intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 CUỐI HỌC KÌ I Năm học: 2024-2025 1. Văn bản: Thơ trào phúng a. Khái niệm thơ trào phúng. b. Các biện pháp nghệ thuật thường được dùng trong thơ trào phúng. c. Đặc điểm tiếng cười trong thơ trào phúng. d. Vai trò, ý nghĩa của tiếng cười trào phúng. e. Tác giả tiêu biểu: -Trần Tế Xương: Giễu người thi đỗ, tự trào, Đất Vị Hoàng… - Nguyễn Khuyến: Tiến sĩ giấy, Tự trào, Bỡn tri phủ Xuân Trường… Nắm vững thể loại, đề tài, đối tượng trào phúng, biện pháp tu từ, giọng điệu của tiếng cười trào phúng. 2. TiếngViệt: Nhậndiệnvàphântíchtácdụng,ýnghĩabiểuđạtcủacácyếutốtừvựng,biệnpháptut ừ, các kiểu đoạn văn: - Nghĩa của một số từ, thành ngữ Hán Việt - Sắc thái nghĩa của từ ngữ - Cách xây dựng đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp. 3. Tậplàmvăn: 3.1.Viếtđoạnnghịluậnvănhọc phântíchbàithơtrào phúng. DÀNÝCHUNGCỦAĐOẠN VĂN Mởđoạn Giớithiệukháiquátvề tácgiả Giớithiệu kháiquátvềbàithơ Phântíchnộidung Phântíchđặc điểm của nhân vật mà bài thơ hướng đến Phântíchcảmxúc,tâm trạngcủanhàthơ
  2. Kháiquátchủđềcủabàithơ Khái quátnghệ Đặc điểm của tiếng cười trào phúng trong bài thuật Biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, ẩn dụ, nói quá… Kếtđoạn Khẳngđịnhý nghĩa,vaitròcủa tiếng cười trongbàithơ 3.2.Viếtbàivănnghịluậnxãhội suynghĩvềmộtvấnđềđời sống. - Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước) - Phạm vi: Học sinh với môi trường học đường, học sinh với quê hương đất nước, học sinh với ý thức giữ gìn truyền thống… DÀNÝCHUNGCỦABÀI VĂN Mởbài Giớithiệuvấn đề nghị luận Quan điểm chung Thân bài Dùng lí lẽ và bằng chứng để giải thích, đánh giá ý nghĩa của vấn đề Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế có những bạn trẻ chưa có ý thức trách nhiệm xây dựng cộng đồng, đất nước và hậu quả của thực trạng đó. Chỉ ra những giải pháp cụ thể để phát huy vai trò của học sinh trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước Kếtbài Bài học nhận thức và hành động chung cho những người trẻ tuổi. Cấu trúc: - Phần 1: Đọc hiểu: 4 điểm - Phần 2: Viết : 4 điểm + Câu 1: Đoạn nghị luận văn học: 2 điểm + Câu 2: Bài nghị luận văn học: 4 điểm
  3. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1: Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: BỠN TRI PHỦ XUÂN TRƯỜNG (Trần Tế Xương) Tri phủ Xuân Trường được mấy niên, Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên. Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến, Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”! Câu 1: Xác định thể thơ? Dấu hiệu nhận biết của thể thơ đó là gì? Câu 2: Đối tượng trào phúng được nhà thơ nhắc đến là ai? Đặc điểm nổi bật của đối tượng là gì? Câu 3: Chỉ ra đặc điểm của tiếng cười trào phúng trong bài thơ? Phần I. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: Phân tích bài thơ trên bằng một đoạn văn nghị luận từ 7-9 câu. Câu 2: Viết bài văn nghị luận nếu suy nghĩ của em về vấn đề:trách nhiệm của tuổi trẻ đối với việc phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc. ĐỀ 2 Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: TIẾN SĨ GIẤY (Nguyễn Khuyến) Cũng cờ c ũng biển cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh ấy mới hời! Ghé tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ.
  4. Tưởng rằng đồ thật hoá đồ chơi! Câu 1:Xác định thể thơ và đề tài của bài thơ? Câu 2: Hình ảnh ông tiến sĩ được miêu tả qua những từ ngữ nào? Câu 3: Chỉ ra phếp đối được sử dụng trong bài thơ và nêu ý nghĩa của nó? Câu 4: Đặc điểm của tiếng cười trào phúng trong bài thơ có gì đặc biệt? Phần I. VIẾT (6,0 điểm) Câu 1: Phân tích bài thơ trên bằng một đoạn văn nghị luận từ 7-9 câu Câu 2: Viết bài văn nghị luận nếu suy nghĩ của em về vấn đề:Là học sinh, theo em cần làm thế nào để xây dựng mối quan hệ gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong lớp học? ĐỀ 3 Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: TỰ CƯỜI MÌNH (Trần Tế Xương) Chẳng phải quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hoá ra đần. Hầu con chè rượu ngày sai vặt, Lương vợ ngô khoai tháng phát dần. Có lúc vểnh râu vai phụ lão, Cũng khi lên mặt dáng văn thân. Sống lâu, lâu để làm gì nhỉ? Lâu để mà xem cuộc chuyển vần! Câu 1: Xác định thể thơ và đề tài. Câu 2: Hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả chân dung của nhân vật trong bài thơ? Câu 3: Câu hỏi tu từ trong bài thơ đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc nào của nhà thơ? Phần I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Câu 1: Bằng một đoạn văn nghị luận từ 7-9 câu, hãy phân tích tiếng cười trào phúng trong bài thơ trên? Câu 2: Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh ngày nay có xu hướng thờ ơ với những lễ hội cổ truyền của dân tộc? Theo em , làm thế nào để khơi gợi lòng yêu mến trân trọng của thế hệ trẻ với những giá trị truyền thống?
  5. -------------------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2