intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim" để có thêm tài liệu ôn tập. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG: TH- THCS IA CHIM TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GDCD 9 CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 I. Lý thuyết 1 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân -Khái niệm hôn nhân -Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân. 2. Bài 13:Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. - Khái niệm kinh doanh, quyền tự do kinh doanh. - Khái niệm về thuế, ý nghĩa của việc đóng thuế. 3.Bài 16:Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. - Khái niệm quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. - Các cách tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội. - Trách nhiệm của Nhà nước trong việc tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân. 4.Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Khái niệm bảo vệ Tổ quốc. - Nội dung bảo vệ Tổ quốc. - Nhiệm vụ của công dân trong việc bảo vệ Tổ quốc. II. Bài tập (Vận dụng) Câu 1: Hôn nhân là gì? Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân. Câu 2: Kinh doanh là gì? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Câu 3: Thuế là gì? Ý nghĩa của thuế? Câu 4: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là gì? Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào? Câu 5: Thế nào là bảo vệ Tổ quốc? Vì sao cần phải bảo vệ Tổ quốc? Câu 6: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc gồm những nội dung gì? Là học sinh em sẽ làm gì để bảo vệ Tổ quốc? Câu 7: Em tán thành với quan điểm nào dưới đây? Vì sao? a, Chỉ cán bộ công chức mới có quyền tham gia quản lí Nhà nước. b,Tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội là quyền và trách nhiệm của mọi công dân. III. Đề tham khảo I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi: Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi thì A. giáo dục, răn đe là chính.
  2. B. có thể bị phạt tù. C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên. Câu 2: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm phạm các A. quy tắc quản lí Nhà nước. B. quy tắc kỷ luật lao động. C. quy tắc quản lí xã hội. D. nguyên tắc quản lí hành chính. Câu 3: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi A. từ đủ 18 tuổi trở lên. B. từ 15 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là người A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Câu 5: Đối tượng của vi phạm hành chính là A. cá nhân. B. tổ chức. C. cá nhân và tổ chức. D. cơ quan hành chính. Câu 6: Hành vi vi phạm các quy tắc, quy chế được xác lập trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị là A. vi phạm hành chính. B. vi phạm dân sự. C. vi phạm kỷ luật. D. vi phạm hình sự. Câu 7: Cơ sở để truy cứu trách nhiệm pháp lý là A. hành vi vi phạm pháp luật. B. tính chất phạm tội. C. mức độ gây thiệt hại của hành vi. D. khả năng nhận thức của chủ thể. Câu 8: Hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước là gì? A. Hình thức dân chủ trực tiếp. B. Hình thức dân chủ gián tiếp. C. Hình thức dân chủ tập trung. D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa. Câu 9: Nhận định nào sai: Dân được hưởng quyền bầu cử và ứng cử một cách bình đẳng, không phân biệt A. giới tính, dân tộc, tôn giáo. B. tình trạng pháp lý. C. trình độ văn hoá, nghề nghiệp. D. thời hạn cư trú nơi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử. Câu 10: Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu dân ý, vậy công dânA đã thực hiện quyền dân chủ nào? A. Quyền ứng cử. B. Quyền kiểm tra, giám sát. C. Quyền đóng góp ý kiến. D. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. Câu 11: Công dân nam, nữ trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự phải A. đăng kí nghĩa vụ quân sự. B. nhập ngũ. C. tham gia huấn luyện quân sự. D. phục vụ trong quân đội.
  3. Câu 12: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng, Nhà nước và kích động người dânđi biểu tình, hành vi đó là gì? A. Phá hoại Nhà nước. B. Bảo vệ Nhà nước. C. Hành động yêu nước. D.Hành động khiêu khích chính quyền. Câu 13: Cùng với việc bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải làm gì? A. Xây dựng Tổ quốc. B. Phá hoại Tổ quốc. C. Ngoại giao với các nước khác. D. Trang bị vũ khí hiện đại. Câu 14: Khi đang đi học đại học, việc nhập ngũ sẽ được hoãn đến năm bao nhiêu tuổi? A. 22 tuổi. B. 24 tuổi. C. 25 tuổi. D. 27 tuổi. Câu 15: Nếu trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? A. Từ 1,5 - 2 triệu. B. Từ 2 - 3 triệu. C. Từ 3 - 5 triệu. D. Từ 5 - 7 triệu. Câu 16: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Kỉ luật. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 17: Theo quy định Hiến pháp 1992, tội nào là nặng nhất? A. Buôn bán ma túy. B. Giết người. C. Cướp giật. D. Phản bội Tổ quốc. Câu 18: Trường hợp nào sau đây chưa được đăng kí nghĩa vụ quân sự? A. Học sinh, sinh viên đang đi học. B. Nam, nữ đã kết hôn C. Công dân đã có việc làm ổn định. D. Người đang chịu hình phạt tù. Câu 19: Theo Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân nam đủ bao nhiêu tuổi thì được gọi nhập ngũ? A. Đủ 17 tuổi. B. Đủ 18 tuổi. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 20 tuổi. Câu 20: Biện pháp quản lí Nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội thực hiện được gọi là gì? A. Chính sách thời chiến. B. Giới nghiêm. C. Sẵn sàng chiến đấu. D. Thiết quân luật. Câu 21: Người kinh doanh phải tuân theo quy định của pháp luật và A. sự quản lí của Nhà nước. B. sự điều tiết của thị trường. C. yêu cầu của khách hàng. D. sự quản lí của chủ sở hữu. Câu 22:Theo quy định của pháp luật thì việc đóng thuế là A. do sự tự nguyện của nhân dân. B. nghĩa vụ của công dân. C. nộp tiền cho Nhà nước. D. không bắt buộc đối với công dân. Câu 23:Hành vi trốn thuế, gian lận khi nộp thuế là A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm hành chính. C. không hoàn thành nhiệm vụ. D. vi pháp pháp luật. Câu 24:Phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách Nhà nước để chi tiêu cho những việc chung được gọi là A. lệ phí. B. chi phí. C. thuế. D. lợi tức. Câu 25: Quyền công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề, quy mô kinh doanh được gọi là quyền
  4. A.tự do buôn bán.B. tự do lao động. C. tự do kinh doanh. D. lựa chọn nghề nghiệp. Câu 26: Công dân có quyền tự do kinh doanh theo A. khả năng của bản thân. B. sở thích của bản thân. C. quy định của thị trường. D. quy định của pháp luật. Câu 27: Mục đích cơ bản của mọi hoạt động kinh doanh là nhằm A. mở rộng thị trường. B. thu lợi nhuận. C. phát triển thương hiệu. D. nộp thuế cho Nhà nước. Câu 28: Đối với sự tồn tại của con người thì lao động là hoạt động A. chủ yếu và quan trọng nhất. B. thường xuyên. C. cơ bản và quan trọng. D. đem lại thu nhập. Câu 29: Người lao động chưa thành niên là người lao động A. dưới 15 tuổi. B. dưới 16 tuổi. C. dưới 17 tuổi. D. dưới 18 tuổi. Câu 30: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột tương ứng. Nội dung Đúng Sai 1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc hoàn toàn thuộc về lực lượng quân đội nhân dân. 2. Chỉ khi nào nhập ngũ chúng ta mới có cơ hội bảo vệ tổ quốc. 3. Nữ giới thì không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. 4. Công dân phải tham gia nghĩa vụ quân sự và xây dựng quốc phòng toàn dân. 5. Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Tội phản quốc là nặng nhất. 6. Vận động người thân, bạn bè thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. 7. Cung cấp thông tin, tiếp tay cho nước ngoài để chống phá đất nước. 8. Cảnh giác, chống lại mọi âm mưu xuyên tạc, kích động của nước ngoài. II. TỰ LUẬN: Câu 1: Bạn Hưng thường xuyên trốn học, bỏ tiết để đi chơi game online. Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn An - lớp trưởng cho rằng việc làm của bạn Hưng là vi phạm hành chính và bạn Hưng phải chịu trách nhiệm hành chính trước nhà trường. Theo em, kết luận của bạn An có đúng hay không? Tại sao? Câu 2: Giải thích vì sao chúng ta cần phải bảo vệ hòa bình? Câu 3: Chị H đã có chồng và hai con. Trong thời gian người chồng đi công tác xa, chị H đã lén lút quan hệ với một người đàn ông đã có vợ ở cùng cơ quan. Theo em chị H có phải là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật không? Tại sao? Câu 4: Hãy lấy ví dụ về 4 hành vi sống có đạo đức và 4 hành vi tuân theo pháp luật? Câu 5: Theo em vi phạm đạo đức có phải là vi phạm pháp luật không? Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí?
  5. …………..Hết…………… Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của TCM Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Xuân Long Trần Thùy Trang Trịnh Thị Trang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1