intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" là tài liệu tổng hợp lại kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, đồng thời hướng dẫn về cấu trúc đề kiểm tra để các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho mình. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬPHỌC KỲ I ­ MÔN VẬT LÍ 8 NĂM HỌC: 2022­2023 A. LÝ THUYẾT Câu 1:Thế nào là chuyển động cơ học? Nêu các dạng chuyển động cơ học. ­ Chuyển động cơ  học là sự  thay đổi vị  trí của một vật theo thời gian so với vật   khác (vật mốc). ­ Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động   cong. Câu 2: a/ Vận tốc là gì? Độ lớn của vật tốc cho biết điều gì và được xác định  như thế nào? ­ Quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian gọi là vận tốc. ­ Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được  xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian. b/ Viết công thức tính vận tốc.   v  Trong đó  v làvận tốc (m/s hay km/h)                                                                     s là quãng đường đi được (m hay km)                  t là thời gian đi hết quãng đường (s hay h) Câu 3: a/ Thế nào là chuyển động đều? Chuyển động không đều? Cho ví dụ. ­ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời  gian. VD: chuyển động tròn của đầu kim đồng hồ. ­ Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời  gian. 1
  2. VD: chuyển động của xe đạp khi xuống dốc. b/Viết công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều. vtb =     Trong đó : s là quãng đường đi được (km hay m)                     t là thời gian để đi hết quãng đường đó (h hay s) vtb là vận tốc trung bình (km/h hay m/s) Câu 4:  a/Tại sao lực là một đại lượng vectơ?    ­ Lực là đại lượng có độ lớn, phương và chiều nên lực là một đại lượng vectơ.   b/ Nêu cách biểu diễn lực vectơ lực.  ­ Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên trong đó:      + Gốc mũi tên là điểm đặt của lực.      + Phương, chiều của mũi tên trùng với phương, chiều của lực.       + Độ dài của mũi tên biểu thị cường độ của lực theo tỉ xích cho trước.  Câu 5:Trình bày lực ma sát trượt, ma sát lăn,  lực ma sát nghỉ. Mỗi trường   hợp cho một ví dụ. ­ Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi bánh xe đạp đang quay, nếu bóp nhẹ phanh thì vành bánh chuyển  động chậm lại. Lực sinh ra do má phanh ép sát lên vành bánh là lực ma sát trượt. ­ Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Ví dụ: Khi đá quả bóng lăn trên sân cỏ, quả bóng lăn chậm dần rồi dừng lại.   Lực do mặt sân tác dụng lên quả bóng là lực ma sát lăn. ­ Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. Ví dụ: Nhờ có lực ma sát nghỉ tay ta có thể cầm, nắm được mọi vật. Câu 6:Thế  nào là hai lực cân bằng? Nêu kết quả  tác dụng của các lực cân   bằng lên một vật. ­ Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có độ  lớn bằng nhau,   phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau. 2
  3. ­ Dưới kết quả của các lực cân bằng, một vật đang đứng yên thì sẽ tiếp tục  đứng yên; đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Chuyển động  này gọi là chuyển động theo quán tính. Câu 7: a/ Áp suất chất rắn phụ thuộc vào mấy yếu tố? Muốn làm tăng hoặc   giảm áp suất ta làm cách nào? Áp suất chất rắnphụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép. Từ công thức:  Để tăng áp suất thì: + Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, giảm diện tích mặt bị ép. + Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, tăng áp lực tác dụng vào vật. + Đồng thời tăng áp lực tác dụng vào vật vàgiảm diện tích mặt bị ép. Ví dụ: Lưỡi dao, lưỡi kéo thường mài sắc, mũi đinh thường thật nhọn để  giảm  diện tích bị ép, tăng áp suất. Để giảm áp suất thì: + Giữ nguyên áp lực tác dụng vào vật, tăng diện tích mặt bị ép. + Giữ nguyên diện tích mặt bị ép, giảm áp lực tác dụng vào vật. + Đồng thời giảm áp lực tác dụng vào vàtăng diện tích mặt bị ép Ví dụ: Bánh xe tăng, xe máy xúc có bản xích to, rộng, để giảm áp suất. b/Viết công thức tính áp suất chất rắn (nêu rõ các đại lượng và đơn vị  của   các đại lượng có trong công thức). Trong đó: F là áp lực (N); S là diện tích mặt bị ép (m2); p là áp suất (N/m2 hay Pa) Câu 8:Nêu đặc điểm của áp suất chất lỏng. Viết công thức tính áp suất của  chất lỏng. 3
  4. ­ Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật  ở trong lòng nó. ­ Công thức tính áp suất chất lỏng:    p = d . h   Trong đó : p là áp suất chất lỏng (N/m2 hoặc Pa ).                                                     d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N /m3). h là chiều cao của cột chất lỏng ( m ) ­ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng chất  lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. Câu 9:Nêu đặc điểm của áp suất khí quyển.  Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển   theo mọi phương. Nêu các ví dụ chứng tỏ được sự tồn tại của áp suất khí quyển. VD1: Hút bớt không khí trong một vỏ  hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ  hộp bị bẹp theo nhiều phía vì khi hút bớt không khí thì áp suất không khí bên trong  hộp sữa sẽ nhỏ hơn áp suất không khí bên ngoài. Khi đó vỏ hộp chịu tác dụng của   áp suất không khí tác dụng từ bên ngoài vào làm cho nó bị bẹp đi theo mọi phía. VD2: Trên nắp các bình nước lọc, nắp  ấm pha trà thường có một lỗ  nhỏ  thông với khí quyển để rót nước ra dễ dàng hơn. Câu 10:Trình bày lực đẩy Ác­si­mét. Viết công thức tính lực đẩy Ác­si­mét. ­ Một vật nhúng trong chất lỏng bị  chất lỏng đẩy thẳng đứng từ  dưới lên  với một lực có độ  lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ.   Lực này gọi là lực đẩy Ac­si­mét. ­ Công thức :  FA = d.V   Trong đó:  FA  là lực đẩy  Ác­si­mét (N)                   d  là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)                   V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3) Câu 11:Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. 4
  5. ­ Khi một vật nhúng trong lòng chất lỏng chịu hai lực tác dụng là trọng   lượng (P) của vật và lực đẩy Ác­si­mét (FA) thì:  + Vật chìm xuống khi:  P > FA  + Vật nổi lên khi:  P 
  6. Câu6:Đổ  một lượng nước vào trong cốc sao cho độ  cao của nước trong cốc là   15cm. tính áp suất của nước lên đáy cốc và lên điểm A cách đáy cốc  5cm. Biết  trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu7:Một   vật   có   khối   lượng   598,5g   làm   bằng   chất   có   khối   lượng   riêng  D=10,5g/cm3 được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tính độ lớn lực đẩy Ác­si­mét  tác dụng lên vật, cho trọng lượng riêng của nước d=10000N/m3. Câu 8:Một vật móc vào lực kế; ngoài không khí lực kế chỉ 8,5N. Khi nhúng chìm  vật trong nước lực kế chỉ 5,5N.  a. Tính lực đẩy Ác­si­mét tác dụng lên vật. b. Tính thể tích của vật, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. Câu 9: Hãy giải thích: a. Tại sao kéo gàu nước từ  giếng lên, khi gàu còn  ở  trong nước thì kéo dễ  dàng hơn so với khi gàu đã lên khỏi mặt nước? b.Tại sao nắp ấm pha trà thường có một lỗ hở nhỏ? c. Vì sao xe tăng, xe máy kéo phải chạy bằng bánh xích có bản to, rộng? d. Tại sao khi lặn xuống nước, người thợ lặn phải mặc áo lặn chịu được áp   lực cao? Câu 10:a. Khi sử dụng chất nổ để đánh bắt cá có thể gây ra những tác hại gì? Hãy  nêu các biện pháp khắc phục trong trường hợp này. b. Các phương tiện giao thông và các nhà máy sản xuất đã thải ra khí độc  hại và rác ảnh hưởng không tốt đến môi trường không khí và nước của chúng ta.   Hãy nêu biện pháp bảo vệ môi trường nước và không khí trong trường hợp này. ­HẾT­ CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT VÀ LÀM BÀI ĐẠT KẾT QUẢ CAO ! 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2