intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Hòa, Hà Nội

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II BỘ MÔN: GDCD NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GDKT&PL - KHỐI 11 A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật - Công dân bình đẳng về quyền và pháp luật - Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí - Ý nghĩa của quyền bình đẳng của công dân đối với đời sống con người và xã hội Bài 11: Bình đẳng giới trong đời sống xã hội - Ý nghĩa của bình đẳng giới - Pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế - lao động, giáo dục – y tế - văn hóa – khoa học công nghệ, gia đình - Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo - Quyền bình đẳng giữa các dân tộc - Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo Bài 13: Quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong tham gia quản lí nhà nước, xã hội Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - Quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo - Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại - Quyền và nghĩa vụ công dân về tố cáo - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân Bài 16: Quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc - Pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
  2. - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân - Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật vảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân - Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Pháp luật về quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân - Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin - Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo - Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo B. LUYỆN TẬP I - Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật khi thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Đăng kiểm xe ô tô đúng thời hạn. B. Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh. C. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội. D. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề. Câu 2: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản C. Hỗ trợ người già neo đơn D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
  3. Câu 3: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về A. tập tục. B. quyền. C. trách nhiệm. D. nghĩa vụ. Câu 4: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều tham gia quản lý nhà nước và xã hội là thể hiện công dân bình đẳng về hưởng A. tập tục. B. trách nhiệm. C. quyền. D. nghĩa vụ. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. năng lực trách nhiệm pháp lí. B. trạng thái sức khỏe tâm thần. C. thành phần và địa vị xã hội. D. tâm lí và yếu tố thể chất. Câu 6: Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm – là thể hiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực A. Chính trị. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Lao động. Câu 7: Ở nước ta hiện nay, nam nữ bình đẳng trong về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan tổ chức là thể hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực A. chính trị. B. văn hóa. C. kinh tế. D. gia đình. Câu 8: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, huyện Y đã tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bình đẳng giới. Ngoài ra, chính quyền huyện còn có các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ,... Các hoạt động này đã góp phần giúp nữ giới phát huy vai trò trong xã hội. 8.1: Kết quả của việc thực hiện các biện pháp như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ… sẽ góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực nào dưới đây? A. Chính trị, văn hóa, lao động. B. Giáo dục, kinh tế và chính trị. C. Chính trị, kinh tế, lao động. D. Kinh tế, văn hóa, lao động. 8.2: Việc chính quyền huyện Y đảm bảo tỷ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trên lĩnh vực A. Kinh tế. B. Kinh doanh. C. Chính trị. D. Lao động. 8.3: Hoạt động động hỗ trợ nghề cho phụ nữ và làm tốt công tác vay vốn đối với chị em phụ nữ đã góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực A. Lao động. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Kinh doanh. 8.4: Trong thông tin trên, huyện Y đã đạt được kết quả như thế nào trong việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 sau thời gian thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực. A. Nhiều lao động được hỗ trợ vay vốn. B. Mọi công dân đều có quyền đi bầu cử. C. Phụ nữ được phát huy vai trò của mình D. Các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng. 8.5: Trong thông tin trên, để thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động, chính quyền huyện Y đã thực hiện giải pháp nào để mang lại hiểu quả cao nhất? A. Hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
  4. B. Đảm bảo tỷ lệ nữ trong các cơ quan nhà nước. C. Tuyên truyền phổ biến pháp luật bình đẳng giới. D. Cho vay vốn, đào tạo hỗ trợ nghề cho phụ nữ. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Dĩ hòa vi quý. B. Xử phạt hành chính. C. Nhắc nhở, phê bình. D. Bỏ qua vi phạm. Câu 10: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân sử thảo luận về kế hoạch sử dụng đất của địa phương là đảm bảo cho người dân thực hiện tốt quyền nào dưới đây? A. Quyền kinh doanh bất động sản. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội C. Quyền tham gia quản lý lĩnh vực bất động sản. D. Quyền chia hồi lợi ích địa tô. Câu 11: Theo quy đinh của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi thực hiện hành vi nào sau đây? A. Sử dụng dịch vụ công cộng. B. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến. C. Giảm sát việc giải quyết khiếu nại. D. Đề cao quản điểm cá nhân. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây? A. Giám sát hoạt động nhóm từ thiện . B. Sử dụng dịch vụ công trực tuyến. C. Giám sát việc thực hiện pháp luật. D. Tìm hiểu hoạt động chuyển đổi số. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây? A. Thay đổi kiến trúc thượng tầng. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. D. Sử dụng dịch vụ công cộng. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử khi đang A. đi công tác ở biên giới. B. điều trị ở bệnh viện. C. điều trị tại khu cách ly. D. thi hành án chung thân. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền tham gia bầu cử? A. 21 tuổi. B. 17 tuổi. C. 19 tuổi. D. 18 tuổi. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai về quyền bầu cử của công dân? A. Quyền bầu cử là quyền dân chủ của công dân trên lĩnh vực xã hội. B. Quyền bầu cử là quyền của công dân tham gia lựa chọn đại biểu vào cơ quan nhà nước. C. Quyền bầu cử là quyền của công dân giới thiệu người khác tham gia ứng cử. D. Quyền bầu cử là quyền của công dân tham gia bỏ phiếu bầu cử. Câu 17: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N sau khi thực hiện xong quyền bầu cử của mình đã bí mật báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện này. Vì đang viết hộ phiếu bầu
  5. cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. 17.1: Những ai đã thực hiện đúng quyền của công dân về bầu cử theo quy định của pháp luật? A. Chị N và cụ P. B. Anh D và chị C. c. Ông K và chị B. D. Chị N và ông K. 17.2: Những ai đã thực hiện chưa đúng nghĩa vụ của công dân về bầu cử theo quy định của pháp luật? A. Chị B, anh C, anh D và cụ P. B. Chị B, anh C, anh D và ông K. C. Chị B, anh C, anh D và chị N. D. Chị N, cụ P anh D và ông K. 17.3: Việc chị N tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của công dân với người có thẩm quyền là thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây? A. Quyền bình đẳng giới. B. Quyền bầu cử, ứng cử. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. 17.4: Việc chị B, anh C, anh D và chị N đều được tham gia bầu cử là thể hiện quyền bình đẳng giới trên lĩnh vực nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa. D. Xã hội. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Bị hạ bậc lương không rõ lí do. B. bí mật theo dõi nghi can. C. Chứng kiến việc vận chuyển ma túy. D. Phải kê khai tài sản cá nhân. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. xây dựng Nhà nước pháp quyền. B. bảo vệ Nhà nước và pháp luật C. xét xử lưu động của tòa án. D. Chứng kiến việc vận chuyển ma túy. Câu 20: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi bên dưới Được anh P cung cấp bằng chứng về việc chị T là Trưởng phòng tài chính kế toán dùng tiền của cơ quan cho vay nặng lãi theo sự chỉ đạo của ông K Giám đốc sở X, anh N là Chánh văn phòng sở X dọa sẽ công bố chuyện này với mọi người. Biết chuyện, ông K đã kí quyết định điều chuyển anh N sang làm văn thư một bộ phận khác còn chị T cố tình gạt anh N ra khỏi danh sách được nâng lương đúng thời hạn. 20.1: Những ai dưới đây cần bị tố cáo? A. Anh P và chị T. B. Ông K và chị T. C. Anh P và anh N. D. Chị T và anh N. 20.2: Những ai dưới đây có thể thực hiện quyền tố cáo ? A. Anh P và chị T. B. Ông K và chị T. C. Anh P và anh N. D. Chị T và anh N. 20.3: Chủ thể nào trong trường hợp trên có thể thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ? A. Anh N. B. Anh P. C. Ông K. D. Chị T. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị không thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được A. bầu cử đại biểu quốc hội. B. bảo tồn chữ viết của dân tộc mình. C. ứng cử đại biểu Quốc hội. D. tố cáo hành vi vi phạm pháp luật. Câu 22: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng trong trên lĩnh vực chính trị thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều được
  6. A. đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp. B. phát triển kinh tế du lịch cộng đồng. C. bảo tồn trang phục dân tộc . D. tổ chức lễ hội truyền thống. Câu 23: Phát biểu nào dưới đây là sai về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế? A. Về kinh tế, các dân tộc đều không bị phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. Về kinh tế, các dân tộc đều được tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế. C. Về kinh tế, các dân tộc đều được nhà nước quan tâm đầu tư ở tất cả các vùng miền. D. Về kinh tế, các dân tộc đều được tham góp ý vào các đề án quy hoạch vùng kinh tế. Câu 24: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ, giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành vi của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh A vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. A. Mọi công dân nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân là bình đẳng về nghĩa vụ. B. Việc gian lận trong việc hợp thức hóa hồ sơ ứng cử là hành vi vi phạm pháp luật cần bị xử lý nghiêm minh. C. Chị N đã thực hiện tốt quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. D. Gian lận trong bầu cử là hành vi vi phạm pháp luật gây ra những hậu quả vô cùng to lớn cho cá nhân người vi phạm và xã hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2