu 8. Hình ảnh người mẹ được khắc hoạ trong bài thơ qua: A.lời hát ru ngọt ngào B. mái tóc bạc ghi dấu thời gian C. tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. D. Cả A, B,C đều đúng Câu 9. Lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của người con? Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên? II. VIẾT. (4,0 điểm) Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về đoạn trích trên. 10
  11. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2