Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 4
download
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm là tài liệu luyện thi hữu ích dành cho các bạn học sinh đang chuẩn bị ôn tập cho kì thi học kì sắp tới. Qua đó, các em được hệ thống kiến thức môn học, rèn luyện kỹ năng ghi nhớ và phản xạ nhanh khi gặp các dạng đề bài khác nhau. Mời các em cùng tham khảo đề cương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – MÔN SINH 11 Năm học 2019-2020 I. Chủ đề: Hô hấp ở thực vật và vấn đề bảo quản nông sản 1. Mô tả, rút ra được kết luận thí nghiệm về hô hấp ở thực vật. 2. Khái niệm, vai trò của hô hấp ở TV. 3. Phân biệt phân giải kị khí và phân giải hiếu khí, phân biệt các giai đoạn trong hô hấp hiếu khí. 4. Quan hệ giữa HH với QH và môi trường. 5. Khái niệm, điều kiện và hậu quả của HH sáng. 6.Tại sao phải bảo quản nông sản ở nơi thoáng mát? 7. Tại sao phải làm khô nông sản đạt độ ẩm thích hợp? 8.Vận dụng hô hấp trong bảo quản nông sản và hạn chế HH sáng II.Chủ đề :Tiêu hóa ở động vật với vấn đề phòng bệnh đường tiêu hóa 1. Khái niệm tiêu hoá. 2. Đại diện tiêu hóa ở các nhóm động vật. 3.Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa. 4. Đặc điểm tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người. 5. Phân biệt được ưu, nhược điểm của quá trình tiêu hóa ở các nhóm động vật. 6. Phân biệt tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật. 6.Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hoá? 7.Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn? 8. Giải thích vì sao dạ dày cơ của chim ăn hạt (da cầm)phát triển. 9. Giải thích vì sao ruột của ĐV ăn thịt ngắn hơn ruột của ĐV ăn thực vật? 10. Giải thích vì sao manh tràng của ĐV ăn thực vật phát triển hơn manh tràng( ruột tịt )ở ĐV ăn thịt? 11. VSV cộng sinh có vai trò gì đối với ĐV nhai lại? 12. Tại sao không nên cho trẻ ăn kẹo trước bữa cơm? 13. Tai sao mới ăn no không nên đi nằm ngay? III. Chủ đề: Hô hấp ở động vật với vấn đề phòng bệnh đường hô hấp 1. Khái niệm HH ở ĐV, bề mặt trao đổi khí .Các hình thức trao đổi khí ở ĐV. 2.Các đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí ở cá xương. 3. Tại sao bề mặt trao đổi khí của chim và thú phát triển hơn của lưỡng cư, bò sát. 3. Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh bị chết. Tại sao? 4.Vận dụng hô hấp ở động vật với vấn đề phòng bệnh đường hô hấp. IV.Chủ đề: Tuần hoàn máu với vấn đề bảo vệ tim mạch 1. Nêu khái niệm, các pha chu kì hoạt động của tim, tính tự động của tim. 2. Khái niệm vận tốc máu. Khái niệm huyết áp, nguyên nhân, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương. 3. Phân biệt các dạng hệ tuần hoàn. 4. Hiểu cơ chế hoạt động của hệ dẫn truyền tim. 5.Vì sao tim đập liên tục trong suốt một thời gian dài của đời người không ngơi nghỉ? 6.Cần phải làm gì để huyết áp ổn định? Tại sao nói tăng huyết áp là kẻ thù giết người thầm lặng? 7.Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm? 8.Tại sao những người bị huyết áp cao khi bị xuất huyết não có thể dẫn đến tử vong hay bại liệt? V.Một số câu hỏi trắc nghiệm HÔ HẤP Ở THỰC THỰC VẬT Câu 1: Hô hấp là quá trình: A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Câu 2: Chu trình crep diễn ra ở trong:a/ Ty thể. b/ Tế bào chất. c/ Lục lạp. d/ Nhân. Câu 3: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình crep → Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp. 1
- B. Đường phân → Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep. C. Đường phân → Chu trình crep → Chuổi chuyền êlectron hô hấp. D. Chuổi chuyền êlectron hô hấp → Chu trình crep → Đường phân. Câu 4: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ: A. Sự khử CO2. B. Sự phân li nước. C. Phân giải đường D. Quang hô hấp. Câu 5: Hô hấp ánh sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan: A. Lục lạp, lozôxôm, ty thể. B. Lục lạp Perôxixôm, ty thể. C. Lục lạp, bộ máy gôn gi, ty thể. D. Lục lạp, Ribôxôm, ty thể. Câu 6: Nhiệt độ thấp nhất của cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng: A. -5oC → 5oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. B. 0oC → 10oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. C. 5oC → 15oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. D. 10oC → 20oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Câu 7: Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là: A. Rượi êtylic + CO2 + Năng lượng. B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng. C. Rượi êtylic + Năng lượng. D. Rượi êtylic + CO2. Câu 8: Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: A. Chuổi chuyển êlectron. B. Chu trình crep. C. Đường phân. D. Tổng hợp Axetyl – CoA. Câu 9: Phân giải kị khí (lên men)từ axit piruvic tạo ra: A. Chỉ rượu êtylic. B.Rượu êtylic hoặc axit lactic. C. Chỉ axit lactic. D.Đồng thời rượu êtylic axit lactic. Câu 10: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng: A. 35oC → 40oC B.40oC → 45oC C. 30oC → 35oC D. 45oC → 50oC. Câu 11: Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ty thể theo chu trình crep tạo ra: A. CO2 + ATP + FADH2 B. CO2 + ATP + NADH. C. CO2 + ATP + NADH +FADH2 D. CO2 + NADH +FADH2. Câu 12: Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá là: A. Sắc lạp và bạch lạp. B. Ty thể cvà bạch lạp. C. Ty thể và sắc lạp. D. Ty thể và bạch lạp. Câu 13: Hô hấp ánh sáng xảy ra: A. Ở thực vật C4. B. Ở thực vật CAM. C. Ở thực vật C3. D. Ở thực vật C4 và thực vật CAM. Câu 14: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được: A.2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH. Câu 15: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng: A. 25oC→ 30oC. B. 30oC → 35oC C. 20oC → 25oC. D. 35oC → 40oC. Câu 16: Một phân tử glucôzơ bị ô xy hoá hoàn toàn trong đường phân và chu trình crep, nhưng 2 quá trình này chỉ tạo ra một vài ATP. Một phần năng lượng còn lại mà tế bào thu nhận từ phân tử glucôzơ đi đâu? A. Trong phân tử CO2 được thải ra từ quá trình này. B. Mất dưới dạng nhiệt. C. Trong O2. D.Trong NADH và FADH2. Câu 17: Sự hô hấp diễn ra trong ty thể tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP Câu 18: Chuỗi chuyền êlectron tạo ra: A. 32 ATP B. 34 ATP. C. 36 ATP. D. 38ATP Câu 19: Trong quang hợp, ngược với hô hấp ở ty thể: A. Nước được tạo thành. B. Sự tham gia của các hợp chất kim loại màu. C. Chuyền êlectron. D. Nước được phân ly. Câu 20: Chức năng quan trọng nhất của quá trình đường phân là: A. Lấy năng lượng từ glucôzơ một cách nhanh chóng. B.Thu được mỡ từ Glucôse. C. Cho phép cacbohđrat thâm nhập vào chu trình crép. D. Có khả năng phân chia đường glucôzơ thành tiểu phần nhỏ. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Tiêu hoá là quá trình A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể. C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 2: Động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa? A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Côn trùng. D. Giun đất. 2
- Câu 3: Cho các giai đoạn tiêu hóa nội bào ở động vật đơn bào không theo trình tự như sau: 1. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào. 2. Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong. 3. Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. Trình tự của các quá trình tiêu hóa nội bào theo giai đoạn nào dưới đây? A. 1, 2, 3 B. 2, 1, 3 C. 2, 3, 1 D. 3, 2, 1 Câu 4: Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? A. Các enzim từ ribôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. B. Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được C. Các enzim từ perôxixôm vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. Các enzim từ bộ máy gôn gi vào không bào tiêu hoá, thuỷ phân các chất hữu cơ có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Câu 5: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào? A. Tiêu hoá nội bào. B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào. C. Tiêu hóa ngoại bào. .D. Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. Câu 6: Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa? A. Trùng giày. B. Thủy tức. C. Côn trùng. D. Giun đất. Câu 7: Túi tiêu hóa có mấy lỗ thông ra ngoài? A. 1 lỗ thông. B. 2 lỗ thông. C. 3 lỗ thông. D. Nhiều lỗ thông. Câu 8: Tiêu hóa ngoại bào ở cơ thể có túi tiêu hóa là tiêu hóa nhờ enzim xảy ra ở: A. Trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào. B. Bên ngoài túi tiêu hóa và tế bào. C. Bên trong tế bào trên thành túi tiêu hóa. D. Lỗ thông của túi tiêu hóa. Câu 9: Tiêu hóa nội bào ở cơ thể có túi tiêu hóa là tiêu hóa nhờ enzim xảy ra ở: A. Trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào. B. Bên ngoài túi tiêu hóa và tế bào. C. Bên trong tế bào trên thành túi tiêu hóa. D. Lỗ thông của túi tiêu hóa. Câu 10. Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào? A. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ sự co bóp của khoang túi mà chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản. B. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong khoang túi. C. Thức ăn được tiêu hoá nội bào nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. D. Thức ăn được tiêu hoá ngoại bào và nội bào. Câu 11: Ưu điểm của tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa so với động vật chưa có túi tiêu hóa là A. Có enzim tiêu hóa B. Tiêu hóa được thức ăn có kích thước lớn. C. Tiêu hóa các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản. D. Có lỗ thông để lấy thức ăn. Câu 12: Dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước ở: A. Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa. B. Ống tiêu hóa. C. Túi tiêu hóa. D. Ống tiêu hóa, túi tiêu hóa. Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? A. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non. B. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản. C. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày. D. Trong ống tiêu hoá của người có diều. Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người? A.Ở ruột già có tiêu hoá cơ học và hoá học. B. Ở dạ dày có tiêu hoá cơ học và hoá học. C. Ở miệng có tiêu hoá cơ học và hoá học. D. Ở ruột non có tiêu hoá cơ học và hoá học. Câu 15: Các bộ phận trong ống tiêu hóa của người diễn ra cả tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học là: A. Miệng, thực quản, dạ dày. B. Dạ dày, ruột non, ruột già. C. Thực quản, dạ dày, ruột non. D. Miệng, dạ dày, ruột non. Câu 16: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa: I. Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn chất thải. II. Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên hình thành các bộ phận chuyên hóa, thực hiện các chức năng khác nhau: tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học, hóa học trở thành những chất phức tạp và được hấp thụ vào máu. A. I, II, IV. B. I, III, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III Câu 17: Diều ở một số động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá? 3
- A. Từ tuyến nước bọt. B. Từ khoang miệng. C. Từ dạ dày. D. Từ thực quản. Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng với ưu thế của ống tiêu hoá so với túi tiêu hoá? A. Dịch tiêu hoá không bị hoà loãng. B. Dịch tiêu hoá được hoà loãng. C. Ống tiêu hoá được phân hoá thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyển hoá về chức năng. D. Có sự kết hợp giữa tiêu hoá hoá học và cơ học. Câu 19: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào? A. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. B. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học và hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. C. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi hoá học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. D. Thức ăn đi qua ống tiêu hoá được biến đổi cơ học trở thành chất đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào. Câu 20: Bộ phận nào sau đây của ống tiêu hóa có quá trình tiêu hóa cơ học mạnh hơn tiêu hóa hóa học? A. Ruột non và ruột già. B. Ruột non và miệng. C. Miệng và dạ dày. D. Dạ dày và ruột già. Câu 21: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt? (MĐ2) A. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương B. Răng cửa giữ thức ăn. C. Răng nanh cắn và giữ mồi. D. Răng cạnh hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ. Câu 22: Sự tiêu hoá thức ăn ở thú ăn thịt như thế nào? A. Chỉ tiêu hóa học. B. Chỉ tiêu hoá cơ học. C. Tiêu hoá hóa học và cơ học. D. Tiêu hoá hoá học nhờ vi sinh vật cộng sinh. Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt? A. Dạ dày đơn. B. Ruột ngắn. C. Thức ăn qua ruột non trải qua tiêu hoá cơ học, hoá học và được hấp thụ. D. Manh tràng phát triển. Câu 24: Quá trình tiêu hóa thức ăn bằng biến đổi cơ học ở động vật ăn thịt và ăn tạp xảy ra chủ yếu nhờ: A. Bộ răng và các enzim trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa tiết ra, B. Bộ răng và enzim của tuyến nước bọt C. Răng ở khoang miệng và thành cơ ở dạ dày. D. Bộ răng và độ dài của ruột. Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là của răng động vật ăn thực vật? A.Răng hàm nhỏ ít được sử dụng. B. Răng nanh nhọn và dài C. Răng cạnh hàm và răng àm phát triển có tác dụng nghiền nát thức ăn khi nhai. D. Răng cạnh hàm cắt thức ăn thành những mảnh nhỏ dễ nuốt. Câu 26: Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột. C. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. D. Trâu, bò, cừu, dê. Câu 27: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn cỏ? A. Răng cửa giữ và giật cỏ. B. Răng nanh nghiền nát cỏ. C. Răng cạnh hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ.D. Răng nanh giữ và giật cỏ. Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn cỏ? A. Dạ dày 1 hoặc 4 ngăn.B. Ruột dài.C. Manh tràng phát triển.D. Ruột ngắn. Câu 29: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. B. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Trâu, bò, cừu, dê. Câu 30: Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào? A. Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Dạ lá sách → Dạ múi khế. B. Dạ cỏ → Dạ lá sách → Dạ tổ ong → Dạ múi khế. C. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ lá sách → Dạ tổ ong D. Dạ cỏ → Dạ múi khế → Dạ tổ ong → Dạ lá sách Câu 31: Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt vì: A. Thức ăn thực vật khó tiêu hóa, nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. B. Ruột non là nơi lưu trữ các vi sinh vật cộng sinh giúp lên men, làm mềm và tiêu hóa thức ăn thực vật có xenlulôzơ. C. Ruột non tiết ra HCl và pepsin giúp cho sự hòa loãng dịch tiêu hóa đạt hiệu quả cao. D. Giúp thức ăn di chuyển một chiều trong ruột, đảm bảo thời gian để tiêu hóa sinh học. Câu 32: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá cơ học. B. Làm tăng nhu động của ruột. C. Tạo thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. D. Làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột. Câu 33: Ba cấp độ cấu tạo của ruột đã làm tăng bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng là: A. Nếp gấp niêm mạc, lông ruột và lông cực nhỏ ở tế bào lông ruột. B. Bề mặt ống ruột, lông ruột và lông cực nhỏ ở tế bào lông ruột. C. Bề mặt ống ruột, nếp gấp niêm mạc, lông ruột. D. Tế bào biểu bì lông ruột, lông ruột và lông cực nhỏ ở tế bào lông ruột. Câu 34: Điều nào sau đây là đúng với dạ cỏ ở trâu, bò? A.Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin trong cỏ và vi sinh vật. B. Thức ăn được hấp thụ lại nước. 4
- C. Các vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ. D. Thức ăn được nghiền nát. Câu 35: Trong dạ dày của trâu, bò, ngăn nào sau đây có khả năng tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin trong cỏ và vi sinh vật. A.Dạ cỏ B. Dạ tổ ong C. Dạ lá sách D. Dạ múi khế Câu 36: Ở ngựa, thỏ, manh tràng có tác dụng: A. Tiêu hóa xenlulôzơ. B. Tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong tế bào thực vật. C. Hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản D. Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin trong cỏ và vi sinh vật. Câu 37: Vi sinh vật cộng sinh có vai trò nào sau đây đối với động vật nhai lại? I. Tiết ra xenlulaza tiêu hóa thành xenlulôzơ. II. Nghiền nát thức ăn thành các chất đơn giản. III. Cung cấp prôtêin cho động vật nhai lại. IV. Tiết ra pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin trong cỏ và vi sinh vật. V. Tiêu hóa các chất hữu cơ trong tế bào thực vật thành các chất dinh dưỡng đơn giản. VI. Lên men thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tổ hợp đúng: A. I, II, IV. B. III, V, VI. C. I, III, V D. I, III, VI. Câu 38: Ở trâu, bò, việc ợ lên miệng từng búi thức ăn để nhai kĩ lại là quá trình biến đổi gì đối với thức ăn xenlulôzơ? A. Biến đổi cơ học B. Biến đổi hóa học C. Biến đổi sinh học D. Biến đổi cơ học, hóa học, sinh học Câu 39: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng động vật này vẫn phát triển và hoạt động bình thường? I. Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn II. Vì nhờ có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật. III. Vì động vật ăn thực vật có ruột ngắn nên quá trình hấp thụ thức ăn diễn ra nhanh hơn. IV. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể. V. Vì động vật ăn thực vật có răng nanh nhọn và dạ dày tuyến khỏe giúp nghiền nát thức ăn nhanh A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Câu 40: Các hạt sỏi trong mề gà có tác dụng gì? A. Nhờ lớp cơ dày, khỏe, chắc của mề co bóp nên các hạt sỏi tham gia nghiền nhỏ thức ăn. B. Hạt sỏi trong mề gà tham gia biến đổi hóa học các thức ăn. C. Hạt sỏi trong mề gà tham gia biến đổi sinh học các thức ăn. D. Hạt sỏi trong mề gà tham gia biến đổi hóa học và sinh học các thức ăn. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT Câu 1: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A/ Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng B/ Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ooxxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống đồng thời thải CO2 ra ngoài C/ Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho hoạt động sống D/ Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào Câu 2: Khi nói về hô hấp ngoài ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… B. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… C. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống th ông qua cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… D. Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường sống thông qua các cơ quan hô hấp như phổi, mang, da… Câu 3: Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm: A. hô hấp ngoài, vận chuyển O2 và hô hấp trong B. hô hấp ngoài, vận chuyển CO2 và hô hấp trong C. hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong D. hô hấp ngoài, trao đổi O2 và hô hấp trong Câu 4: Bề mặt trao đổi khí là: A. Bộ phận cho CO2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài B. Bộ phận cho O2 từ môi trường khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài C. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và O2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài D. Bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào(hoặc máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài 5
- Câu 5: Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, có thể chia hô hấp ở động vật gồm mấy hình thức chủ yếu? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 7: Hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 8: Hình thức hô hấp bằng mang xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 9: Hình thức hô hấp bằng phổi xảy ra ở đối tượng động vật nào? A. Sâu bọ, côn trùng B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp C. Cá, tôm, cua D. Bò sát, chim, thú Câu 10: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở sâu bọ là: A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 11: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở chim là: A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 12: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở thú là: A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 13: Cơ quan thực hiện trao đổi khí ở cá là: A. hệ thống ống khí tiếp xúc trực tiếp với tế bào B. các ống khí nằm trong phổi C. phế nang trong phổi D. lá mang và hệ thống mao mạch ở các lá mang Câu 14: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở sâu bọ là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn của các túi khí C. nâng hạ của thềm miệng D. cử động đóng mở của miệng và nắp mang Câu 15: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở chim là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn của các túi khí C. nâng hạ của thềm miệng D. cử động đóng mở của miệng và nắp mang Câu 16: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở lưỡng cư là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn của các túi khí C. nâng hạ của thềm miệng D. cử động đóng mở của miệng và nắp mang Câu 17: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở cá là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn của các túi khí C. nâng hạ của thềm miệng D. cử động đóng mở của miệng và nắp mang Câu 18: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở bò sát là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn cơ thể thay đổi khoang thân C. nâng hạ của thềm miệng D. cử động đóng mở của miệng và nắp mang Câu 19: Cử động hô hấp khi trao đổi khí ở người và thú là: A. cử động co dãn ở phần bụng B. co dãn của các túi khí C. nâng hạ của thềm miệng D. co dãn cơ thể thay đổi khoang ngực Câu 20: Khi nói về sự trao đổi khí ở chim, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở các loài chim, do thích nghi với đời sống bay lượn nên có nhiều hệ cơ quan cấu tạo đặc biệt để giảm trọng lượng và đảm bảo cung cấp đủ O2 khi bay B. Phổi chim nhỏ và xốp không đảm bảo cho sự trao đổi khí C. Các túi khí là nơi dự trữ khí, giảm khối lượng riêng của cơ thể D. Ở các loài chim bay lượng nhiệt thải ra rất ít Câu 21: Sự trao đổi khí ở các nhóm động vật khác nhau là do: A. tổ chức cơ thể khác nhau và môi trường sống khác nhau B. tổ chức cơ thể khác nhau và hình thức sống khác nhau C. tổ chức cơ thể khác nhau và tiến hóa theo phương thức khác nhau D. đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp khác nhau Câu 22: Khi nói về sự trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Động vật đơn bào và đa bào bậc thấp chưa có cơ quan hô hấp chuyên biệt B. Sự trao đổi khí được thực hiện trực tiếp qua màng tế bào hoặc bề mặt cơ thể nhờ sự khuếch tán C. CO2 từ môi trường vào cơ thể và O2 từ cơ thể ra môi trường D. Ruột khoang hô hấp trực tiếp. Giun đất hô hấp thực hiện nhờ xoang cơ thể Câu 23: Hiệu quả trao đổi khí của động vật liên quan đến các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí. 6
- I/ Bề mặt trao đổi khí rộng II/ Bề mặt trao đổi mỏng và ẩm ướt III/ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mạch máu và máu có sắc tố hô hấp IV/ Có sự lưu thông không khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đúng? A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 Câu 24: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cử động hô hấp của cá? I/ Há miệng đồng thời mở nắp mang để hút nước vào II/ Há miệng đồng thời đóng nắp mang để hút nước vào III/ Ngậm miệng lại và khép mang từ từ nhằm thu hẹp khoảng trống đẩy nước trào ra qua khe nắp mang ra ngoài IV/ Ngậm miệng lại và đóng mang từ từ nhằm thu hẹp khoảng trống đẩy nước trào ra qua khe nắp mang ra ngoài A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 25: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cử động hô hấp của chim? I/ Co dãn của các túi khí II/ Co dãn của các cơ thở III/ Nâng hạ cánh khi bay IV/ Cử động co dãn phần bụng A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hoạt động trao đổi khí của cá? I/ O2 hòa tan trong nước khuếch tán vào máu II/ CO2 khuếch tán từ máu vào dòng nước chảy III/ Sự trao đổi khí diễn ra khi dòng nước ép chảy qua các khe nắp mang ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch của mang IV/ Thời gian tiếp xúc giữa dòng nước và mao mạch rất ít nhưng quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 27: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hoạt động trao đổi khí của sâu bọ? I/ Các khí vào và ra khỏi cơ thể bằng cách phát tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp II/ Sự trao đổi khí diễn ra trực tiếp giữa không khí với tế bào, mô III/ Sự trao đổi khí diễn ra khi dòng nước ép chảy qua các khe nắp mang ngược chiều với dòng máu chảy trong mao mạch của mang IV/ Thời gian tiếp xúc giữa dòng nước và mao mạch rất ít nhưng quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 28: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về hoạt động trao đổi khí của chim? I/ Không khí lưu thông qua các ống khí ở phổi diễn ra liên tục theo một chiều nhất định II/ Không có khí đọng trong các ống khí ở phổi III/ Sự trao đổi khí diễn ra theo 2 chu kì IV/ Thời gian tiếp xúc giữa dòng nước và mao mạch rất ít nhưng quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 29: Sự trao đổi khí ở động vật trên cạn đã nói lên điều gì về sự tiến hóa của sinh giới? Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I/ Trong quá trình phát triển, động vật đã di chuyển từ môi trường nước lên cạn II/ Để thích nghi cao độ với môi trường sống, động vật đã hoàn thiện cơ quan hô hấp và hoạt động hô hấp III/ Trong quá trình phát triển, động vật đã tiến hóa từ hô hấp bằng phổi đến hô hấp bằng mang IV/ Trong quá trình phát triển, động vật đã tiến hóa từ hô hấp bằng O2 đến hô hấp bằng CO2 A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 30: Những loài cá sống ở nước nghèo ôxi, chúng dùng bộ phận nào của cơ thể để tích lũy không khí khi nổi lên mặt nước? A. Mang B. Vây C. Bong bóng D. Miệng Câu 31: Chọn cùm từ thích hợp điền vào chỗ trống “O2 do cơ thể lấy vào hay CO2 do tế bào thải ra được vận chuyển trong cơ thể nhờ……………. dưới dạng hòa tan hoặc kết hợp với hemoglobin” A. Máu và dịch mô B. Máu C. Dịch mô D. Máu và hồng cầu Câu 32: Hoạt động hô hấp được điều hòa bằng cơ chế: A. Thần kinh và phản xạ B. Thể dịch C. Phản xạ D. Thần kinh và thể dịch Câu 33: Nội dung nào sau đây sai? A. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hay lớn tùy thuộc vào mức độ hoạt động của cơ thể B. Bề mặt trao đổi khí nhỏ hay lớn tùy thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể C. Các nhóm động vật có nhu cầu năng lượng cao, hoạt động sống càng cao thì nhu cầu trao đổi khí càng lớn D. Các nhóm động vật có nhu cầu năng lượng cao, hoạt động sống càng cao thì nhu cầu trao đổi khí càng ít Câu 34: Cá heo thực hiện sự trao đổi khí qua: A. Mang B. Da C. Phế nang D. Túi khí Câu 35: Cá voi thực hiện sự trao đổi khí qua: A. Mang B. Da C. Phế nang D. Túi khí Câu 36: Ba ba thực hiện sự trao đổi khí qua: 7
- A. Mang B. Da C. Phế nang D. Túi khí Câu 37: Rắn nước thực hiện sự trao đổi khí qua: A. Mang B. Da C. Phế nang D. Túi khí Câu 38: Giun đốt thực hiện sự trao đổi khí qua: A. Bề mặt cơ thể B.Phổi C. Phế nang D. Túi khí Câu 39: Chọn đáp án sai. Hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao, mặc dù hàm lượng O2 hòa tan trong nước thấp, vì: A. dòng nước hầu như chảy qua mang liên tục B. các lá mang có nhiều phiến mang chứa mạng lưới mao quản dày đặc làm tăng bề mặt trao đổi khí C. máu chảy song song và ngược chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang D. máu chảy song song và cùng chiều với dòng nước chảy qua các phiến mang Câu 40:Chọn đáp án sai. Hô hấp ở chim đạt hiệu quả cao nhất, vì: A. chim có thêm các túi khí làm tăng bề mặt trao đổi khí B. có dòng khí liên tục chuyển qua các ống khí trong phổi từ sau ra trước C. có sự co dãn của hệ thống túi khí khi các cơ hô hấp co dãn D. trong phổi không có khí đọng như ở phổi thú TUẦN HOÀN MÁU Câu 1. Hệ tuần hoàn được cấu tạo bởi các bộ phận: A.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn B. tim, hệ mạch, máu, hồng cầu C. tim, máu và nước mô D. Máu, nước mô, bạch cầu Câu 2. Hệ tuần hở có ở các động vật: A. Ruột khoang, thân mềm, giun dẹp. B. Giun tròn, cá, da gai. C. Chân khớp, thân mềm. D. Cá, giun tròn, thân mềm. Câu 3. Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là : A. Động vật đơn bào, Thủy Tức, giun dẹp B.Động vật đơn bào, cá C. côn trùng, bò sát D. côn trùng, chim Câu 4. Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở? A. Tim, khoang cơ thể, động mạch, tĩnh mạch B. Tim, tĩnh mạch, khoang cơ thể, động mạch C. Tim, động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch. D. Tim, động mạch, tĩnh mạch, khoang cơ thể. Câu 5. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín là : A. tim -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Động mạch -> Tim B. tim -> Động mạch -> Mao mạch ->Tĩnh mạch - > Tim C. tim -> Động mạch -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim D. tim -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động mạch -> Tim Câu 6. Hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. thấp, tốc độ máu chảy nhanh. B. thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. cao, tốc độ máu chảy cao. D. cao, tốc độ máu chảy chậm. Câu 7.Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở : 1. máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình, 2. tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh 3. đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể. 4. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất thấp, chảy chậm. 5. giảm hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB Số phương án đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 8.Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn? 1. máu chảy trong ĐM dưới áp lực thấp hoặc trung bình, 2. tốc độ máu chảy chậm, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh 3. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa 4. tăng hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB, 5. đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài Số phương án đúng là : A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 9. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú C. bò sát (Trừ cá sấu), chim, thú D. lưỡng cư, bò sát, chim Câu 10. Trong hệ tuần hoàn kín: A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, máu chảy nhanh. B. Là hệ tuần hoàn kép gồm 2 vòng tuần hoàn (vòng nhỏ vòng cơ thể). C. Máu đi theo 1 chiều liên tục và trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. D. Là hệ tuần hoàn đơn theo một chiều liên tục từ tim qua động mạch tới mao mạch qua tĩnh mạch về tim. 8
- Câu 11. Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự A. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Bó His -> Mạng lưới Puôckin B. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Bó His -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin C. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Nút nhĩ thất -> Mạng lưới Puôckin -> Bó His D. nút xoang nhĩ phát xung điện -> Mạng lưới Puôckin -> Nút nhĩ thất -> Bó His Câu 12. Thứ tự đúng với chu kì hoạt động của tim A. Pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung -> pha co tâm thất B. Pha co tâm nhĩ -> pha co tâm thất -> pha giãn chung C. Pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ -> pha giãn chung D. pha giãn chung -> pha co tâm thất -> pha co tâm nhĩ Câu 13. Huyết áp là: A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. do sự ma sát giữa máu và thành mạch Câu 14. Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ A. động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch B. tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch C. động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch D. mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch Câu 15. Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào 1. Lực co tim 2. Nhịp tim 3. Độ quánh của máu 4. Khối lượng máu 5. Số lượng hồng cầu 6. Sự đàn hồi của mạch máu Đáp án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6 Câu16. Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do: A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì. B. Tim có nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện. C. Hệ dẫn truyền tim, hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất bó His và mạng Puôckin. D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp. Câu 17.Huyết áp cực tiểu xuất hiện ứng với kỳ nào trong chu kì hoạt động của tim? A. Kì tim giãn B. Kì co tâm nhĩ C. Kì co tâm thất D. Giữa hai kì co tâm nhĩ và co tâm thất Câu 18. Nói hoạt động của cơ tim tuân theo quy luật "tất cả hoặc không có gì" nghĩa là: A. Cơ tim co bóp suốt đời cho đến khi chết B. Khi cơ tim co bóp sẽ đưa tất cả máu trong hai tâm thất vào hệ động mạch; khi tim nghỉ tâm thất không chứa lượng máu nào C. Khi tim còn đập thì cơ thể tồn tại, nếu tim ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết đi D. Khi kích thích tim với cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp, nhưng khi được kích thích vừa tới ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng cách co tối đa Câu 19. Ở người trưởng thành nhịp tim thường là :A. 95 lần/phút B. 85 lần / phút C. 75 lần / phút D. 65 lần / phút Câu 20. Trong tuần hoàn kín máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành: A. động mạch và mao mạch. B. mao mạch. C. động mạch và tĩnh mạch. D. tĩnh mạch và mao mạch. Câu 21. Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp? A. Có nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp. B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém dễ gây thiếu máu nên thường bị cao huyết áp. C. Tạo ra sức cản của thành mạch đối với tốc độ dòng chảy của máu cao. D. Có lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp. Câu 22. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 23. Huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch là do: A. Càng xa tim áp lực của máu càng giảm nên huyết áp giảm dần. B. Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch, từ động mạch chủ đến các động mạch có đường kính nhỏ dần và cuối cùng là tiểu động mạch. C. Hệ thống mao mạch nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch có vận tốc trao đổi máu nhanh nhất nên huyết áp giảm dần. D. Sự đàn hồi của mạch máu khác nhau nên làm thay đổi huyết áp. Câu 24. Mối quan hệ giữa vận tốc máu tổng tiết diện trong hệ mạch là A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận. C. Bằng nhau. D. Không phụ thuộc vào nhau. 9
- Câu 25. Nhịp tim của trâu là 40 lần/phút. Giả sử thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 1,3125 giây và của tâm thất là 0,9375 giây. Tỷ lệ thời gian của các pha trong chu kỳ tim của trâu A. 1:3:4. B. 2:2:4. C. 2:3:4. D. 1:4:3. Câu 26. Người Việt Nam trưởng thành có huyết áp tâm thu và tâm trương lần lượt là: A. 140mmHg; 40mmHg. B. 110mmHg; 40mmHg. C. 110mmHg; 70mmHg. D. 140mmHg; 70mmHg. Câu 27. Hệ tuần hoàn đơn có ở: A. Cá. B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D. Chim và thú. Câu 28. Hệ tuần hoàn kép có ở: A. Cá,Lưỡng cư, . B. Lưỡng cư, Bò sát. C. Bò sát. D. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và thú. Câu 29. Ở lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn giữa máu giàu oxi và máu giàu cacbôníc ở tim vì: A. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. B. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 3 ngăn. C. Tim lưỡng cư có 4 ngăn, bò sát có 3 ngăn nhưng vách ngăn tâm thất hụt. D. Tim lưỡng cư có 3 ngăn, bò sát có 4 ngăn vách ngăn tâm hoàn chỉnh. Câu 30. Cho các thông tin. 1.Suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.. 2. xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não 3. Suy thận 4. Giảm cân Số phương án đúng về hậu quả của bệnh tăng huyết áp: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 31.Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc? 1. Giảm cân,vận động thể lực hạn chế căng thẳng2.Giảm lượng muối ăn hàng ngày ( < 6g NaCl) 3. Hạn chế uống rượu bia không hút thuốc lá. 4. Ăn muối nhiều nhưng tăng cường vận động Số phương án đúng A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 32. Tăng Huyết áp là do: 1. tuổi cao,di truyền 2. béo phì, ít vận động 3. thói quen ăn mặn 4. Rối loạn tim mạch do lo âu, căng thẳng Số phương án đúng A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 33. Loại mạch có tổng tiết diện lớn nhất là: A. Động mạch chủ B. mao mạch C. Tĩnh mạch D. tĩnh mạch chủ Câu 34. Tổng tiết diện của các loại mạch thay đổi như thế nào? A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. B. Tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và từ mao mạch đến tĩnh mạch. D. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. Câu 35. Ở người trưởng thành thời gian mỗi chu kỳ tim là: A. 0,7 giây B. 0,3 giây C. 0,6 giây D. 0,8 giây Câu 36. Mối quan hệ giữa nhịp tim với trọng lượng cơ thể là: A. Tỉ lệ nghịch. B. Tỉ lệ thuận. C. Bằng nhau. D. Không phụ thuộc vào nhau. Câu 37. Tại sao có sự khác nhau giữa nhịp tim với trọng lượng cơ thể? Động vật có khối lượng cơ thể càng nhỏ thì tỉ lệ S/V: A. Càng lớn, trao đổi chất càng nhỏ. B. Càng nhỏ, trao đổi chất càng mạnh. C. Càng nhỏ, trao đổi chất càng nhỏ. D. Càng lớn, trao đổi chất càng mạnh. Câu 38. Tim lưỡng cư, bò sát, chim thú có số vòng tuần hoàn là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 39. Vận tốc máu thay đổi như thế nào trong hệ mạch : A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch và từ mao mạch đến tĩnh mạch. D. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch Câu 40. Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? A. Tim sử dụng nhiều năng lượng. B. Thời gian nghỉ của tim nhiều. C. Hoạt động của tim đơn giãn. D. Tim không được điều khiển bởi hệ thần kinh. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi
8 p | 64 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
4 p | 56 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Hai Bà Trưng
14 p | 88 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
2 p | 55 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Ngô Quyền
18 p | 53 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 34 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
9 p | 28 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Cẩm Xuyên
2 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Phan Bội Châu
8 p | 55 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
1 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 84 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 111 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn