intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gửi đến các bạn tài liệu tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội". Hi vọng sẽ là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập và nâng cao kiến củng cố kiến thức của mình. Để nắm vững nội dung chi tiết câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Bắc Thăng Long, Hà Nội

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ 10 NĂM HỌC 2024 – 2025 PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1. CHUYỂN ĐỘNG NÉM Câu 1: Một vật có khối lượng M, được ném ngang với vận tốc ban đầu v0 ở độ cao h. Bỏ qua sức cản của không khí. Thời gian rơi A. chỉ phụ thuộc vào M. B. chỉ phụ thuộc vào h. C. phụ thuộc vào v0 và h. D. phụ thuộc vào M, v0 và h. Câu 2: Tầm xa L của vật chuyển động ném ngang từ độ cao h và vận tốc ban đầu v0 được xác định bằng biểu thức ℎ 2ℎ A. L = xmax = v0√ 𝑔 B. L = xmax = v0√ 𝑔 . ℎ C. L = xmax = v02𝑔. D. L = xmax = v0√2𝑔ℎ. Câu 3: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là A. một đường elip. B. một đường thẳng. C. một đường hyperbol. D. một nhánh parabol. Câu 4: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc 𝛼. Tầm bay cao của vật là 𝑉0 𝑠𝑖𝑛2 𝛼 𝑉0 𝑠𝑖𝑛 2𝛼 A. 𝐻 = 𝑔 . B. 𝐻 = 2𝑔 . 2 𝑠𝑖𝑛2 2𝛼 2 𝑠𝑖𝑛2 𝛼 𝑉0 𝑉0 C. 𝐻 = . D. 𝐻 = . 𝑔 2𝑔 Câu 5: Vật chuyển động ném ngang từ độ cao h và vận tốc ban đầu 𝑣0 . Thời gian rơi đến khi chạm đất là 2ℎ ℎ ℎ A. t =√ . B. t =√ . C. t=√ . D. t =√2ℎ𝑔. 𝑔 2𝑔 𝑔 Câu 6: Quỹ đạo của chuyển động ném ngang là một A. đường elip. B. đường thẳng. C. đường hyperbol. D. nhánh đường parabol. Câu 7: Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, viên bi 𝐴 được thả rơi còn viên bi 𝐵 được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì A. viên bi 𝐴 rơi chạm đất trước viên bi B B. viên bi 𝐴 rơi chạm đất sau viên bi B C. cả hai viên bi đều rơi chạm đất cùng một lúc D. viên bi nào có khối lượng lớn hơn sẽ chạm đất trước Câu 8: Một quả tạ được ném từ độ cao h sao cho vận tốc ban đầu ⃗⃗⃗⃗0 hợp với phương ngang một góc α. Tầm xa của 𝑣 quả tạ phụ thuộc vào A. góc ném α và vận tốc ban đầu v0. B. lực cản của không khí. C. độ cao h. D. tất cả các yếu tố trên. Câu 9: Một vật được ném từ độ cao 𝐻 với vận tốc ban đầu 𝑣0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa 𝐿 A. tăng 4 lần khi 𝑣0 tăng 2 lần. B. tăng 2 lần khi 𝐻 tăng 2 lần. C. giảm 2 lần khi 𝐻 giảm 4 lần. D. giảm 2 lần khi 𝑣0 giảm 4 lần. Câu 10: Một vật ở độ cao h được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 50 m/s và rơi chạm đất sau 10 s. Lấy g = 10m/s2. Tầm xa của vật là A. 400 m. B. 400 m. C. 500 m. D. 300 m. Câu 11: Một vật được ném ngang từ độ cao h = 9m, vật bay xa 18 m. Lấy g = 10m/s2. Vật được ném với vận tốc ban đầu là A. 19 m/s. B. 13,4 m/s. C. 10 m/s. D. 3,16 m/s. Câu 12: Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ v0 = 15 m/s và rơi chạm đất sau 2 s. Lấy g = 10m/s2. Khi chạm đất vật đạt tốc độ A. 25 m/s. B. 15 m/s. C. 20 m/s. D. 35 m/s. Câu 13: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0 = 8 m/s. Lấy g = 10m/s2. Sau khi ném 2 s, phương của vận tốc và phương ngang hợp nhau một góc A. 37,50. B. 84,70. C. 62,80. D. 68,20. Câu 14: Một máy bay bay với vận tốc không đổi theo phương nằm ngang ở độ cao h = 2,50km so với mặt đất và thả một vật. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy g = 10m/s2. Thời gian từ lúc thả đến lúc vật chạm đất là: A. 7,07s B. 22,36 s C. 16,00s D. 8,00s Câu 15: Một máy bay bay theo phương ngang ở độ cao 5km với vận tốc không đổi 720km/h. Bỏ qua lực cản của không khí. Cho g = 10 m/s2. Người trên máy bay muốn thả vật rơi trúng một đích nào đó trên mặt đất thì phải thả từ điểm cách đích bao xa theo phương ngang?
  2. A. 6324m B. 3162m C. 2526m D. 4868m Câu 16: Một vật được ném ngang ở độ cao 80m với vận tốc ban đầu là 30 m/s, Lấy g= 10 m/s2. Độ dịch chuyển của vật khi chạm đất là: A. 80m. B. 100,5m. C. 144,22m. D. 140,22m. Câu 17: Từ mặt đất một vật được ném xiên lệch với phương ngang một góc𝛼 = 450 với vận tốc ban đầu là 20 𝑚/𝑠. Lấy 𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . Độ cao mà vật có thể lên tới là A. h max = 20 m. B. h max = 15 m C. h max = 30 m. D. h max = 10 m. Câu 18: Một vật được ném từ mặt đất với vận tốc 𝑣0 nghiêng một góc𝛼với phương ngang. Lấy 𝑔 = 10 𝑚/𝑠 2 . Bỏ qua sức cả của không khí. Để tầm xa lớn nhất thì A. α = π/4. B. α = π/3. C. α = π/2. D. α = π/6. Câu 19: Hai vật được đồng thời ném từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu vẽ như Hình 12.1. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì A. vật 1 chạm đất trước. B. hai vật chạm đất cùng một lúc. C. hai vật có tầm bay cao như nhau. D. vật 1 có tầm bay cao hơn. C. Vật 2 có tầm bay xa lớn hơn. D. Hai vật có cùng tầm bay cao. Câu 20: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s2. Độ cao cực đại vật đạt đến là A. 22,5 m. B. 45 m. C. 1,25 m. D. 60 m. Câu 21: Một vật được ném xiên từ mặt đất lên với vận tốc ban đầu là v0 = 10 m/s theo phương hợp với phương ngang góc 30°. Cho g = 10 m/s. Tầm bay xa của vật là A. 8,66 m. B. 4,33 m. C. 5 m. D. 10 m. Câu 22: Một vật được ném từ độ cao 10 m so với mặt đất với góc ném 𝛼 = 60° so với mặt phẳng ngang. Vật rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 100 m. Vận tốc của vật khi ném là A. 33 m/s. B. 50 m/s. C. 18 m/s. D. 27 m/s. Câu 23: Một vật được ném với vận tốc 12 m/s từ mặt đất với góc ném lên 𝛼 = 30° so với mặt phẳng ngang. Lấy𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . Hòn đá rơi đến đất cách chỗ ném theo phương ngang một khoảng 200 m. Thời gian hòn đá rơi là A. 24,5 s. B. 19,2 s. C. 14,6 s. D. 32,8 s. Câu 24: Từ độ cao 7,5 m người ta ném một quả cầu với vận tốc ban đầu 10 m/s, ném xiên góc 450 so với phương ngang. Vật chạm đất tại vị trí cách vị trí ban đầu A. 5m. B. 15m. C. 9m. D. 18m. Câu 25: Từ độ cao 15 m so với mặt đất, một vật được ném chếch lên với vectơ vận tốc đầu 20 m/s hợp với phương nằm ngang một góc 300. Độ cao lớn nhất (so với mặt đất) mà vật đạt được. A. 5m. B. 15m. C. 20m. D. 10m. 2. Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực Câu 26: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực 𝐹1 và 𝐹2 thì hợp lực 𝐹 của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức 2 2 A. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2 . B. 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2 . C. |𝐹1 − 𝐹2 | ≤ 𝐹 ≤ 𝐹1 + 𝐹2 . D. 𝐹 2 = 𝐹1 + 𝐹2 . Câu 27: Hợp lực của hai lực 𝐹1 và 𝐹2 hợp với nhau một góc 𝛼 có độ lớn thoả mãn hệ thức A. 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2 . B. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2 . 2 2 2 2 C. 𝐹 2 = 𝐹1 + 𝐹2 − 2𝐹1 𝐹2 𝑐𝑜𝑠 𝛼. D. 𝐹 2 = 𝐹1 + 𝐹2 + 2𝐹1 𝐹2 𝑐𝑜𝑠 𝛼. Câu 28: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức: 2 2 2 2 A. 𝐹 = F1 + 𝐹2 . B. |𝐹1 − 𝐹2 | ≤ 𝐹 ≤ 𝐹1 + 𝐹2 . C. 𝐹 = 𝐹1 − 𝐹2 . D. 𝐹 = √𝐹1 + 𝐹2 . Câu 29: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 𝑁 và 8 𝑁 và cùng chiều với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 2N B. 10N C. 14N D. 48N Câu 30: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 𝑁 và 8 𝑁 và ngược chiều với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 2N B. 10N C. 14N D. 48N Câu 31: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 𝑁 và 8 𝑁 và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 2N B. 10N C. 14N D. 48N
  3. Câu 32: Hai lực khác phương 𝐹1 và 𝐹2 có độ lớn 𝐹1 = 𝐹2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là A. 14,1 N. B. 20√3 N. C. 17,3 N. D. 20 N. Câu 33: Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 𝑁 và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây? A. 2 N. B. 15 N. C. 11,1 N. D. 21 N. Câu 34: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 𝑁 và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là A. 90°. B. 30°. C. 45°. D. 60°. Câu 35: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Để hợp lực của chúng cũng có độ lớn bằng 10N thì góc giữa hai lực đó có giá trị A. 900. B. 1200. C. 600. D. 00. Câu 36: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 16 Nvà F2 = 12 N. Câu nào sau đây đúng? A. Hợp lực của chúng có thể bằng 3,5N. B. Hợp lực của chúng có thể bằng 30N. C. Hợp lực của chúng luôn bằng 28N D. Hợp lực của chúng thoả mãn: 4N ≤ F ≤ 28 N Câu 37: Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ hai dây 𝑂𝐴 làm với trần một góc 60° và 𝑂𝐵 nằm ngang như hình vẽ. Bỏ qua trọng lượng của dây treo vật. Độ lớn lực căng của dây 𝑂𝐴 bằng 𝟐√𝟑 A. P. B. 𝟑 𝑷. C. √𝟑𝑷. D. 2P. Câu 38: Một vật có khối lượng 6kg được treo như hình vẽ và được giữ yên bằng dây OA B và OB. Biết OA và OB hợp với nhau một góc 450. Lực căng của dây OA và OB lần lượt bằng A. 60N; 60√2N. B. 20N; 60√3N. 450 A O C. 30N; 60√3N. D. 50N; 60√2N. P 3. Các định luật Niuton Câu 39: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực. Câu 40: Cặp "lực và phản lực" trong định luật III Niutơn A. tác dụng vào cùng một vật. B. tác dụng vào hai vật khác nhau. C. không bằng nhau về độ lớn. D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá. Câu 41: Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng? A. −𝐹 = 𝑚𝑎 B. 𝐹 = 𝑚𝑎 C. 𝐹 = −𝑚𝑎 D. 𝐹 = 𝑚𝑎 Câu 42: Theo định luật 1 Newton thì A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào. C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0. D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính. Câu 43: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn còn đi tiếp chưa dừng lại ngay, đó là nhờ: A. trọng lượng của xe B. lực ma sát C. quán tính của xe D. phản lực của mặt Câu 44: Một vật có khối lượng lớn hơn sẽ có quán tính như thế nào so với vật có khối lượng nhỏ hơn? A. Quán tính lớn hơn. B. Quán tính nhỏ hơn. C. Quán tính bằng nhau. D. Không có quán tính. Câu 45: Quán tính của một vật là: A. Tính chất giữ nguyên quỹ đạo của vật. B. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật
  4. C. Tính chất giữ nguyên khối lượng của vật. D. Tất cả các tính chất trên. Câu 46: Công thức của định luật II Niu – tơn là: → → → → → B. → = . C. →𝑚 = 𝑎 . D. → = 𝑎 𝐹 𝐹 −𝐹 A. 𝐹 = . 𝑚 𝑎 𝑚 𝑎 𝑚 Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật luôn luôn chuyển động cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó B. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với hợp lực tác dụng lên nó. C. Hợp lực tác dụng lên vật giảm dần thì vật chuyển động chậm dần. D. Hợp lực tác dụng lên vật không đổi thì vật chuyển động thẳng đều. Câu 48: Xe ôtô rẽ quặt sang phải, do quán tính người ngồi trong xe sẽ bị xô về phía nào? A. Sang phải B. Sang trái C. Về phía trước D. Về phía sau Câu 49: Theo định luật II Niuton, gia tốc của một vật có độ lớn A. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật. C. tỉ lệ nghịch với lực tác dụng lên vật. D. không phụ thuộc vào lực tác dụng lên vật. Câu 50: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5𝑁và bóng thu được gia tốc 6,5m/s2 . Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là A. 2,08kg. B. 0,5kg. C. 0,8kg. D. 5kg. Câu 51: Lần lượt tác dụng lực có độ lớn 𝐹1 và 𝐹2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là 𝑎 𝑎1 và 𝑎2 . Biết 1,5𝐹1 = 𝐹2 . Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số 𝑎2 là 1 3 2 1 A. . B. . C. 3. D. . 2 3 3 Câu 52: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của lực tác dụng vào vật là A. 2 N. B. 5 N. C. 10 N. D. 50 N. Câu 53: Tác dụng vào vật khối lượng 3kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5m/s2 . Độ lớn của lực này là A. 3N. B. 4,5N. C. 1,5N. D. 2N. Câu 54: Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động trên đường ngang với vận tốc 54km/h thì người lái xe hãm phanh, ôtô chạy tiếp tục được 20m thì dừng lại. Tính độ lớn lực hãm phanh. A. 11250N B. 12250N C. 11550N D. 11200N Câu 55: Một quả bóng, khối lượng 400g đang đứng yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 200N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,01 s. Quả bóng bay đi với vận tốc: A. 0,5 m/s B. 5 m/s C. 50 m/s D. Một giá trị khác. Câu 56: Lực F1 tác dụng lên vật trong khoảng thời gian 0,8s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 2s làm vận tốc của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. (F1 và F2 luôn cùng phương với chuyển động). Các lực này không đổi trong suốt thời gian chuyển động thì tỉ số F1/F2 là: A. 0,2 B. 2,5 C. 3,0 D. 5,0 Câu 57: Một vật có khối lượng 3kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s thì chịu tác dụng của một lực 9N cùng chiều với ⃗⃗⃗⃗0 . Vật sẽ chuyển động 10m tiếp theo với thời gian là: 𝑣 A. 2s B. 3s C. 4s D. 5s Câu 58: Dưới tác dụng của lực F, vật có khối lượng m1 thu gia tốc a1 =3m/s2 vật có khối lượng m1 thu gia tốc a2 =6m/s2. Nếu đem ghép hai vật đó thành một vật thì lực đó truyền cho vật một gia tốc là: A. 9m/s2 B. 3m/s2 C. 2m/s2 D. 1,5m/s2 Câu 59: Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s . Ô tô đó chở hàng khởi hành 2 với gia tốc 0,2m/s2. Biết rằng hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hóa trên xe là: A. 0,5 tấn. B. 0,75 tấn. C. 1,5 tấn D. 1 tấn. Câu 60: Một vật có khối lượng m = 4 kg sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều trên đường ngang với gia tốc 2 m/s² khi không có lực cản. Nếu lực cản là 2 N và để vật vẫn chuyển động với gia tốc trên thì hợp lực tác dụng lên vật phải có độ lớn A. 24 N. B. 12 N. C. 10 N. D. 14 N Câu 61: Một vật khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì bắt đầu chịu tác dụng của lực 4N theo chiều chuyển động.Tìm đoạn đường vật đi được trong 10s đầu tiên. A. 120 m. B. 160 m. C. 150 m. D. 175 m. Câu 62: Một xe tải khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành được 10s đạt vận tốc 18 km/h. Biết lực cản mà mặt đường tác dụng lên xe là 500 N. Tính lực phát động của động cơ A. 500 N. B. 750 N. C. 1000 N. D. 1500 N. Câu 63: Một vật nhỏ có khối lượng m= 0,5kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2m/s. Sau thời gian t =4s, nó đi được quãng đường s = 24m. Biết rằng vật luôn chịu lực tác dụng của lực kéo F và lực cản không đổi F’= 0,5N. Nếu sau thời gian 4s đó, Lực kéo ngừng tác dụng thì vật sẽ dừng lại sau thời gian là: A. 5s. B. 10s C. 15s. D. 20s.
  5. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 64: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0. Sau 3 s thì vật chạm đất. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua sức cản của không khí. Phát biểu Đúng Sai a Quỹ đạo của quả bóng là một đường thẳng. b Vật ném ở độ cao 45 m. Tầm bay xa của vật là 75 m thì tốc độ ban đầu của vật là 25 c m/s. d Vật chạm đất với vận tốc 50 m/s. Câu 65: Một quả bóng được người chơi gôn đánh đi với vận tốc ban đầu là v0 = 40 m/s hợp với phương ngang 1 góc α = 45o. Quả bóng bay về hướng hồ cách đó 100 m, hồ rộng 50 m (tính theo hướng bay quả bóng). Lấy g = 10 m/s2. Coi sức cản không khí không đáng kể. Phát biểu Đúng Sai a Thời gian quả bóng bay trong không khí là 4√2 s b Độ cao nhất mà quả bóng lên được là 40m Quỹ đạo của quả bóng (chọn O tại chỗ đánh quả bóng, chiều c dương Oy hướng lên, chiều dương Ox về phía hồ) là 𝑦 = 1 − 160 𝑥 2 + 𝑥 d Quả banh rơi vào trong hồ. Câu 66: Từ một máy bay đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v0 người ta thả rơi một vật nhỏ. Biết độ cao của máy bay là 720 m và điểm rơi cách điểm thả vật là 937 m. Lấy g = 10 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Phát biểu Đúng Sai a Thời gian rơi của vật là 10 s. b Vận tốc của máy bay là 78 m/s. c Vật rơi tự do với tốc độ là 100 m/s. d Vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất là 111,8 m/s Câu 67: Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương xiên góc. Tại điểm cao nhất của quỹ đạo vật có vận tốc bằng một nữa vận tốc ban đầu và độ cao h0=15 m. Lấy g = 10 m/s2. Coi sức cản không khí không đáng kể. Phát biểu Đúng Sai a Vận tốc của vật hợp với phương ngang một góc 600. b Tốc độ ban đầu của vật là 30 m/s. c Tầm ném xa của vật là 36,4 m. Vật ở độ cao 5 m thì vận tốc của vật hợp với phương ngang d một góc 300. Câu 68: Một quả bóng được ném về phía bức tường với vận tốc 25 m/s và với góc 45° so với phương ngang. Tường cách nơi ném bóng 22 m. a. Vận tốc của vật theo phương Ox là 17 m/s. b. Quả bóng bay được 1,24 s trước khi đập vào tường. c. Quả bóng đập vào tường tại điểm thấp hơn điểm ném 14,17 m. d. Quả bóng không đi qua điểm cao nhất trước khi chạm tường. Câu 69: Một bóng đèn được treo tại chính giữa một dây nằm ngang làm dây bị võng xuống. Biết trọng lượng của đèn là 100N và góc giữa hai nhánh dây là 1500. Phát biểu Đúng Sai
  6. Lực tác dụng lên bóng đèn gồm 3 lực: 𝐹1 , 𝐹2 , ⃗𝑃như hình vẽ a b Khi bóng đèn cân bằng: ⃗𝑃+F1 +F2 = ⃗ . ⃗ ⃗ 0 c Hợp lực của 2 lực căng dây cân bằng với trọng lực. d Lực căng dây 𝐹1 = F2 = 170 N. Câu 70: Một ô tô chịu một lực F1 = 400N hướng về phía trước và một lực F2 = 300N hướng về phía sau (Hình vẽ) Phát biểu Đúng Sai a 𝐹1 và 𝐹2 là hai lực cùng phương ngược chiều. b Ô tô chạy về phía trước. c Độ lớn hợp lực tác dụng lên ô tô được tính theo biểu thức: F = F1 +F2. d Độ lớn hợp lực tác dụng lên ô tô là 700 N. Câu 71: Một chiếc xe ô tô đang di chuyển trên một con đường thẳng và bất ngờ phanh gấp. Hãy xem xét các nhận định sau và cho biết nhận định nào đúng và nhận định nào sai. Phát biểu Đúng Sai Khi xe phanh gấp, hành khách ngồi trong xe bị đổ về phía a trước do quán tính của cơ thể muốn giữ nguyên trạng thái chuyển động. Khi xe phanh gấp, hành khách ngồi trong xe không bị ảnh b hưởng vì lực phanh chỉ tác dụng lên bánh xe, không tác dụng lên người trong xe. Nếu hành khách ngồi trong xe không thắt dây an toàn, họ có c thể bị đẩy về phía trước mạnh hơn do không có lực nào giữ họ lại khi xe dừng đột ngột. Khi xe phanh gấp, tất cả các vật trong xe đều giữ nguyên vị d trí vì xe và các vật đã dừng lại cùng một lúc. Câu 72: Kéo một vật có khối lượng 500g chuyển động nhanh dần đều trên mặt sàn nằm ngang với vận tốc ban đầu 3m/s. Sau thời gian 4 s, nó đi được quãng đường 28 m. Biết vật chịu tác dụng của lực ma sát bằng 0,5 N. Sau khi vật đi được quãng đường 33,75m lực kéo ngừng tác dụng. Phát biểu Đúng Sai a Gia tốc của vật là 2m/s2. b Lực kéo vật có độ lớn F = 1,5N. c Nếu lực kéo ngừng tác dụng, vật sẽ chuyển động với gia tốc -2m/s2. Sau khi lực kéo ngừng tác dụng, quãng đường vật tiếp tục đi được cho tới lúc dừng lại là d 70m
  7. Câu 73: Một xe bán tải khối lượng 2,5 tấn đang di chuyển trên cao tốc với tốc độ 90 km/h. Các xe cần giữ khoảng cách an toàn so với xe chạy phía trước 70 m. Khi xe đi trước có sự cố và dừng lại đột ngột. Để dừng lại an toàn, xe bán tải hãm phanh với một lực cản Fc. Phát biểu Đúng Sai 2 a Gia tốc tối thiểu của xe bán tải xấp sỉ 5,46m/s . b Khi xe hãm phanh, lực kéo của động cơ bằng không. c Thời gian tối thiểu để xe bán tải dừng hẳn là 5,6s. d Lực hãm phanh tối thiểu của động cơ là 11160N. Câu 74: Để đẩy chiếc tủ, hai đứa trẻ tác dụng lực theo phương ngang như hình. Đứa trẻ thứ nhất tác dụng một lực đẩy 75 N, đứa trẻ thứ hai tác dụng một lực kéo 90 N, ma sát là 12N, tủ có khối lượng 23kg. Phát biểu Đúng Sai a Lực của 2 đứa trẻ tác dụng vào tủ cùng phương, ngược chiều nhau. b Dưới tác dụng lực của 2 đứa trẻ, tủ chuyển động đều. c Hợp lực tác dụng lên tủ là 153N. d Gia tốc của tủ xấp sỉ 6,65 m/s2. Câu 75: Một ôtô có khối lượng 360kg đang chuyển động với tốc độ 120 m/s thì người lái xe hãm phanh cho ôtô chuyển động thẳng chậm dần đều. Sau 17s thì tốc độ của ô tô giảm còn 63km/h. Chọn gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh, chiều dương cùng chiều chuyển động. Phát biểu Đúng Sai a Gia tốc của xe cùng chiều chuyển động. b Gia tốc của xe có giá trị là 0,96 m/s2 . c Thời gian để xe dừng hẳn là 35,2s. d Lực hãm phanh của xe là 350N. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 76: Từ độ cao 20 m so với đất, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc ban đầu 10 m/s. Lấy g = 10 m/s2, bỏ qua ma sát. Tính thời gian chuyển động của vật? (tính theo giây) Câu 77: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu có độ lớn v0 = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3 s. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Tầm bay xa (theo phương ngang) của quả bóng bằng bao nhiêu mét? Câu 78: Một quả bóng được ném theo phương ngang với vận tốc đầu v0 = 20 m/s và rơi xuống đất sau 3 s. Lấy g = 10 m/s2 và bỏ qua sức cản của không khí. Quả bóng được ném từ độ cao bằng bao nhiêu mét? Câu 79: Từ độ cao 7,5 m người ta ném một quả cầu với vận tốc ban đầu 10 m/s, ném xiên góc 450 so với phương ngang. Vật chạm đất tại vị trí cách vị trí ban đầu là bao nhiêu mét? Câu 80: Một vật được ném từ một điểm M ở độ cao ℎ = 45 𝑚với vận tốc ban đầu 𝑣0 = 20 m/𝑠lên trên theo phương hợp với phương nằm ngang một góc 450 . Lấy𝑔 = 10 m/𝑠 2 , bỏ qua lực cản của không khí. . Tính độ cao cực đại vật đạt được so với mặt đất (đơn vị m) Câu 81: Cho hai lực đồng quy có độ lớn 𝐹1 = 3𝑁 và 𝐹2 = 4𝑁. Nếu hợp lực có độ lớn 𝐹 = 5𝑁 thì góc giữa hai lực 𝐹1 và 𝐹2 bằng bao nhiêu độ ? Câu 82: Một cái đèn được treo vào hai sợi dây giống nhau như hình. Biết trọng lượng của đèn là 25 N, hai dây làm thành góc 60°. Lực căng của mỗi dây là bao nhiêu N? ( Kết quả lấy đến 3 chữ số có nghĩa)
  8. Câu 83: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng. Biết ba lực này từng đôi tạo với nhau một góc 1200 và độ lớn của các lực là 𝐹1 = 𝐹2 = 5𝑁; 𝐹3 = 10𝑁. Tìm độ lớn hợp lực tác dụng lên chất điểm. Câu 84: Vật m =2 kg treo trên trần và tường bằng các dây AB, AC. Lực căng dây của dây AC là bao nhiêu N? biết 𝛼 = 600 ; 𝛽 = 1350 . Lấy g = 10 m/s2. ( Kết quả lấy đến 3 chữ số có nghĩa) Câu 85: Một chiếc hộp được treo bởi lực kế có chỉ số 5 N đang ở trạng thái cân bằng. Hỏi khối lượng của hộp treo là bao nhiêu kg? Biết g=9,8 𝑚/𝑠 2 . Kết quả được lấy đến 2 số thập phân. Câu 86: Một toa tàu đang chuyển động thẳng với tốc độ không đổi. Lực cản tác dụng lên toa tàu có độ lớn 2000 N. Lực kéo toa tàu đó có độ lớn bằng bao nhiêu Niutơn? Câu 87: Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng là 6 tấn, khởi hành với gia tốc 0,4 m/s2.Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2.Biết rằng lực tác dụng vào ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng là bao nhiêu kilogam? Câu 88: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 2 m/s. Sau thời gian 4 giây nó đi được quãng đường 24 m. Biết rằng vật luôn chịu tác dụng của lực kéo FK và lực cản Fc = 0,5 N. Nếu sau thời gian 4 giây đó, lực kéo ngưng tác dụng thì sau bao lâu vật dừng lại? (tính theo đơn vị giây) Câu 89: Một vật có khối lượng 25 kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s trên mặt sàn nằm ngang. Vật chịu tác dụng của lực kéo theo phương ngang có độ lớn 32 N, lực cản không đổi ngược chiều chuyển động có độ lớn 12 N. Tốc độ trung bình của vật trong khoảng thời gian từ giây thứ 5 đến hết giây thứ 6 là bao nhiêu m/s? Câu 90: Một xe lăn có khối lượng 1kg đang nằm yên trên mặt bàn nhẵn nằm ngang. Tác dụng vào xe một lực 𝐹 nằm ngang thì xe đi được quãng đường 2,5m trong thời gian t. Nếu đặt thêm lên xe một vật có khối lượng 0,25kg thì xe chỉ đi được quãng đường bằng mét bao nhiêu trong thời gian t. Bỏ qua mọi ma sát. Câu 91: Một vật 2kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực F có hướng nằm ngang và độ lớn 9N, vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều trên mặt phẳng ngang ấy. Sau 10s, lực F ngừng tác dụng, vật chuyển động thẳng chậm dần đều được 37,5m thì dừng lại. Biết trong cả quá trình chuyển động, vật luôn chịu tác dụng của một lực cản không đổi. Lực cản ấy bằng bao nhiêu Niutơn? Lấy g = 10 m/s2 Câu 92: Từ A, xe (I) chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5(m/s) đuổi theo xe (II) khởi hành cùng lúc tại B cách A một đoạn bằng 30(m). Xe (II) chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu cùng hướng xe (I). Biết khoảng cách ngắn nhất của hai xe là 5(m). Bỏ qua ma sát, khối lượng xe m1 =m2 =1 tấn. Tìm lực kéo của động cơ xe (I) theo đơn vị N, biết rằng các xe chuyển động với gia tốc a2=2a1.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2