Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 3
download
Cùng tham gia thử sức với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Bà Rịa - Vũng Tàu
- UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU TRƯỜNG THCS NGÔ SĨ LIÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 MÔN GDCD KHỐI 6 Năm học: 2022-2023 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa A. Nhà nước và công dân nước đó. B. Công dân và công dân nước đó. C. Tập thể và công dân nước đó. D. Công dân với cộng đồng nước đó. Câu 2. Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam. C. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Câu 3. Khi đang ở nhà mà xảy ra dông, sét em nên làm gì? A. Xem tivi, điện thoại B. Tắt ti vi, không tiếp xúc với nước, với kim loại C. Lấy điện thoại chụp hình D. Đứng gần cửa sổ để xem Câu 4. Gia đình L sống bằng những đồng lương ít ỏi của bố. Mấy hôm nữa là đến sinh nhật L, nhóm bạn thân trong lớp gợi ý L tổ chức sinh nhật ở nhà hàng cho sang trọng. Nếu là L em sẽ làm gì? A. Xin bố mẹ tiền để tổ chức ở nhà hàng cho sang trọng. B. Tổ chức sinh nhật tại nhà đơn giản tiết kiệm đầm ấm, vui vẻ. C. Chửi mắng bạn vì không biết nghĩ cho gia đình mình D. Mỗi năm sinh nhật có một lần nên phải tổ chức hoàng tráng. Câu 5. Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam. B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam.
- C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai. Câu 6. Quốc tịch của một người được ghi nhận ở loại giấy tờ nào dưới đây? A. Thẻ căn cước công dân. B. Thẻ bảo hiểm y tế. C. Thẻ ngân hàng. D. Thẻ tín dụng. Câu 7. Tình huống nào dưới đây không gây nguy hiểm đến con người? A. Bạn T lội qua suối để về nhà trong lúc trời mưa to. B. Khu chung cư nhà bạn B đang xảy ra hỏa hoạn lớn. C. Các bạn đang tụ tập tắm ở khu vực bãi biển cấm. D. Không đùa nghịch, chạy nhảy trên cầu thang. Câu 8. Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho A. Con người và xã hội. B. Môi trường tự nhiên. C. Kinh tế và môi trường D. Kinh tế quốc dân. Câu 9. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi mưa dông, lốc, sét chúng ta cần tránh A. Trú dưới gốc cây, cột điện. B. Tắt thiết bị điện trong nhà. C. Tìm nơi trú ẩn an toàn. D. Ở nguyên trong nhà. Câu 10. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch A. Nhiều nước. B. Nước ngoài. C. Quốc tế. D. Việt Nam. Câu 11. Những dấu hiệu ban đầu nào dưới đây để chúng ta nhận biết về đám cháy? A. Khói, mùi cháy khét. B. Ánh lửa, khói đen. C. Ánh lửa, khói nghi ngút. D. Khói, ánh lửa, tiếng nổ, mùi cháy. Câu 12. Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của: A. Cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. B. Cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ. C. Tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội.
- D. Tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội. Câu 13. Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em? A. Trẻ em được bảo vệ, chống lại việc bóc lột, xâm hại. B. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật. C. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước. D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân. Câu 14. Khi đang trên đường từ trường học về nhà, H thấy có người đàn ông lạ mặt, nhờ H chuyển đồ giúp và hứa cho em một khoản tiền. Trong trường hợp này, nếu là H em sẽ làm như thế nào? A. Từ chối không giúp. B. Vui vẻ, nhận lời. C. Phân vân, lưỡng lựa. D. Trả nhiều tiền thì giúp. Câu 15. Em đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. B. Tiết kiệm tiền của không làm giàu được cho gia đình. C. Tiết kiệm tiền của chỉ là việc của gia đình nghèo. D. Tiết kiệm tiền của là chi tiêu hợp lí, không hoang phí Câu 16. Bố mẹ bạn A là người Mỹ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào? A. Bạn A là người Việt gốc Mỹ B. Bạn A là người mang quốc tịch Mỹ. C. Bạn A là công dân của Việt Nam D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mỹ. Câu 17. Trong các trường hợp dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam? A. Bạn M có bố mẹ là công dân Việt Nam, bạn đang cùng bố sinh sống ở Xlô- va-ki-a (Slovakia), còn mẹ bạn sinh sống tại Việt Nam. B. Bạn V có bố là công dân Việt Nam, mẹ là người Ba Lan. Bạn sinh ra ở Việt Nam. Khi V sinh ra, bố mẹ bạn không thoả thuận được việc chọn quốc tịch cho bạn. C. Bạn Ôn-ga có bố mẹ là công dân Nga. Bạn sinh ra ở Việt Nam và có nhiều năm sinh sống ở Việt Nam.
- D. Bạn B có bố mẹ là công dân Việt Nam, hiện nay bạn sinh sống cùng gia đình ở Ô-xtrây-li-a (Australia). Câu 18. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân có quyền tự do ngôn luận. B. Công dân có quyền tự do báo chí. C. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. D. Công dân được phép trốn nghĩa vụ quân sự. Câu 19. Theo Hiến pháp năm 2013, Công dân Việt Nam từ bao nhiêu tuổi trở lên sẽ được quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp? A. 18 tuổi. B. 19 tuổi. C. 20 tuổi. D. 21 tuổi. Câu 20. Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm: A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp. C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách Câu 21. Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q? A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình. B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí. C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình. D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật Câu 22. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em? A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh. C. Xử lí nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. Câu 23. Việc làm nào dưới đây là vệc làm không đúng với quyền trẻ em? A. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn.
- B. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. C. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. Câu 24. Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em? A. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại. B. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền. D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp. Câu 25. Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vở đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Vậy hành vi của ông bà B, đã vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền phát triển. C. Nhóm quyền sống còn. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 26. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân là những người sống trên cùng một đất nước. B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói. C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật quy định. Câu 27. Mẹ L là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. L sinh ra ở Việt Nam. L và mẹ thường trú ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em L mang quốc tịch nước nào? A. Bạn L là người không có quốc tịch giống mẹ. B. Quốc tịch của L do L tự chọn. C. Bạn L là người có quốc tịch Việt Nam. D. Bạn L có thể mang nhiều quốc tịch khác nhau.
- Câu 28. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu A. Công dân với cộng đồng nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp B. Công dân và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp C. Gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp D. Tập thể và công dân nước đó, được ghi nhận trong Hiến pháp Câu 29.Nội dung sau được quy định trong điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013? 1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm… A. Điều 23 B. Điều 22 C. Điều 21 D. Điều 20 Câu 30. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….): …………… là những lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được pháp luật bảo vệ. A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. Quyền cơ bản của công dân. C. Quốc tịch. D. Hiến pháp. Câu 31. Người nào được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam? A. Người có quốc tịch Việt Nam. B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam. C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài. D. Người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Câu 32. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm thuộc nhóm quyền: A. Chính trị. B. Văn hóa, xã hội. C. Dân sự. D. Kinh tế. Câu 33. Biểu hiện nào dưới đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập của công dân? A. V tích cực học trên lớp và làm đầy đủ bài tập ở nhà. B. H chăm học các môn yêu thích, còn các môn khác chỉ học đối phó. C. L chỉ học được vào buổi tối, còn buổi chiều làm việc nhà giúp bố mẹ.
- D. X học giỏi nhưng thỉnh thoảng lại vi phạm nội quy trường học. Câu 34. Trong Hiến pháp năm 2013, điều 46 quy định như thế nào về quyền công dân? A. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, … B. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. C. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, … D. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, … Câu 35. Đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi: Do nghi ngờ bạn V có hành động trộm cắp, nên chủ cửa hàng quần áo MK đã tự ý bắt, nhốt V lại và đánh đập, lăng mạ, sỉ nhục V bằng những ngôn từ khó nghe. Theo em, chủ của hàng quần áo MK đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm. C. Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng. D. Quyền tự do kinh doanh. Câu 36. Hành vi nào dưới đây không thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân? A. Tự giác tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh khu dân cư. B. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi hành hạ trẻ em. C. Thành lập công ty nhưng không đóng thuế theo quy định. D. Chủ động ngăn chặn hành vi vứt rác không đúng nơi quy định. Câu 37. Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản? A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Năm nhóm cơ bản. D. Sáu nhóm cơ bản. Câu 38. Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền bảo vệ. B. Nhóm quyền phát triển. C. Nhóm quyền sống còn. D. Nhóm quyền tham gia.
- Câu 39. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ. B. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái. C. Cha mẹ có quyền ưu tiên chiều chuộng con trai hơn con gái. D. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì. Câu 40. Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi. C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển. D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 41. Hành vi nào dưới đây thể hiện bổn phận của trẻ em với gia đình? A. Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn bè. B. Quan tâm, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ C. Giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc. D. Phụ giúp bố mẹ tổ chức đánh bạc để kiếm tiền. Câu 42. Quy định “Trẻ em có quyền được khai sinh” thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sống còn. B. Quyền được bảo vệ. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được tham gia. Câu 43. Việc làm nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em? A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ. B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích. C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học. D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi. Câu 44. Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này? A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
- B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em. C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M. D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu. Câu 45. Quyền và nghĩa vụ công dân quy định: A. Mối quan hệ cơ bản giữa Nhà nước và công dân B. Quyền công dân của nhiều nước. C. Nghĩa vụ công dân của nước ngoài. D. Trách nhiệm công dân đóng thuế. Câu 46. H sinh ra và lớn lên ở TP Hà Nội, Việt Nam. Khi sinh ra H, bố mẹ bạn là người không có quốc tịch Việt Nam nhưng cư trú trên lãnh thổ Việt Nam. Năm qua, bố mẹ bạn đã được nhận quyết định nhập quốc tịch Việt Nam. Theo em, bạn H có phải là công dân Việt Nam không? A. H không phải là người Việt Nam vì bố mẹ không có quốc tịch Việt nam B. H là người nước ngoài vì khi sinh ra H chưa có quốc tịch Việt Nam C. H là người nước ngoài vì H chỉ cư trú trên lãnh thổ Việt nam D. H là công dân Việt Nam vì H được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam B. PHẦN TỰ LUẬN Học sinh về nhà nghiên cứu, tìm hiểu nội dung trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và, bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em. Liên hệ bản thân. ……………HẾT……………….
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 38 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Hà Huy Tập
4 p | 41 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn