Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan
lượt xem 1
download
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan được biên soạn nhằm cung cấp đến các bạn học sinh bộ câu hỏi, bài tập được tổng hợp từ kiến thức môn Địa lí trong chương trình học kì 2. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Thanh Quan
- TRƯỜNG THCS THANH QUAN NĂM HỌC 20192020 ÔN TẬP HỌC KỲ II ĐỊA 9 A. Nội dung ôn tập I. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Bài 35,36) 1.Nêu vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa 2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Thuận lợi và khó khăn cho phát triển các ngành kinh tế) 3.Đặc điểm dân cư,xã hội 4.Các ngành kinh tế:nông nghiệp,công nghiệp,dịch vụ (Thế mạnh nổi bật của từng ngành,từng vùng,phân bố) 5,Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm (Các trung tâm kinh tế ; giới hạn và vai trò vùng kinh tế trọng điểm) II. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo (Bài 38,39) 1.Đặc điểm biển đảo nước ta 2.Phát triển tổng hợp kinh tế biển đảo (4 ngành) 3.Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo III. Kĩ năng : 1.Đọc Atlat Việt Nam 2.Tính toán các số liệu 3. Lựu chon dạng biểu đồ và nhận xét biểu đồ thích hợp và đúng. B. Bài tập tham khảo : Bài tập trắc nghiệm Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Số tỉnh, thành phố giáp biển ở nước ta là A.14 B. 28 C. 32 D. 63 Câu 2. Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là A. 3.160 km và khoảng 0,5 triệu km2 B. 3.260 km và khoảng 1 triệu km2 C. 2.360 km và khoảng 1 triệu km2 D. 3.460 km và khoảng 2 triệu km2 Câu 3. Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang Câu 4. Ở nước ta các đảo xa bờ là A. Phú Quốc, Cát Bà, Lí Sơn B. Bạch Long Vĩ, Hoàng Sa, Trường Sa. C. Lý Sơn, Hoàng Sa, Trường Sa. D. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quý. Câu 5. Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải Câu 6. Vịnh biển được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là A. vịnh Bắc Bộ B. vịnh Vân Phong
- C. vịnh Cam Ranh D. vịnh Hạ Long Câu 7. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành phố nào của nước ta ? A. Quảng Ngãi B. Đà Nẵng C. Khánh Hòa D. Bình Thuận Câu 8. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành phố nào của nước ta ? A. Bà RịaVũng Tàu B. Đà Nẵng C. Khánh Hòa D. Bình Định Câu 9. Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là A. phát triển khai thác hải sản xa bờ B. tập trung khai thác hải sản ven bờ C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển Câu 10. Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động A. thể thao trên biển B. tắm biển C. lặn biển D. khám phá các đảo Câu 11. Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc A. Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Nam Trung Bộ Câu 12. Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở vùng thềm lục địa phía Nam của nước ta vào năm A. 1966 B. 1976 C. 1986 D. 1996 Câu 13. Cảng có công suất lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hải Phòng B. Sài Gòn C. Đà Nẵng D. Quy Nhơn Câu 14. Số lượng cảng biển của nước ta hiện nay là hơn A. 80 B. 100 C. 120 D. 140 Câu 15. Ô nhiễm môi trường biển sẽ dẫn đến hậu quả A. làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển B. ảnh hưởng xấu đến chất lượng các khu du lịch biển’ C. tác động đến đời sống của ngư dân D. tất cả các hậu quả trên Câu 16. Các loài hải sản đặc sản trong vùng biển của nước ta là A, tôm, cua, sò huyết. C. mực bào, bào ngư, tôm B.hải sản, bào ngư, sò huyết D. sò huyết, hải sâm, tôm Câu 17. Bất hợp lí trong hoạt động khai thác và nuôi trồng hải sản của nước ta A. sản lượng đánh bắt ven bờ cao gấp hai lần khả năng cho phép. B. sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép. C. sản lượng khai thác nhiều nhưng không có thị trường tiêu thụ. D. A và B đúng. Câu 18. Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta không bao gồm ngành nào sau đây ? A. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản. B. Du lịch cộng đồng và văn hóa. C. Khai thác và chế biến khoáng sản. D. Giao thông vận tải biển. Câu 19. Dọc bờ biển nước ta, số lượng các bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch là A..28 B.120 C.200 D.3000 Câu 20. Hiện nay, loại khoáng sản biển có ý nghĩa quan trọng nhất của nước ta là A. Muối. B.Ô xít titan. C. Dầu mỏ, khí tự nhiên. D. Cát trắng Câu 21. Điều kiện nào sau đây không thuận lợi để xây dựng cảng biển ở nước ta?
- A. Nước biển mặn, khí hậu nhiều nắng, ít mưa. B. Ven biển có nhiều vũng, vịnh để xây dựng cảng nước sâu. C. Một số cửa sông thuận lợi cho viêc xây dựng cảng biển. D. Doc theo bờ biển có nhiều bãi bồi phù sa. Câu 22. Nghề muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung bộ là do A. Biển nước mặn, khí hậu nhiều nắng, ít mưa. B. Địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc phơi muối. C. Người dân có kinh nghiệm sản xuất muối hơn nơi khác. D. Giao thông thuật tiện cho việc vận chuyển, tiêu thụ muối. Câu 23. Phát biểu sau đây không phải là phương hướng chính để bảo vệ môi trường biển nước ta? A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đẩy mạnh các chương trình trồng rừng. B. Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. C. Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, dặc biệt là dầu mỏ. D. Hạn chế phát triển hoạt động du lịch tắm biển ở một số vùng. Câu 24. Phát triển khai thác hải sản xa bờ không mang lại ý nghĩa nào sau đây? A.Phát huy diện tích mặt biển, đầm phá. B.Tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. C.Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngư dân. D.Bảo vệ và giữ vững an ninh vùng biển nước ta. Câu 25. Khai thác dầu khí ở nước ta bắt đầu từ năm A. 1975 B.1986 C. 1995 D.1997 Câu 26. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục, cho biết tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A.Cà Mau. B. ĐồngTháp. C. Bến Tre. D. An Giang Câu 27. Cảng không phải cảng biển là A. Đà Nẵng. B. Cần Thơ. C. Vũng Tàu. D. Quy Nhơn. Câu 28. Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng A. 20 000 km2 B. 30 000 km2 C. 40 000 km2 D. 50 000 km2 Câu 29: Loại hình dịch vụ nào sau đây đặc trưng cho vùng sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Chợ gỗ. B. Chợ phiên. C. Chợ đêm. D. Chợ nổi Câu 30: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết đảo có diện tích lớn nhất nước ta là đảo A. Phú Quốc. B. Cát Bà. C. Bạch Long Vĩ. D. Thổ Chu. Câu 31: Dựa vào Atlat Địa lí trang 29, cho biết đảo Phú Quốc thuộc tỉnh nào? A. Kiên Giang. B. Cà Mau. C. Cần Thơ. D. An Giang. Câu 32: Cho bảng số liệu: Sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước năm 2016 (Đơn vị: nghìn tấn) Sản lượng Cá biển khai thác Cá nuôi Tôm nuôi Cả nước 2.242,8 2.585,9 656,4 Đồng bằng sông Cửu Long 855,5 1.821,0 535,5 Để thể hiện sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Đường. B. Cột chồng. C. Tròn. D. Miền. Câu 33: Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước là
- A. Đồng bằng sông Hồng B. Duyên hải Nam Trung Bộ C. Trung du miền núi Bắc Bộ D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 34: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. Rạch Giá. B. Biên Hòa. C. Long Xuyên. D. Sóc Trăng. Câu 35. Đâu không phải là hướng ưu tiên phát triển của ngành thủy sản hiện nay A. khai thác hải sản xa bờ. B. đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển. C. khai thác hải sản gần bờ. D. phát triển đồng bộ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản. Câu 36.. Ở nước ta cánh đồng muối nổi tiếng Cà Ná, Sa Huỳnh thuộc vùng nào sau đây? A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn