intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 9 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG    Tổ Ngữ Văn ­ Sử­ Địa­Công Dân ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I  NĂM HỌC 2020 ­ 2021 MÔN: NGỮ VĂN 9 I.   CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA:    1. Đọc – hiểu: 3.0 đ    a. Phần văn bản: 2.0 đ    ­   Phương thức biểu đạt; Nội dung, ý nghĩa văn bản; Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh  trong văn bản; Ý nghĩa nhan đề;    ­  Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại; Đặc điểm nhân vật; Biện pháp nghệ thuật.    b. Tiếng Việt: 1.0 đ   ­  Các phương châm hội thoại; Dẫn trực tiếp, gián tiếp   ­  Sự phát triển từ vựng.   2. Vận dụng: 2.0 đ     ­  Đặt câu theo yêu cầu;     ­  Viết đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ.  3. Vận dụng cao: 5.0 đ     ­ Tự sự có kết hợp yếu tố nghị luận, yếu tố miêu tả nội tâm và các hình thức đối thoại, độc  thoại.    * Lưu ý: Giảm các văn bản nhật dụng, văn bản đọc thêm. II.    HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 – HKI    Truyện thơ trung đại VN Thơ hiện đại VN Truyện hiện đại VN               (Tên văn bản – tác giả) (Tên văn bản – tác giả) (Tên văn bản – tác giả) 1.  Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn  1. Đồng chí (Chính Hữu) 1. Làng (Kim Lân) Dữ) 2. Bài thơ về tiểu đội xe không  2.  Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn  2.  Hồi thứ 14 ­ Hoàng Lê nhất thống chí (Nhóm  kính (Phạm Tiến Duật) Thành Long) Ngô gia văn phái) 3. Đoàn thuyền đánh cá  3. Chiếc lược ngà (Nguyễn  3.  Truyện Kiều (Nguyễn Du) gồm các đoạn                      (Huy Cận) Quang Sáng) trích: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều   4. Bếp lửa (Bằng Việt) ở lầu Ngưng Bích. 5.  Ánh trăng (Nguyễn Duy) 4.  Truyên Lục Vân Tiên (Nguyên Đình Chi ̃ ểu)  với đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt  Nga. 1
  2. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP  1. Sắp xếp các văn bản Việt Nam hiện đại trong chương trình NV9 vào các chủ đề  sau.   a. Tình cảm gia đình ………………………………………………………………………………………………   b. Tình yêu quê hương, đất nước ………………………………………………………………………………………………         c. Hình ảnh người lính      ………………………………………………………………………………………………...         d. Hình ảnh con người lao động mới …………………………………………………………………………………………………… 2. Sắp xếp các văn bản Việt Nam hiện đại trong chương trình NV9 theo giai đoạn:      ­ Kháng chiến chống Pháp: 1946 – 1954 ……………………………………………………………………………………………………      ­ Hòa bình ở Miền Bắc: 1954  ­1964 ……………………………………………………………………………………………………      ­ Kháng chiến chống Mỹ: 1964 – 1975 ……………………………………………………………………………………………………      ­ Sau hòa bình: 1975 – nay …………………………………………………………………………………………………… 3. Nêu ý nghĩa của các nhan đề: Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà, Bếp lửa, Ánh trăng;  Đồng chí; Bài thơ về tiểu đội xe không kính; Đoạn trường tân thanh; Truyền kì mạn lục,  Hoàng Lê nhất thống chí …. 4. Nêu tình huống các truyện sau: Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. 5. Nêu đặc điểm của các nhân vật chính trong các văn bản: Chuyện người con gái Nam   Xương, Hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất thống chí, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà. 6. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các đoạn thơ sau: a. Từ hồi về thành phố            quen ánh điện cửa gương            vầng trăng đi qua ngõ            như người dưng qua đường                                       (Trích Ánh trăng ­ Nguyễn Duy) b. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng            Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim            Thấy sao trời đột ngột cánh chim 2
  3.           Như sa như ùa vào buồng lái .                                     (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính­ Phạm Tiến Duật) c. Mặt trời xuống biển như hòn lửa            Sóng đã cài then đêm sập cửa             Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi            Câu hát căng buồm cùng gió khơi .                                                                    (Trích Đoàn thuyền đánh cá ­ Huy Cận) d. Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình.          (Trích Ánh trăng – Nguyễn Duy) MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP TỔNG HỢP  Đề 1:  Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.           “Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một  giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ,   chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả  mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ  nào vẫn vẫn thấy   là không đủ  sáng.  Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im  ở  bên ngoài như  chỉ  chực đợi   mình là ào ào xô tới”.                                                                     (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)           1.1.   Xác định phương thức biểu đạt chính có trong đoạn văn trên.      1.2.   Đây là lời của nhân vật nào? Nêu nội dung đoạn văn. 1.3. Câu văn in đậm trên sử dụng biện pháp tu từ nào? Em hãy nêu tác dụng. 1.4. Vì sao nhà văn Nguyễn Thành Long lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là  Lặng lẽ Sa Pa?  Câu 2 (2,0 điểm):           2.1. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy nêu nhận xét của em về nhân vật được nói  đến  bằng một câu văn. 3.2. Em hãy thuật lại lời của nhân vật được nói đến trong câu văn: “Cháu lấy những   con  3
  4. số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ   sáng” bằng lời dẫn gián tiếp. Câu 3 (5,0 điểm):            Em hãy vào vai một nhân vật trong một tác phẩm truyện hiện đại mà em đã học trong  chương trình Ngữ Văn 9 ­  tập 1 kể lại một câu chuyện mà em ấn tượng nhất.  Đề 2 :  Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:              Một ngày anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây  lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải   mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà  anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.                                                                                (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 1.1. Đoạn trích trên kể về ai? Về việc gì? 1.2. Trong câu văn sau, lời ghi trên chiếc lược là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao  em biết?                 Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét:  “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. 1.3.  Các từ “lưng” in đậm trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển, chuyển theo  phương thức nào?  Câu 2 (2,0 điểm): Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ có trong câu văn sau:                                                     Không có kính rồi xe không có đèn                                                    Không có mui xe thừng xe có xước                                                   Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước                                                  Chỉ cần trong xe có một trái tim.                                                          (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)                  Câu 3 (5,0 điểm) Hãy kể một câu chuyện về lòng dũng cảm theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba.                   (Kết hợp các hình thức ngôn ngữ, yếu tố miêu tả và nghị luận )  Đề 3:  Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :  Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?.         1.1.  Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào, tác giả là ai ?         1.2. Chỉ ra nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn thơ trên. 4
  5.         1.3. Các từ in đậm thuộc loại từ nào? Nêu tác dụng.  Câu 2 (2,0 điểm):  2.1. Thành ngữ “lúng búng như ngậm hột thị” sử dụng biện pháp tu từ và liên quan đến  phương châm hội thoại đã học nào ? 2.2. Em hãy đặt một câu với thành ngữ trên.   Câu 3 (5,0 điểm):            “…Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia.  Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất..”.                                                                                                  (Trích Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)         Bằng lời của một nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, em hãy kể lại cuộc gặp gỡ  tình cờ, đầy ấn tượng với anh thanh niên trong câu chuyện trên.  Đề 4 :    Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:               “…Hãy dạy con cái mình sống, sống nhiều hơn với các thế  giới thật xung quanh  mình, đang diễn ra hằng ngày…để  chúng đừng suốt ngày dán mắt, đắm mình và chạy theo  thế  giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự….nhiều   hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.             Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên  internet mang lại nhiều nguy hiểm cho   con trẻ chúng ta. Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành   hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo”.                                                    (Trích thư của cố PGS Văn Như Cương – Nguyên Hiệu trưởng   Trường THPT Lương Thế Vinh – Hà Nội –gửi các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính có trong đoạn văn trên. 1.2. Các từ  “chạy, mắt” trong câu: “Hãy dạy con cái mình sống, sống nhiều hơn với các thế  giới thật xung quanh mình, đang diễn ra hằng ngày…để chúng đừng suốt ngày dán mắt, đắm mình  và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng” là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Nêu phương thức  chuyển nghĩa(nếu có). 1.3. Hai từ in đậm có trong đoạn văn trên thuộc cách phát triển nào của từ vựng?  Câu 2 (2,0 điểm):       2.1. Từ đoạn văn trên, hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân bằng một câu văn  có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp. 2.2. Tìm một thành ngữ có liên quan đến phương châm cách thức và đặt câu với thành ngữ đó. Câu 3 (5,0 điểm):            Em hãy vào vai một nhân vật có trong bài thơ Ánh trăng – Nguyễn Duy kể lại câu chuyện  cảm động về tình bạn và nhắc nhở đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”. 5
  6.            (Có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, các hình thức độc thoại, độc thoại  nội tâm)  Đề 5:   Câu 1 (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:                 Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh     Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:      “Bố ở chiến khu bố còn việc bố      Mày viết thư chớ kể này, kể nọ       Cứ bảo nhà vẫn được bình yên.”  1.1. Đoạn thơ  trên  được trích từ  bài thơ  nào? Tác giả  là ai? Xác định các phương thức   biểu  đạt có trong đoạn thơ. 1.2. Tìm lời dẫn trực tiếp có trong đoạn thơ và nêu dấu hiệu nhận biết. 1.3. Lời của người bà dặn dò đứa cháu đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Nguyên  nhân nào dẫn đến sự vi phạm đó?  Câu 2 (2,0 điểm):         2.1. Từ  nội dung của đoạn thơ  trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2­4 câu) nêu suy  nghĩ của em về hình ảnh người bà trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ.       2.2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ có trong đoạn văn đó. Câu 3 (5,0 điểm): Kể lại một tấm gương nghị lực vươn lên trong cuộc sống mà em biết.                     (Có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, nghị luận, các hình thức độc thoại,  độc thoại nội tâm). CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT! 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0