intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

26
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hi vọng Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy được chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình học tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Gia Thụy

  1. TRƯỜNG THCS GIA THỤY ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKII MÔN CÔNG NGHỆ 8 1.Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt là gì? 1đ    Vì sao dây đốt nóng phải làm từ vật liệu có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ  cao? 1đ ­ Nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện – nhiệt là: dựa vào tác dụng nhiệt của dòng  điện chạy trong dây đốt nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng. ( 1đ ) ­ Dây đốt nóng phải làm bằng vật liệu có điện trở suất lớn  và phải chịu nhiệt độ cao vì  để đảm bảo yêu cầu của thiết bị là nhiệt lượng tỏa ra lớn và không bị nóng chảy.  ( 1đ )    2.Thế nào là giờ cao điểm?  Giờ cao điểm thường nằm trong khoảng thời gian nào? 1đ       Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm? 1đ Giờ cao điểm là: ­ Trong ngày có những giờ tiêu thụ điện năng nhiều. những giờ đó gọi là giờ cao  điểm. ­ Giờ cao điểm dùng điện trong ngày từ 18h đến 22h Phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm vì: ­ Trong giờ cao điểm tiêu thụ điện năng rất lớn, các nhà máy điện cung cấp không  đủ. ­ Điện áp mạng điện giảm xuống, ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ  dùng điện  3: Hãy nêu các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng? Cho ví dụ ? 2đ      các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng:  ­ Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm Vd: không bơm nước, không là quần áo,tắt bóng điện không cần thiết ­ Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng Vd: thay đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang để chiếu sáng ­ Không sử dụng lãng phí điện năng Vd: không bật đèn suốt ngày đêm, ra khỏi lớp học phải tắt quạt
  2.  4: khi sử dụng bàn là cần lưu ý điều gì? 2đ ­ Sử dụng đúng với điện áp định mức của bàn là ­ Khi đóng điện kông được dể mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên  quần áo ­ Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng loại vải ­ Giữ gìn mặt đế bàn là sạch và nhẵn ­ Đảm bảo an toàn về điện và về nhiệt] 5. khi sử dụng động cơ một pha cần lưu ý điều gì? ­ điện áp đưa vào động cơ điện không được lớn hơn điện áp định mức của động cơ và không  được quá thấp ­ Không để động cơ làm việc quá công suất định mức  ­ cần kiểm tra và tra dầu mỡ định kì ­ đặt động cơ chắc chắn ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng giớ và ít bụi ­ trước khi dùng động cơ phải dùng bút thử điện kiểm tra điện có rò ra vỏ không  7: ­ Viết công thức tính tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện, cho biết ý nghĩa và đơn vị  của các đại lượng đó?           ­ Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: TT Tên đồ dùng điện Công suất điện P(W) Số lượng Thời gian sử dụng trong  ngày (h) 1 Quạt bàn 65 3 2 2 Đèn huỳnh quang 40 6 4 3 Tivi 70 2 3  Hãy tính: a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày? b) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng ( 30 ngày )? c)  Tính tiền điện hộ gia đình phải trả trong 1 tháng khi biết giá 1kwh là 3000 đồng? TL: Công thức: A = P.t  0,25đ A: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t ( Wh) 0,25đ P: công suất điện của đồ dùng điện ( W) 0,25đ
  3. t: thời gian làm việc của đồ dùng điện ( h) 0,25đ          Bài toán:  a) Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của quạt bàn:  Aquạt bàn = P.t = 65.(2.3) = 390 ( Wh)          Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của đèn huỳnh quang: Ađèn huỳnh quang = P.t = 40. (4.6) = 960 ( Wh)          Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của tivi:            Ativi = P.t = 70. (3.2) = 420 (Wh)          Vậy điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày là: 1đ          Angày = 390  + 960 + 420 = 1770 (Wh) b) Điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng là:1đ Atháng = A ngày . 30 = 1770.30 = 53.100 (Wh) c) Đổi Atháng = 53100 (Wh) = 53,100 (kwh) 1đ Vậy tiền điện hộ gia đình phải trả: 3000đ. 53,1 = 159.300 (đồng) 8: ­ Viết công thức tính tiêu thụ điện năng của đồ dùng điện, cho biết ý nghĩa và đơn vị  của các đại lượng đó?       ­ Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: TT Tên đồ dùng điện Công suất điện P(W) Số lượng Thời gian sử dụng trong  ngày (h) 1 Đèn huỳnh quang 40 6 4 2 Tủ lạnh 120 1 20 3 Nồi cơm điện 650 1 1  Hãy tính: a) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày? b) Tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng ( 30 ngày )? c)  Tính tiền điện hộ gia đình phải trả trong 1 tháng khi biết giá 1kwh là 3000 đồng?
  4. TL: công thức: A = P.t (0,25) A: điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện trong thời gian t (Wh) (0,25) P: công suất điện của đồ dùng điện (W) (0,25) t: thời gian làm việc của đồ dùng điện (h) (0,25) Bài toán:  a) Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của đèn huỳnh quang:  A đèn huỳnh quang  = P.t = 40.(4.6) = 960( Wh)          Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của tủ lạnh: A tủ lạnh = P.t = 120. 20 = 2400 ( Wh)          Điện năng tiêu thụ trong 1 ngày của nồi cơm điện:            A nồi cơm điện = P.t = 650.1 = 650 (Wh)          Vậy điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 ngày là: 1đ          Angày = 960  + 2400 + 650 = 4010 (Wh) b) Điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng là:1đ Atháng = A ngày . 30 = 4010.30 = 120.300 (Wh) c) Đổi Atháng = 120.300 (Wh) = 120,300 (kwh) 1đ Vậy tiền điện hộ gia đình phải trả: 3000đ. 120,3 = 360.900 (đồng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1