intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn GDCD lớp 11. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phúc Thọ

  1. TRƯỜNG THPT PHÚC THỌ TỔ XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN Bài 9: NHÀ NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Nêu được thế nào là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, bản chất, chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam + Khái niệm Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam + Bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam + Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam ( Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tổ chức xây dựng, bảo đảm thực hiện các quyền tự do dân chủ và lợi ích hợp pháp của công dân ) - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN - Biết tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN phù hợp với lứa tuổi và điều kiện của bản thân - Tôn trọng, tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam Bài 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA - Nêu được bản chất của nền dân chủ XHCN Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện trên các phương diện sau: + Một là: Nền dân chủ XHCN mang bản chất giai cấp công nhân + Hai là: Nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất + Ba là: Nền dân chủ XHCN lấy hệ tư tưởng Mác – Lê nin làm nền tảng tinh thần của XH + Bốn là: Dân chủ XHCN là dân chủ của nhân dân lao động + Năm là: Dân chủ XHCN gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương - Nêu được nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, ở nước ta trong giai đọan hiện nay - Nêu được hai hình thức cơ bản cuả dân chủ là dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp ( dân chủ đại diện ) + Khái niệm Dân chủ trực tiếp, lấy được ví dụ. + Khái niệm Dân chủ gián tiếp, lấy được ví dụ. - Biết thực hiện quyền làm chủ trong lĩnh vực chính trị, văn hóa, phù hợp với lứa tuổi - Tích cực tham gia các hoạt động thể hiện tính dân chủ phù hợp với lứa tuổi Bài 11: CHÍNH SÁCH DÂN SỐ VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM - Nêu được mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay - Nêu được tình hình việc làm, mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách dân số và giải quyết việc làm - Biết tham gia tuyên truyền chính sách dân số và giải quyết việc làm phù hợp với khả năng của bản thân 1
  2. - Biết đánh giá việc thực hiện chính sách dân số của gia đình, cộng đồng dân cư và việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm ở địa phương phù hợp với lứa tuổi - Bước đầu biết định hướng nghề nghiệp trong tương lai. - Tin tưởng ủng hộ chính sách dân số và giải quyết việc làm; phê phán các hiện tượng vi phạm chính sách dân số ở nước ta - Có ý thức tích cực học tập, rèn luyện để có thể đáp ứng được yêu cầu của việc làm trong tương lai Bài 12: CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - Nêu đươc mục tiêu và phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân - Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của Nhà nước Bài 13: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HÓA - Nêu được vai trò nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển giáo dục- đào tạo ở nước ta hiện nay - Nêu được vai trò nhiệm vụ, phương hướng, biện pháp cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay -Nêu được vai trò nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước ta hiện nay + Thế nào là nền văn hóa tiên tiến + Thế nào là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước - Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa phù hợp với khả năng của bản thân - Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa - Tin tưởng, ủng hộ chính sách GD&ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước - Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách GD&ĐT, khoa học và công nghệ, chính sách văn hóa của Nhà nước. Bài 14: CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH - Nêu được phương hướng, biện pháp cơ bản để tăng cường quốc phòng và an ninh ở nước ta hiện nay - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước - Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh phù hợp với khả năng của bản thân - Tin tưởng, ủng hộ chính sách QP-AN của Đảng và Nhà nước, sẵn sàng tham gia giữ gìn trật tự an ninh và bảo vệ Tổ quốc. 2
  3. Bài 15: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI - Nêu được những nguyên tắc, phương hướng và biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay - Hiểu được trách nhiệm của công dân đối với việc thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước - Biết tham gia tuyên truyền chính sách đối ngoại phù hợp với khả năng của bản thân - Biết quan hệ hữu nghị với người nước ngoài. Tích cực học tập văn hóa, ngoại ngữ để có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hợp tác, hội nhập quốc tế trong tương lai - Tin tưởng, ủng hộ chính sách đối ngoại của Nhà nước B. MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Nhà nước ta coi chính sách nào dưới đây là quốc sách hàng đầu? A. Giáo dục và đào tạo, văn hóa. B. Tài nguyên và bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh. C. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. D. khoa học và công nghệ, quốc phòng và an ninh. Câu 2: Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam mang bản chất của giai cấp nào dưới đây? A. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. B.Tất cả các giai cấp trong xã hội C. Giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. D.Giai cấp công nhân. Câu 3: . Lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc là A. Đảng và Nhà nước. B. toàn dân. C. Đảng, Nhà nước và Nhân dân. D. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. D. Do nhân dân xây dựng nên. Câu 4: Nền dân chủ XHCN dựa trên hệ tư tưởng nào? A.Giai cấp công nhân. B. Giai cấp nông dân. C. Giai cấp tư sản. D. Hệ tư tưởng Mác – Lê nin. Câu 5: Hãy chỉ ra đâu là quyền dân chủ trong lĩnh vực chính trị trong các đáp án dưới đây? A.Quyền sáng tác . C. Quyền tham gia vào đời sống văn hóa. B. Quyền bầu cử. D. Quyền lao động. Câu 6; Hành vi nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa? A. Anh X ứng cử vào Hội đồng nhân dân phường. B. Chị B tham gia phê bình văn học. C. Anh H tham gia vào góp ý dự thảo luật. D. Chị C phát biểu ý kiến trong cuộc họp cơ quan. Câu 7: Một trong những nhiệm vụ của chính sách đối ngoại của nước ta là A. giữ vững môi trường hòa bình. B. tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới đất nước. C. đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội. D. xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 8: Chính sách đối ngoại có vai trò A. mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực. B. tích cực tham gia các hoạt động của thế giới. C. mở rộng quan hệ đối ngoại.. D. nâng cao vị thế nước ta trên trường thế giới. Câu 9: Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa? A. Cải tiến máy móc sản xuất. B. Chủ động tìm kiếm thị trường. 3
  4. C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật. Câu 10: Đảng ta xác định học thuyết, tư tưởng nào giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân ? A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin. B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. C. Tư tưởng Hồ Chí Minh. D. Truyền thống đạo đức dân tộc. Câu 11: Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của ai? A. Giai cấp công nhân . C. Tầng lớp chiếm số đông trong xã hội. B. Giai cấp nông dân. D.Toàn Đảng, toàn quân và toàn thể dân tộc ta. Câu 12: Nội dung nào dưới đây đúng với phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo? A. Thực hiện công bằng xã hội trong lĩnh vực của đời sống xã hội B. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng khó khăn C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. D. Chỉ thực hiện công bằng giáo dục ở dân tộc thiểu số Câu 13: Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại là nhằm A. tích cực tham gia vào các diễn đàn và hoạt động của thế giới. B. sẵn sàng đối thoại với các nước về vấn đề kinh tế. C. mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế. D. phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. .Câu 14: Nhà nước ta coi trọng chính sách nào dưới đây là quốc sách hàng đầu ? A. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. B. Giáo dục và đào tao, văn hóa. C. Khoa học và công nghệ, quốc phòng và an ninh. D. Tài nguyên và bảo vệ môi trường, quốc phòng và an ninh. Câu 15. Tổ chức lễ hội Đền Hùng hàng năm là việc làm thể hiện A. Kế thừa, phát huy lòng yêu nước của dân tộc C. Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc B. Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. D.Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân Câu 16. Anh A có hành vi câu kết với người nước ngoài, phát tán tài liệu nói xấu Nhà Nước. Hành vi của Anh A là A. Phản bội tổ quốc. B. lật đổ chính quyền nhân dân. C. Xâm phạm an ninh quốc gia. D.cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài. Câu 17: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp? A. Rủ thêm một số người tham gia. B. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó C. Lờ đi coi nhưu không biết. D. Báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết. .Câu 18: Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của nước ta nhằm mục đích gì dưới đây? A. Đa dạng hóa các ngành nghề. B. Giữ gìn truyền thống dân tộc. C. Phát huy tay nghề người lao động. D.Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Câu 19 :Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là nhằm A. mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực . B. tích cực thamgia các hoạt động của thế giới. C. mở rộng quan hệ đối ngoại. D. tăng cường quan hệ với các đảng phái. 4
  5. Câu 20. Ông A là cán bộ xã nhưng ông lại không muốn con trai mình phải thực hiện đăng kí nghĩa vụ quân sự. Nếu là người thân trong gia đình ông A, em sẽ khuyên ông A như thế nào? A. Chấp hành đúng Luật Nghĩa vụ quân sự. B. Nên cho con đi học để không phải tham gia nghĩa vụ quân sự. C. Gặp Ban Chỉ huy quân sự huyện nhờ giúp đỡ. D. Không đi đăng kí nghĩa vụ quân sự. Câu 21. Chị H mở cửa hàng kinh doanh đặc sản thịt thú rừng quí hiếm. Việc làm này của chị H là hành vi A. hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh. D. vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. B. kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng. C. phá hoại tài nguyên, môi trường Câu 22:Một trong những nguyên tắc của chính sách đối ngoại A. đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại. B. tôn trọng lẫn nhau; bình đẳng cùng có lợi. C. quan tâm đến tình hình thế giới. D. phát triển công tác đối ngoại Câu 23. Nhà nước ta ban hành sách đỏ Việt Nam là để chủ động A. bảo vệ động thực vật quý hiếm có nguy cơ cạn kiệt. B.cải thiện môi trường C. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. D.phát triển động thực vật ở nước ta. Câu 24. Nhà nước thực hiện nhiều loại hình trường lớp khác nhau là thể hiện A. chủ trương giáo dục toàn diện. B. công bằng xã hội trong giáo dục. C. xã hội hóa sự nghiệp giáo dục. D. sự quan tâm đến giáo dục và đào tạo. Câu 25. Nội dung nào dưới đây thuộc chính sách văn hóa? A. Cải tiến máy móc sản xuất. B. Chủ động tìm kiếm thị trường. C. Phòng chống tệ nạn xã hội. D. Lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật. Câu 26: Chúng ta phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí tài nguyên thiên nhiên vì A. tài nguyên thiên nhiên nước ta rất nghèo nàn. B. Việt Nam còn ít tài nguyên thiên nhiên. C. tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. D. mục đích duy nhất là để bảo vệ nguồn vốn thiên nhiên. Câu 27 : Mở rộng quan hệ đối ngoại giúp đất nước ta A. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước trên thế giới. B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân. C. tranh thủ được nhiều nguồn lực để phát triển. D. đẩy mạnh hoạt động kinh tế. Câu 28. Chị H mở cửa hàng kinh doanh đặc sản thịt thú rừng quí hiếm. Việc làm này của chị H là hành vi A. hợp pháp, vì công dân có quyền tự do kinh doanh. B. kinh doanh hợp pháp, vì mang lại thu nhập chính đáng. C. phá hoại tài nguyên, môi trường. D. vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Câu 29. Trong các nhiệm vụ sau, nhiệm vụ nào là quan trọng nhất của giáo dục và đào tạo? A. Nâng cao dân trí. B. Đào tạo nhân lực. C. Bồi dưỡng nhân tài. D. Cung cấp nguồn lao động chất lượng cao. Câu 30. Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia các hoạt động quốc phòng và an ninh? A. Cung cấp bí mật nhà nước cho nước ngoài. B. Không đăng kí nghĩa vụ quân sự. 5
  6. C. Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Nhà nước. D. Lật đổ chính quyền nhân dân. Câu 31: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với chiến lược quốc phòng và an ninh là biểu hiện kết hợp kinh tế - xã hội với A. an ninh nhân dân. B. an ninh, quốc phòng. C. thế trận an ninh. D. lực lượng quốc phòng. Câu 32: Anh B có hành vi cấu kết với người nước ngoài, phát tán tài liệu nói xấu Nhà nước. Hành vi của B là? A. Lật đổ chính quyền nhân dân. B. Phản bội Tổ quốc. C. Xâm phạm an ninh quốc gia. D. Lơ là, mất cảnh giác. Câu 33: Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một trong các nội dung của chính sách A. đối ngoại B. dân số C. văn hóa D. quốc phòng và an ninh Câu 34: Việc làm nào sau đây không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc? A. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ. B. Tham gia tuần tra ban đêm ở địa bàn dân cư. C. Tham gia luyện tập quân sự ở trường học. D. Đăng kí nghĩa vụ khi đến tuổi. Câu 35: Sức mạnh dân tộc là sức mạnh của A. hệ thống chính trị. B. khoa học và công nghệ. C. văn hóa tinh thần và vật chất của dân tộc. D. quân sự. Câu 36: Việc làm nào dưới đây là trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh? A. Tăng cường trang bị khí tài cho lực lượng vũ trang. B. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. C. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. D. Đảm bảo nền tảng cho quốc phòng và an ninh. Câu 37: Tại sao thực hiện chính sách đối ngoại là một tất yếu khách quan? A. Nước ta là một bộ phận của thế giới, vận động trong bối cảnh chung của thế giới. B. Không thể phát triển kinh tế nếu không hợp tác với các nước. C. Nước ta chịu nhiều sức ép của những biến động xảy ra trên thế giới. D. Các nước khác yêu cầu chúng ta phải hợp tác. Câu 38: Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại là A. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. B. đẩy mạnh phát triển kinh tế xh C. đẩy mạnh kinh tế đối ngoại. D. củng cố và tăng cường quan hệ với các nước. Câu 39: Theo em, nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của nước ta? A. Đào tạo lưu học sinh trong các trường đại học. B. Hợp tác đào tạo du học sinh ở Nhật Bản. C. Mở rộng các dịch vụ du lịch phục vụ khách nước ngoài. D. Mở thêm các lớp dạy các thứ tiếng nước ngoài. Câu 40: Phương châm: quan hệ đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa thể hiện : A. nước ta quan hệ kinh tế với tất cả các nước trên thế giới. B. nước ta có quan hệ song phương và đa phương với tất cả các nước. C. nước ta muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới. D. nước ta muốn hòa bình, phát triển phồn vinh. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0