intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

Chia sẻ: Starburst Free | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc. Đây là tài liệu hữu ích để các bạn ôn tập, hệ thống kiến thức môn GDCD khối 12 học kì 2, luyện tập làm bài để đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc

  1. TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẢO LỘC TỔ: SỬ-ĐỊA-GDCD-TD-QP --------- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN GDCD 10 NĂM HỌC 2018 - 2019 I. Cấu trúc đề kiểm tra Trắc nghiệm: 50% (20 câu, 0,25đ/1 câu) Tự luận: 50% II. Nội dung ôn tập Bài 13: Công dân với cộng đồng 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. 2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1. Lòng yêu nước. 2. Trách nhiệm xây dựng Tổ quốc. 3. Trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại. 1. Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường. 2. Sự bùng nổ về dân số và trách nhiệm của công dân trong việc hạn chế sự bùng nổ về dân số. 3. Những dịch bệnh hiểm nghèo và trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa, đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo. Bài 16: Tự hoàn thiện bản thân 1. Thế nào là tự nhận thức về bản thân? 2. Tự hoàn thiện bản thân. 3. Tự hoàn thiện bản thân như thế nào? III. Một số câu hỏi trắc nghiệm: Bài 13: Công dân với cộng đồng 1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Câu 1: Tình yêu có nguồn gốc: A. Tự nhiên, là một hiện tượng xã hội B. Sắc thái chung, là một hiện tượng nhân lọai C. Vụ lợi, là một hiện tượng tự nhiên D. Di truyền, là một hiện tượng đặc biệt Câu 2: Luật hôn nhân - gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn: A. Nam từ 23 tuổi trở lên, nữ từ 21 tuổi trở lên B. Cả nam và nữ từ 25 tuổi trở lên C. Nam từ đủ 22 tuổi trở lên, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên D. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 3: Xây dựng, củng cố và phát triển nền đạo đức mới ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất to lớn không chỉ trong chiến lược xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại, mà còn góp phần xây dựng, phát triển: A. Nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc B. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam C. Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam D. Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Câu 4: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về sống hòa nhập? A. Một miếng khi đói bằng một gói khi no. B. Chia sẻ ngọt bùi Trang 1
  2. C. Nhường cơm sẻ áo. D. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Câu 5: Vần đề nào dưới đây được đặc biệt chú ý ở nước ta do tác động lâu dài của nó đối với chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững ? A. Phát triển đô thị B. Giáo dục và rèn luyện thể chất cho thế hệ trẻ C. Giáo dục môi trường cho thế hệ trẻ D. Phát triển chăn nuôi gia đình Câu 6: Khi biết giữ gìn danh dự của mình, các cá nhân có được ………… để làm điều tốt và không làm điều xấu. A. Một năng lực tiềm tàng B. Một vũ khí sắc bén C. Một ý chí mạnh mẽ D. Một sức mạnh tinh thần Câu 7: Danh dự là: A. Gía trị tinh thần của con người. B. Nhân phẩm được đánh giá và công nhận. C. Đức tính được công nhận và đánh giá D. Nhân cách của con người. Câu 8: Tham gia các hoạt động góp phần giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại, đó là……..,trách nhiệm……….của mỗi công dân . A. Đạo đức - khả năng B. Khả năng - đạo đức C. Lương tâm - đạo đức D. Đạo đức - lương tâm Câu 9: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các….hiện thực, hình thành trong cuộc sống.: A. Hành vi B. Mối quan hệ C. Nhu cầu D. Hành động Câu 10: Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức….của những người lao động “ ta vì mọi người, mọi người vì ta”. A. Dân tộc B. Cao đẹp C. Cách mạng D. Xã hội chủ nghĩa Câu 11: Những gia đình hạnh phúc là: A. Chỉ những gia đình giàu có mới có hạnh phúc. B. Gia đình mà mọi thành viên đều hiểu biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau, thông cảm giúp đỡ lẫn nhau và luôn mang lại cho nhau những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. C. Gia đình có con đàn cháu đống D. Gia đình có quyền cao chức trọng Câu 12: Người có nhân phẩm là người được xã hội đánh giá cao và được kính trọng. Người thiếu nhân phẩm hoặc tự đánh mất nhân phẩm sẽ bị xã hội đánh giá thấp, bị………….. A. Phê phán và chỉ trích B. Đả kích và lên án C. Coi thường và khinh rẻ D. Xa lánh và ghét bỏ Câu 13: Lịch sử nhân loại đã từng tồn tại nhiều nền đạo đức xã hội khác nhau, các nền đạo đức này luôn bị chi phối bởi: A. Quan điểm và lợi ích của nhân dân lao động B. Quan điểm và lợi ích của giai cấp thống trị C. Quan điểm và lợi ích của tầng lớp doanh nhân D. Quan điểm và lợi ích của tầng lớp trí thức Câu 14: Nghĩa vụ của con người bao gồm: A. Nghĩa vụ với bản thân, với gia đình và xã hội B. Nghĩa vụ pháp lí và nghĩa vụ đạo đức C. Nghĩa vụ với bản thân và nghĩa vụ vơi xã hội D. Nghĩa vụ với gia đình và nghĩa vụ với xã hội Câu 15: Yếu tố nào tạo ra cuộc sống gia đình? A. Hôn nhân B. Tình yêu C. Tình bạn D. Tình cảm Trang 2
  3. Câu 16: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên… A. Khoan dung độ lượng B. Truyền thống đạo đức C. Tình yêu chân chính D. Cơ sở pháp lí Câu 17: Tình yêu đích thực diễn biến theo các giai đọan nào? A. Tình yêu - Hôn nhân - Gia đình B. Gia đình - Hôn nhân - Tình yêu C. Gia đình - Tình yêu - Hôn nhân D. Hôn nhân - Tình yêu - Gia đình Câu 18: Người anh hùng để lại câu nói bất hủ: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là A. Nguyễn Trường Tộ B. Nguyễn Hữu Huân C. Nguyễn Thái Học D. Nguyễn Trung Trực Câu 19: Quy định "... Công dân có các nghĩa vụ sau đây: Thực hiện kế họach hóa gia đình: xây dựng quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững..." thuộc điều thứ mấy của Pháp lệnh Dân số năm 2003 ? A. Điều 5 B. Điều 6 C. Điều 7 D. Điều 4 Câu 20: Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với: A. Thế hệ hôm nay và mai sau B. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc C. Yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội D. Sự phát triển bền vững của đất nước Câu 21: Hạnh phúc là cảm giác vui sướng khi được đáp ứng thỏa mãn: A. Các nhu cầu chân chính lành mạnh. B. Các ham muốn tột cùng. C. Các ước mơ hoài bão. D. Các điều kiện đầy đủ, hoàn hảo. Câu 22: Một trong những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, đó là : A. Cộng đồng B. Hòa nhập C. Nhân nghĩa D. Hợp tác Câu 23: Những biểu hiện cơ bản nào sau đây nói về tình yêu chân chính? A. Có quan hệ tình dục trước hôn nhân B. Tình cảm chân thật, quyến luyến, cuốn hút ... C. Vụ lợi trong tình yêu D. Yêu một lúc nhiều người Câu 24: Trạng thái thanh thản của lương tâm giúp cho con người: A. Tự tin hơn. B. Tích cực hơn. C. Sáng tạo hơn. D. Tự giác hơn. Câu 25: Chế độ hôn nhân ở nước ta là chế độ hôn nhân: A. Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng B. Tự do, dựa trên lợi ích giai cấp C. Thỏa thuận, cào bằng D. Bắt buộc, dựa trên lợi ích kinh tế. Câu 26: Ai là tác giả nổi tiếng của câu nói sau: “Biết xấu hổ trước mọi người là một cảm xúc tốt. Nhưng tốt hơn hết là biết xấu hổ với chính bản thân mình”? A. Ban-dắc B. Nam Cao C. Lép-tôn-xtôi D. Lỗ Tấn Câu 27: Đạo đức có những chức năng cơ bản nào sau đây? A. Chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi và chức năng đền bù hư ảo. B. Chức năng cân bằng tâm lí, chức năng điều chỉnh hành vi, chức năng nhận thức. C. Chức năng giáo dục, chức năng bảo vệ hành vi và chức năng nhận thức. D. Chức năng giáo dục, chức năng điều chỉnh hành vi và chức năng nhận thức. Câu 28: Trạng thái cắn rứt lương tâm giúp cá nhân………… cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. A. Điều chỉnh suy nghĩ của mình B. Điều chỉnh hành vi của mình C. Hoàn thiện mình D. Nhắc nhở mình Câu 1: Vai trò của cộng đồng đối với cá nhân được thể hiện ở nội dung nào sau đây ? A. Kỉ luật những cá nhân phạm tội. B. Để mỗi cá nhân tự phát triển. Trang 3
  4. C. Tạo điều kiện để cá nhân liên kết nhau. D. Chăm lo cuộc sống của mỗi cá nhân. Câu 2: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc A. tôn trọng lẫn nhau. B. tự nguyện, hai bên đều có lợi. C. công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. không can thiệp vào công việc của nhau. Câu 3: Để thực hiện tốt sự hợp tác với nhau trong cuộc sống, chúng ta cần tuân thủ những nguyên tắc nào sau đây? A. Không can thiệp vào công việc của nhau. B. Tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi. C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. Tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau. Câu 4: Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc được viết tắt là ý nào dưới đây? A. NAM. B. FAO. C. APEC. D. UNEP. Câu 5: Hoạt động “sinh viên tình nguyện” biểu hiện đức tính nào dưới đây của thanh niên? A. Yêu thương con người. B. Hợp tác. C. Hòa nhập. D. Nhân nghĩa. Câu 6: Hiện tượng bùng nổ dân số thường diễn ra ở các nước nào sau đây? A. giàu có. B. Nghèo nàn, lạc hậu. C. Phát triển. D. Đang phát triển. Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây góp phần làm cho vấn đề dịch bệnh hiểm nghèo ngày càng phát triển và trở nên ngày càng trầm trọng đối với sức khỏe con người? A. Môi trường ngày càng ô nhiễm. B. Chiến tranh xung đột vẫn còn tiếp diễn. C. Thiên tai. D. Hạn hán. Câu 8: “Truyền thống yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại”. Câu nói trên là của ai? A. Chủ Tịch Hồ Chí Minh. B. Chế Lan Viên. C. Tố Hữu. D. Giáo sư Trần Văn Giàu. Câu 9: Biểu hiện nào sau đây nói lên trách nhiệm xây dựng Tổ quốc của thanh niên học sinh? A. Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. B. Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa. C. Sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. D. Tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương. Câu 10: Những câu thơ sau câu nào không nói đến nhân nghĩa? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. C. Thương người như thể thương thân. D. Lá lành đùm lá rách. Câu 11: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và ... phục vụ lợi ích của tổ quốc. A. ý thức sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự B. tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình C. tinh thần lao động quên mình D. tinh thần dũng cảm chống giặc ngọai xâm Câu 12: Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được hun đúc từ trong lịch sử lâu dài gắn liền với công cuộc A. chống giặc ngoại xâm. B. xây dựng đất nước. C. bảo vệ tổ quốc. D. dựng nước và giữ nước. Câu 13: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí tại các nước công nghiệp hiện nay? Trang 4
  5. A. Khí thải công nghiệp. B. Từ việc xử lý rác thải. C. Khai thác rừng. D. Khí thải từ phương tiện giao thông. Câu 14: Truyền thống nào sau đây được xem là cội nguồn của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta? A. Tự hào dân tộc. B. Quyết chiến, quyết thắng. C. Yêu nước. D. Đoàn kết. Câu 15: Theo pháp luật nước ta, độ tuổi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam là A. từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. B. từ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. C. từ 18 tuổi đến hết 23 tuổi. D. từ 18 tuổi đến hết 24 tuổi. Câu 16: Việc đối xử khoan hồng với những tù binh từng xâm lược nước ta đã thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp nào dưới đây? A. Đoàn kết B. Yêu nước. C. Tự hào dân tộc. D. Nhân nghĩa. Câu 17: Ngày Quốc phòng tòan dân là ngày nào dưới đây? A. 22/6. B. 22/12. C. 22/7. D. 23/9. Câu 18: Để tự hoàn thiện bản thân chúng ta cần A. vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập, lao động, tu dưỡng. B. biết khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm. C. lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể. D. học hỏi những điều hay lẽ phải của người khác để thực hiện theo. Câu 19. Theo em, nội dung nào dưới đây không nói về lòng yêu nước? A. Truyền thống đạo đức cao đẹp của người Việt Nam. B. Tình cảm trong sáng mà con người hình thành trong cuộc sống. C. Tình yêu quê hương đất nước của mình. D. Ước muốn trở thành ngôi sao ca nhạc để mọi người nể phục. Câu 20. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của: A. Tất cả các cơ quan, ban ngành. B. Toàn dân. C. Học sinh. D. Đoàn viên, thanh niên. Câu 21. Xóa đói, giảm nghèo là trách nhiệm của: A. Nhà nước. B. Các tổ chức kinh tế, xã hội. C. Mọi công dân. D. Mọi gia đình. Câu 22. Những hành vi nào dưới đây thể hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc A. Tham gia luyện tập quân sự ở các cơ quan, trường học. B. Vận động bạn bè, người thân thực hiện nếp sống văn hóa. C. Trốn tránh trách nhiệm chung của cộng đồng. D. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi không có hệ thống xử lý chất thải. Câu 23. "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta...". Câu nói này là của ai? A. Nguyễn Trãi. B. Lý Thường Kiệt. C. Hồ Chủ Tịch. D. Mạc Đĩnh Chi. Câu 24. Lòng yêu nước được thể hiện ở nội dung nào? A. Tình yêu quê hương, gia đình, sẵn sàng hi sinh khi cần. B. Yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. C. Yêu bạn bè, đồng nghiệp, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn. D. Tình yêu quê hương, gia đình, sống hòa nhập với cộng đồng. Câu 25. Độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình của công dân nam là bao nhiêu? A. Từ 18 tuổi đến hết 22 tuổi. B. Từ 18 tuổi đến hết 23 tuổi. C. Từ 18 tuổi đến hết 24 tuổi. D. Từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 26. Bà A định cư ở Mỹ, nghĩ đến bà con còn nghèo khó ở quê hương Việt Nam, bà đã dùng tiền đầu tư phát triển nông nghiệp ở quê nhà. Hành động của bà A thể hiện A. lòng yêu nước. B. thương dân nghèo. Trang 5
  6. C. lòng nhân đạo. D. tình đồng bào. Câu 27. Khi phát hiện ra tài năng ca hát của Hồ Cường, nghệ sĩ Phi Nhung đã nhận em làm con nuôi để tạo điều kiện cho em phát triển tài năng của mình. hành động của nghệ sĩ Phi Nhung là A. sự đồng cảm. B. lòng yêu nước. C. sự trân trọng tài năng. D. có tầm nhìn. Câu 28. Các vận động viên của đội tuyển thể thao Việt Nam quyết tâm thi đấu dành huy chương vàng trong Đại hội thể thao quốc tế để lá cờ tổ quốc được kéo lên trong tiếng nhạc quốc ca Việt Nam hùng tráng. Đó là hành vi thể hiện A. khao khát cống hiến cho đất nước. B. lòng tự hào dân tộc. C. lòng hướng về dân tộc, giống nòi. D. niềm kiêu hãnh Việt Nam. Câu 29. Đồng bào Việt Nam ở Châu Âu, cùng nhau quyên góp tiền ủng hộ đồng bào Miền trung bị lũ lụt. hành động đó thể hiện A. lòng tự hào dân tộc. B. tình yêu dân tộc, giống nòi. C. tình cảm gắn bó với quê hương. D. sự sẻ chia, thương cảm. Câu 30. Bạn A kết thúc những năm du học tại học viện N, với thành tích xuất sắc bạn được học viện N giữ lại làm giảng viên, nhưng bạn A đã chối từ và trở về nước mong muốn cống hiến tài năng của mình. Đó là hành vi thể hiện A. lòng tự hào dân tộc. B. tình yêu dân tộc, giống nòi. C. tình cảm gắn bó với quê hương. D. sự sẻ chia, thương cảm. Câu 31. Hành động nào sau đây là tham gia bảo vệ môi trường? A. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải. B. Chôn lấp thuốc trừ sâu không dùng hết, chất thải và chất nguy hại khác ở sau nhà. C. Phân loại chất thải, tái chế chất thải hữu cơ. D. Săn bắt chim quốc trong các ruộng lúa. Câu 32. Giải quyết các vấn đề cấp thiết của nhân loại là trách nhiệm của ai? A. Liên hợp quốc. B. Chính phủ các nước. C. Các nước giàu có nền công nghiệp phát triển. D. Tất cả các nước và mọi người. Câu 33. Vấn đề nào sau đây là vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay? A. Thất nghiệp. B. Đói nghèo. C. Dịch bệnh . D. Khủng bố. Câu 34. Ô nhiễm môi trường và bùng nổ dân số có biểu hiện như thế nào? A. Là một biểu hiện tích cực của cuộc sống hiện đại, yêu cầu phải điều chỉnh. B. Ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của xã hội, là động lực phát triển của xã hội. C. Ảnh hưởng tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. D. Ảnh hưởng riêng đến nền kinh tế. Câu 35. Quan điểm nào của Đảng ta phù hợp với những vấn đề cấp thiết của nhân loại? A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. B. Chống tội phạm quốc tế. C. Chống tham ô, tham nhũng. D. Ủng hộ hòa bình. Câu 36. Nguyên nhân nào sau đây là nguyên nhân cơ bản gây nên sự hủy hoại thiên nhiên, môi trường? A. Trình độ dân trí thấp. B. Khai thác khoáng sản bừa bãi. C. Chặt phá rừng. D. Xả rác bừa bãi. Câu 37. Công tác phòng chống dịch cúm A H7N9 yêu cầu nhân dân không tiêu thụ thịt gia cầm ở vùng có dịch cũng như thịt gia cầm không rõ nguồn gốc. Theo em đó là quy định công dân thực hiện trách nhiệm nào sau đây đối với vấn đề cấp bách của nhân loại? A. Bảo vệ sức khỏe. B. Phòng chống dịch bệnh. Trang 6
  7. C. Bảo vệ môi trường. D. Bảo vệ an ninh quốc gia. Câu 38. Nội dung nào dưới đây phù hợp với những vấn đề cấp thiết của nhân loại ngày nay? A. Tăng cường sức khỏe. B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Phòng chống khủng bố. Câu 39: Em tán thành ý kiến nào sau đây: A. Chỉ có những người có năng lực yếu kém mới cần đến hợp tác. B. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần sự giúp đỡ của họ. C. Việc của ai người nấy biết D. Mỗi người đều có điểm mạnh và hạn chế riêng vì thế cần phải hợp tác Câu 40: Hợp tác có bao nhiêu mức độ và cấp độ: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 41: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết………… của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc. A. Tình cảm B. Khả năng C. Thành quả lao động. D. Sức khỏe Câu 42: Để tự hoàn thiện bản thân chúng ta cần: A. Vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, không ngừng học tập, lao động, tu dưỡng. B.  Biết khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm. C.  Lập kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân theo từng mốc thời gian cụ thể. D. Học hỏi những điều hay lẽ phải của người khác để thực hiện theo Câu 433: Truyền thống quý báu nhất của dân tộc ta là gì: A. Yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm. B.  Nhân đạo . C. Thương người. D. D. Cả 3 đều sai. Câu 44: Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi con người mang tính: A. Bắt buộc. C. Không bắt buộc không tự nguyện. B.  Tự nguyện. D. Tất cả đều đúng. Câu 45: Việc các đồng bào miền núi tin vào các thầy mo thầy cúng là: A. Đúng. B. Cần thiết. C. Sai. Câu 46: Câu lá lành đùm lá rách thể hiện : A. Lòng thương người. C. Không cần giúp đỡ hay quan tâm ai. B.  Không có ý nghĩa. D. Chỉ lo cho bản thân. Câu 47: Câu tục ngữ : Đèn nhà ai nấy rạng. A. Không có ý nghĩa đạo đức. C. Sống ích kỉ chỉ biết quan tâm đến mình B.  Sống hoà nhập . D. Sống trong sạch. Trang 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2