intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa

  1. Trường THPT Yên Hoà ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2019 - 2020 Tổ Tự nhiên MÔN SINH HỌC 11 I. NỘI DUNG KIẾN THỨC: 1. Phần chuyển hóa vật chất ở thực vật - Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, sự vận chuyển các chất trong cây - Sự thoát hơi nước ở lá - Dinh dưỡng nitơ ở thực vật - Quang hợp và hô hấp 2. Phần chuyển hóa vật chất ở động vật - Tiêu hóa và biến đổi thức ăn ở các nhóm động vật II. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA A. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Phân biệt cơ chế hấp thu nước với cơ chế hấp thu ion khoáng ở rễ cây. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Câu 2: Nước và ion khoáng di chuyển từ tế bào lông hút vào mạch gỗ theo 2 con đường là qua gian bào và qua tế bào chất. Hãy cho biết con đường nào là chủ yếu? Giải thích. Câu 3: Giải thích các hiện tượng sau: a. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây héo b. Khi đất bị ngập nước thì cây thường héo. c. Khi rễ cây bị nén chặt thì cây chết Câu 4. Môi trường đất phải có nồng độ chất tan thấp hơn trong môi trường tế bào rễ thì nước mới thẩm thấu từ đất vào rễ. Một số chất tan khuếch tán từ đất vào rễ là vì ở trong đất, chất tan có nồng độ cao hơn ở trong rễ. Vậy 2 quá trình này có mâu thuẫn với nhau lkhoong? Giải thích. Câu 5. Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên hệ giữa các con đường đó? Câu 6: Những đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng? Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao hàng chục mét ? Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo? Câu 7. Tại sao khi ta bóc vỏ quanh cành cây thì một thời gian sau phía trên chỗ vỏ bị bóc phình to ra? Câu 8. Khi mua hoa từ các cửa hàng bán hoa về, muốn hoa lâu héo thì người ta đặt cành hoa trong chậu nước, sau đó cắt đi 1 đoạn cành. Giải thích vì sao việc làm này lại kéo dài thời gian tươi của hoa? Câu 9. Phân biệt 2 dòng vận chuyển vật chất trong cây? - Tại sao trong cây cần có 2 dòng vận chuyển vật chất? Nếu 2 dòng đó nhập làm một thì sẽ gây tác hại như thế nào? Câu 10: Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với sự đóng mở trong quá trình thoát hơi nước của cây? Hãy giải thích, tại sao thoát hơi nước là “tai hoạ tất yếu” của cây? Câu 11: Sự khác nhau của 2 con đường thoát hơi nước qua lá. Con đường nào là chủ yếu? Vì sao? Câu 12: Thế nào gọi là cân bằng nước? Cơ sở khao học của tưới nước hợp lí là gì? Giải thích tại sao khi tưới nước vào buổi trưa nắng gắt thì cây thường dễ bị héo? Câu 13. Giải thích tại sao khi bón phân hóa học với nồng độ quá cao thì sẽ gây hại cho cây? Câu 14: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được ? Nêu quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó? Câu 15: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát? Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái đất ? 1
  2. Câu 16: Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh? Giải thích vì sao các cây có lá màu đỏ tía vẫn quang hợp được? Câu 17: Vẽ sơ đồ các quá trình của 2 pha trong quang hợp? Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu? Câu 18: Nêu sự giống và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM: Câu 19: Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp? Hô hấp hiếu khí có ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật? Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản? Câu 20: Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp? Câu 21: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào ? Giải thích sự khác nhau đó? Câu 22: Trong ống tiêu hóa ở người, ở những vị trí nào xảy ra tiêu hóa cơ học? Vai trò của tiêu hóa cơ học ở những vị trí đó là gì? Câu 23: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn với số lượng rất lớn? Câu 24. Tiêu hóa thức ăn là gì? Quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật ăn tạp trải qua các giai đoạn biến đổi cơ bản nào? Vai trò của mỗi quá trình biến đổi đó? Câu 25. Động vật nhai lại có nhu cầu cung cấp protein thấp hơn những nhóm động vật ăn thực vật khác. Hãy giải thích tại sao? B - CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cho các kết luận sau: (1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là: A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (4) C. (1), (2). D. (1), (2), (3). Câu 2: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 3: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm: (1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là: A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 4: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là: A. Ti thể  lục lạp  perôxixôm. B. Lục lạp  Ti thể  perôxixôm. C. Perôxixôm  lục lạp  ti thể. D. Lục lạp  perôxixôm  ti thể. Câu 5: Các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được là: A. NH4+ và N2. B. NO2- và NH4+. C. NO3- và NH4+. D. NO2- và NO3-. 2
  3. Câu 6: Quang hợp ở thực vật: A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat và giải phóng oxy từ cacbonic và nước. B. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá cây. C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng ôxy từ CO2 và nước. D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản (CO2). Câu 7: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ? A. Diệp lục b. B. Phicobilin. C. Carôtênôit. D. Xantôphin . Câu 8: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào? 1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút 2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. 4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá. Tổ hợp đúng là: A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3, 4 D. 2, 3, 4 Câu 9: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn: A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep. B. Đường phân và hô hấp hiếu khí. C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử. D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận. Câu 10: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men? A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu khí. B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên men. C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau. D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí. Câu 11: Hô hấp hiếu khí ở cây xanh: A. Là quá trình thu nhận O2 trong không khí và thải CO2 vào môi trường xung quang. B. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP. D. Là quá trình khử các nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng là ATP. Câu 12: Cho các nhóm đặc điểm sau ở lá cây: I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang. II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp. III. Hệ mạch dẫn (gân lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp. IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí. Các nhóm đặc điểm phù hợp với chức năng quang hợp ở lá là: A. II, III, IV. B. I, II, III, IV. C. I, II, IV. D. I, II, III. Câu 13: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước? A. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. B. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng. C. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. D. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng. 3
  4. Câu 14: Bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: A. Pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. D. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. Câu 15: Chọn phát biểu đúng: A. Chu trình Canvin chỉ có ở thực vật C3. B. Nhóm thực vật C4 có năng suất quang hợp cao hơn C3 và CAM. C. Thực vật CAM có khí khổng mở vào ban ngày và đóng vào ban đêm. D. Thực vật CAM mang đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường rừng mưa nhiệt đới. Câu 16: Cho các nhận định sau: (1) Chu trình C4 quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt thời gian. (2) Chu trình CAM quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt không gian. (3) Thực vật C4 bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, ... (4) Tên gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. Số nhận định không đúng trong các nhận định trên là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 17: Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao gồm: A. Diệp lục a và diệp lục b B. Diệp lục và carôtenôit C. CO2 và nước D. CO2 và ánh sáng Câu 18: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào: A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên. C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng. Câu 19: Cho các đặc điểm sau: (1) Nồng độ CO2 mà tại đó cây bắt đầu ngừng quang hợp. (2) Nồng độ CO2 mà tại đó cây bắt đầu quang hợp. (3) Nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. (4) Nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn hô hấp. Số phương án không đúng về điểm bù CO2 của quang hợp: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20: Cho các phát biểu sau: I. Thoát hơi nước có vai trò kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường. II. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: qua thân, cành, lá. III. Ở thân cây gỗ, một phần nước được thoát qua các vết sần (bì khổng) ít có ý nghĩa vì đây là lượng nước thừa nên mới được thoát ra. IV. Tỉ lệ thoát hơi nước qua cutin cao hơn thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở cây còn non. V. Hình thức thoát hơi nước qua cutin không xảy ra ở cây hạn sinh. VI. Thoát hơi nước qua khí khổng thì quá trình thoát hơi nước có vận tốc lớn và được điều chỉnh. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 21: Cho các kết luận sau: (1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi. (2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường. 4
  5. (3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết. (4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi. Kết luận không đúng khi nói về hậu quả khi bón liều lượng phân bón hóa học cao quá mức cần thiết cho cây là: A. 2. B. 1. C. 0. D. 3. Câu 22: Nguyên tố nào sau đây là thành phần của diệp lục A. Magiê. B. Clo C. Kẽm. D. Kali. Câu 23: Quá trình thoát hơi nước ở lá có các vai trò: (1) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và các chất khoáng từ rễ lên. (2) Tạo điều kiện cho hoạt động hô hấp ở rễ. (3) Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá. (4) Hạ nhiệt độ của lá cây đảm bảo cho quá trình sinh lí xảy ra bình thường. Số phương án đúng: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 24: Cấu tạo của một khí khổng có đặc điểm (1) Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu xếp úp vào nhau. (2) Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp. (3) Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đều, thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài. (4) Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá. Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng là A. I, II. B. III, IV. C. I, IV. D. I, III. Câu 25: Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp ở thực vật I. Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật trải qua các giai đoạn: Đường phân hiếu khí và chu trình Krebs. II. Trong quá trình hô hấp, đường phân xảy ra trong ti thể và kị khí III. Trong giai đoạn phân giải đường, nguyên liệu của hô hấp là glucozo được phân giải đến sản phẩm đơn giản nhất chứa 3 nguyên tử cacbon là axit piruvic. IV. Kết quả của giai đoạn đường phân, từ một phân tử glucozo đã tạo được 2 phân tử axit piruvic và 3ATP. Số phát biểu có nội dung đúng là A. 0 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 26: Cho các nhận định sau: (1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối. (2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng. (3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước. (4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp. Số nhận định đúng trong các nhận định trên là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 27: Cho các phát biểu sau: I. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu. II. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn mở. III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm. IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại. Số phương án đúng là 5
  6. A. 2 B. 1 C. 3 D. 0 Câu 28: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm: I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 29: Cho các phát biểu sau: I. Nhiệt độ là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng. II. Khí khổng đóng khi cấy thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm. III. Tế bào hạt đậu quang hợp, lượng CO2 giảm, độ chua của tế bào tăng, tinh bột bị biến đổi thành đường, nồng độ dịch bào tăng, tế bào hạt đậu hút và trương nước, khí khổng mở. IV. Khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày, chỉ mở khi mặt trời lặn. Hoạt động này xảy ra ở cây khí sinh. V. Đóng thủy chủ động là hiện tượng khí khổng đóng lại vào ban đêm, khi ngừng quang hợp. Số phát biểu đúng là A. 1 B. 3 C. 2 D. 0 Câu 30: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào? (1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút (2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ (3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân. (4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá. Số tổ hợp đúng là: A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 31: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế nào sau đây? A. Chủ động và thẩm thấu. B. Thẩm thấu. C. Có tiêu dùng năng lượng ATP C. Chủ động và thụ động Câu 32: Cho các phát biểu sau: I. Cơ chế đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hoạt động của các bơm ion của tế bào khí khổng, làm tăng hoặc làm giảm hàm lượng các ion, thay đổi sức trương nước của nó. II. Ion Kali tăng, làm tăng sức trương nước, làm khí khổng mở ra. III. Khi tế bào lá thiếu nước, lượng kali trong tế bào khí khổng sẽ tăng lên. IV. Nồng độ ion kali tăng, áp suất thẩm thấu của tế bào tăng, khí khổng đóng. Số phương án đúng là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 33: Cho các nhận định sau: 1. Quá trình cố định nito phân tử là quá trình liên kết N2 và H2 tạo ra NH3. 2. Quá trình phản nitrat hóa giúp bù lại lượng nito khoáng cho đất đã bị cây lấy đi 3. Vai trò sinh lí của nito gồm vai trò điều tiết và vai trò cấu trúc. 4. Có 2 nhóm vi sinh vật cố định nito là: vi sinh vật sống tự do và vi sinh vật sống cộng sinh với thực vật Số nhận định đúng là: A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 34: Tiêu hóa là quá trình: A. biến đổi hóa học thức ăn nhờ các enzim để tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể. 6
  7. B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại. C. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại. D. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được. Câu 35 . Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa ? A. Giun đất, cào cào ,ốc sên B. Heo,hổ,báo C. Trùng roi,trùng giày,amip D. Thủy tức,san hô,giun dẹp Câu 36.Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn? A.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. B.Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. C.Ngựa, thỏ, chuột. D.Trâu, bò, cừu, dê. Câu 37. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào? A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn. B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ. C. Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại. Câu 38: Những con thú nào sau đây tiêu hóa thức ăn chủ yếu nhờ các vi sinh vật sống cộng sinh trong ống tiêu hóa? A. Hổ, báo B. Chó, mèo C. Trâu, bò D. Heo, chuột Câu 39: Thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn lớn chủ yếu vì: A. Chúng không nhai kỹ thức ăn B. Chúng có dạ dày rất lớn C. Thức ăn của chúng nghèo dinh dưỡng D. Chúng cần phải mài răng cho sắc Câu 40: Cấu trúc nào sau đây không nằm trong cấu tạo ống tiêu hóa ở người? A. Ruột già B. Ruột non C. Tuyến nước bọt D. Dạ dày Câu 41: Đặc điểm không có trong cấu tạo ống tiêu hóa của thú nhai lại? A. Ruột non dài B. Răng nanh phát triển C. Dạ dày 4 ngăn D. Răng hàm nhiều gờ cứng Câu 42: Nhóm động vật nào sau đây tiêu hóa bằng cả hai hình thức nội bào và ngoại bào? A. Giun đất, châu chấu, gà B. Heo, trâu, bò C. Trùng giày, trùng roi, amíp D. Thủy tức, san hô, giun dẹp Câu 43: Chọn phát biểu sai về tiêu hóa ở người. A. Tiêu hóa ở người là tiêu hóa nội bào B. Ở miệng có tiêu hóa hóa học và cơ học C. Thực quản chỉ có tiêu hóa cơ học D. Dạ dày người chỉ có một ngăn Câu 44: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng đường đi của thức ăn trong dạ dày của thú nhai lại? A. Miệng-dạ tổ ong-dạ múi khế-dạ lá sách-nhai lại-dạ cỏ. B. Miệng-dạ cỏ-nhai lại-dạ tổ ong-dạ múi khế-dạ lá sách. C. Miệng-dạ cỏ-dạ tổ ong-nhai lại-dạ lá sách-dạ múi khế. D. Miệng-dạ tổ ong-dạ cỏ-nhai lại-dạ lá sách-dạ múi khế. Câu 45: Ở người, huyết áp giảm dần trong hệ mạch theo thứ tự A. Mao mạch → động mạch → tĩnh m ạch. B. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch. B. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch . 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2