intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa" dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THCS Yên Hòa

  1. TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC KHỐI 11 BỘ MÔN: HÓA HỌC NĂM HỌC 2023 - 2024 PHẦN 1 (GIỮA HK2): TỪ BÀI 13 – BÀI 18 (ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ + HYDROCARBON) A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM I. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Câu 1. Có 4 loại cấu tạo mạch phân tử: (a) mạch hở không phân nhánh, (b) mạch hở phân nhánh; (c) mạch vòng không phân nhánh và (d) mạch vòng phân nhánh. Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon có thể liên kết với chính nó hình thành bao nhiêu loại mạch? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 2. Trong các yếu tố: (a) thành phần nguyên tố; (b) số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố và (c) thứ tự liên kết của các nguyên tử trong phân tử, thì tính chất của các phân tử hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào vào các yếu tố A. (a) và (b). B. (b) và (c). C. (a) và (c). D. (a), (b) và (c). Câu 3. Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 4. Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất A. đồng phân của nhau. B. đồng đẳng của nhau. C. đồng vị của nhau. D. đồng khối của nhau. Câu 5. Công thức nào đưới đây là công thức cấu tạo? A. HO – CH2 – CH2 – OH. B. C2H6O2. C. CH3O. D. CnH3nOn. Câu 6. Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3-CH=CH2 và CH3-CH2-CH2-CH3 B. CH2=CH-CH=CH2 và CH3-CCH C. CH3-CH2-CH2-CH3 và (CH3)2CHCH3 D. CH2=CH-CH=CH2 và CH2=C(CH3)-CH=CH2 Câu 7. Cặp chất nào dưới đây là đồng đẳng của nhau? A. CH3OH, CH3OCH3. B. CH3OCH3, CH3CHO. C. HCHO, CH3CHO. D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Câu 8. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân nhóm chức? A. CH3OCH3 và CH3CH2CH2OH. B. CH3COOH và HCOOCH3. C. CH2=CH-CH3 và CH2=C(CH3)-CH3. D. CH3-CH2-CH2OH và CH3-CHOH- CH3. II. Alkane – Alkene – Alkyne – Arene Câu 9. {SBT – KNTT} Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane? A. C2 H6 . B. C3H 6 . C. C4 H10 . D. C5 H12 . Câu 10. {SBT – KNTT} Pentane là tên theo danh pháp thay thế của A. CH3 CH2 2 CH3 . B. CH3 CH2 3 CH3 . C. CH3 CH2 4 CH3 . D. CH3 CH2 5 CH3 . Câu 11. {SBT – KNTT} ( CH3 )2 CH − CH3 có tên theo danh pháp thay thế là A. 2-methylpropane. B. isobutane. C. butane. D. 2-methylbutane. Câu 12. {SBT – KNTT} Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và tetrachloromethane. Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại là A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 . Câu 13. {SBT – KNTT} Cho các chất sau: ( X ) 1-chloropropane và (Y) 2-chloropropane. Sản phẩm của phản ứng monochlorine hoá propane là A. (X). B. (Y). C. cả hai chất. D. chất khác X, Y.
  2. Câu 14. {SBT – KNTT} Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C-C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon A. ngắn hơn. B. dài hơn. C. không đổi. D. thay đổi. Câu 15. {SBT – KNTT} Alkane X có công thức phân tử C6 H14. Số công thức cấu tạo của X là A. 2 . B. 3. C. 4 . D. 5 . Câu 16. {SBT – KNTT} Alkane (CH3 )3 C − CH2 − CH(CH3 )2 có tên gọi là A. 2,2,4-trimethylpentane. B. 2,4,4-trimethylpentane. C. pentamethylpropane. D. trimetylpentane. Câu 17. {SBT – KNTT} Tên gọi của alkane nào sau đây đúng? A. 2-ethylbutane. B. 2,2-dimethylbutane. C. 3-methylbutane. D. 2,3,3-trimethylbutane. Câu 18. {SBT – KNTT} Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ( ∘ C) sau: propane (−187,7 và −42,1), butane (−138,3 và −0,5), pentane (−129,7 và 36,1), hexane (−95,3 và 68,7). Số alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là A. 1. B. 2 . C. 3 . D. 4 . Câu 19. {SBT – KNTT} Trộn neopentane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại thì thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm monochlorine? A. 1. B. 2. C. 3 . D. 4. Câu 20. {SBT – KNTT} Cho các chất sau: (1) 2-methylbutane; (2) 2-methylpentane; (3) 3-methylpentane; (4) 2,2-dimethylbutane và (5) benzene. Trong số các chất này, có bao nhiêu chất có thể là sản phẩm reforming hexane? A. 5 . B. 2. C. 3 . D. 4 . ∘ Câu 21. {SBT – KNTT} Oxi hoá butane bằng oxygen ở 180 C và 70 bar tạo thành sản phẩm hữu cơ X duy nhất. X là CH3COOH C H COOH CO 2 A. HCOOH . B. . C. 2 5 . D. . Câu 22. {SBT – CTST} Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là A. 3. B. 5. C.4. D. 6. Câu 23. {SBT – CTST} Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia đình. Thành phần chính của biogas là A. N2. B. CO2. C. CH4. D. NH3. Câu 24. {SBT – CTST} Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây? A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane mạch không nhánh thành hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ so octane cao. B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thành các alkene và alkane mạch ngắn hơn. C. Thực hiện phản ứng hydrogen hoá để chuyển các alkene thành alkane. D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu. Câu 25. {SBT – CD} Số alkene có cùng công thức C4 H8 và số alkyne có cùng công thức C4 H6 lần lượt là A. 4 và 2 . B. 4 và 3 . C. 3 và 3 . D. 3 và 2 . Câu 26. {SBT – CD}Chất nào sau đây cộng H 2 dư ( Ni, t  ) tạo thành butane? CH3 − CH = CH2 CH3 − C  C − CH 2 − CH3 A. . B. . C. CH3 − CH 2 − CH = CH 2 . D. ( CH3 )2 C = CH2 . Câu 27. {SBT – CD} Sản phẩm tạo thành khi 2-methylpent-2-en tác dụng với Br2 có tên gọi là A. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene. B. 3,4-dibromo-4-methylpentane. C. 2,3-dibromo-2-methylpentane. D. 4-bromo-2-methylpent-2-ene.
  3. Câu 28. {SBT – CD} Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phầm không tuân theo đúng quy tắc Markovnikov? CH3CH = CH 2 + HCl → CH3CHClCH3 A. . B. ( CH3 )2 C = CH2 + HBr → ( CH3 )2 CHCH2Br . H+ CH 3CH 2 CH = CH 2 + H 2 O → CH 3CH 2CH(OH)CH 3 C. . D. ( 3 )2 CH C = CH − CH3 + HI → ( CH3 )2 ClCH2CH3 . Câu 29. {SBT – CD} Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene; ethyl acetylene và dimethyl acetylene. Số chất tạo được kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là A. 1 . B. 2 . C. 3 . D. 4 . Câu 30. {SBT – CD} Cho các alkene X và Y có công thức như sau: Tên gọi của X và Y tương ứng là A. cis-3-methylpent-2-ene và trans-3-methylpent-3-ene. B. trans-3-methylpent-2-ene và cis-3-methylpent-2-ene. C. trans-3-methylpent-3-ene và cis-3-methylpent-3-ene. D. trans-3-methylpent-3-ene và cis-3-methylpent-2-ene. Câu 31. {SBT – CD} Hợp chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. 2-methylbut-2-ene. B. 2-chloro-but-1-ene. C. 2,3-dichlorobut-2-ene. D. 2,3-dimethylpent-2-ene. Câu 32. {SBT – CD} Các alkene không có các tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây? A. Tan tốt trong nước và các dung môi hữu cơ. B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. C. Có nhiệt độ sôi thấp hơn alkane phân tử có cùng số nguyên tử carbon. D. Không dẫn điện. Câu 33. { SBT – CTST } Biểu đồ dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkene. Có bao nhiêu alkene trong biểu đồ ở thể khí trong điều kiện thường (25°C)? A. 4 B. 2. C. 3 D. 5 Câu 34. {SBT – CD} But-1-ene tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính có công thức cấu tạo nào sau đây? A. CH3CHBrCHBrCH3. B. CH3CH2CH2CH2Br. C. CH3CH2CHBrCH3. D. BrCH2CH2CH2CH2Br. Câu 35. {SBT – CD} Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây?
  4. A. Butadiene. B. Propene. C. Vinyl chloride. D. Ethylene. Câu 36. {SBT – KNTT} Xét phản ứng hóa học sau: CH3CH=CH2 + KMnO4 + H2O ⎯⎯ CH3CH(OH)CH2OH + MnO2 + KOH → Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng A. 13. B. 14. C. 15. D. 16. Câu 37. {SBT – CD} Để phân biệt but-2-yne (CH3C≡CCH3) với but-l-yne (CH≡CCH2CH3) có thể dùng thuốc thử nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch AgNO3/NH3. C. Nước bromine. D. Dung dịch KMnO4 Câu 38. {SBT – KNTT} Cho các chất sau: propane, propene, propyne, butane, but-1-yne, but-2-yne, but-1- ene và cis-but-2-ene. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 39. {SBT – KNTT} Arene hay còn gọi là hydrocarbon thơm là những hydrocarbon trong phân tử có chứa một hay nhiều A. vòng benzene. B. liên kết đơn. C. liên kết đôi. D. liên kết bA. Câu 40. {SBT – KNTT} Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng? A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphthalene. Câu 41. {SBT – KNTT} Cho các chất sau: (X)𝑜-bromotoluene; (Y)𝑚-bromotoluene; (Z) 𝑝-bromotoluene. Sản phẩm chính của phản ứng giữa toluen với bromine ở nhiệt độ cao có mặt iron(III) bromide là A. (X) và (Y). B. (Y) và (𝑍). C. (𝑋) và (𝑍). D. (𝑌). Câu 42. {SBT – KNTT} Nitro hoá benzene bằng hỗn hợp HNO3 đặc và H2 SO4 đặc ở nhiệt độ ≤ 50∘ C, tạo thành chất hữu cơ X. Phát biểu nào sau đây về 𝑋 không đúng? A. Tên của 𝑋 là nitrobenzene. B. X là chất lỏng, sánh như dầu. C. 𝑋 có màu vàng. D. X tan tốt trong nướC. Câu 43. {SBT – KNTT} Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene? A. Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene. B. Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng. C. Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane. D. Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1: 1. Câu 44. {SBT – KNTT} Nhận xét nào sau đây về tính chất hoá học của benzene là không đúng? A. Benzene khó tham gia phản ứng cộng hơn ethylene. B. Benzene dễ tham gia phản ứng thế hơn so với phản ứng cộng. C. Benzene không bị oxi hoá bởi tác nhân oxi hoá thông thường. D. Benzene làm mất màu dung dịch nước bromine ở điều kiện thường. Câu 45. {SBT – KNTT} Phân tử chất nào sau đây có thể cộng thêm 5 phân tử H2 (xúc tác Ni, đun nóng)? A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphthalene. Câu 46. {SBT – KNTT} Chất nào sau đây khi tác dụng với hỗn hợp HNO3 và H2 SO4 đặc nóng tạo một sản phẩm mononitro hoá duy nhất? A. Benzene. B. Toluene. C. o-xylene. D. Naphthalene. Câu 47. {SBT – KNTT} Đun nóng toluene với dung dịch KMnO4 nóng, thì tỉ lệ mol C6 H5COOK sinh ra so với KMnO4 phản ứng bằng A. 1: 2. B. 2: 1. C. 2: 3. D. 3: 2. Câu 48. {SBT – CTST} Gọi tên arene sau theo danh pháp thay thế
  5. A. 1-methyl-2-ethylbenzene. B. 1-ethyl-2-methylbenzene. C. 2-methyl-1-ethylbenzene. D. 1-ethyl-6-methylbenzene. Câu 49. {SBT – KNTT} Cho một số arene có công thức cấu tạo sau: Trong số các chất trên, có bao nhiêu chất là đồng phân cấu tạo của nhau A. 2. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 50. {SBT – KNTT} Arene (B) có công thức phân tử C8H8. Khi có mặt bột sắt, (B) tác dụng với bromine tạo một sản phẩm thế monobromo duy nhất. Số công thức cấu tạo phù hợp với (B) là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 51. {SBT – KNTT} Chất lỏng X có khả năng làm nhạt màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường. 𝑋 là chất nào trong các chất sau đây? A. Benzene. B. Toluene. C. Styrene. D. Naphtalene. B. CÂU HỎI ĐÚNG SAI I. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Câu 52. Các phát biểu sau là đúng hay sai Lệnh hỏi Đ/S a, Cấu tạo hoá học là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử; b, Cấu tạo hoá học khác nhau tạo ra các chất khác nhau; c, Trong phân tư hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hoá trị bốn; d, Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố kháC. Câu 53. Cho các phát biểu sau: Lệnh hỏi Đ/S a, Công thức cấu tạo biểu diễn kiểu liên kết và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử; b, Chất đồng phân có thể khác nhau về loại nhóm chức, mạch carbon, vị trí liên kết pi () hoặc vị trí nhóm chức; c, Chất đồng đẳng có cấu tạo và tính chất tương tự, nhưng thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2. d, Các chất đồng phân luôn có công thức phân tử giống nhau và công thức cấu tạo khác nhau Câu 54. Nhận xét về hai công thức cấu tạo CH3CH2CH(CH3)2 và CH3CH2CH2CH2CH3 là đúng hay sai: Lệnh hỏi Đ/S a, Biểu diễn cấu tạo hoá học của cùng một chất. b, Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về vị trí nhóm chức.
  6. c, Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. d, Biểu diễn cấu tạo hoá học của hai chất đồng phân về mạch carbon. II. Alkane – Alkene – Alkyne – Arene Câu 55. Các phát biểu sau đây về alkane là đúng hay sai Lệnh hỏi Đ/S a, Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết  bền vững. b, Các phân tử alkane hầu như không phân cực c, Ở điều kiện thường các alkane tương đối trơ về mặt hoá học. d, Trong phân tử methane, bốn liên kết C − H hướng về bốn đỉnh của một hình vuông. Câu 56. Các phát biểu sau đây đúng hay sai (ở điều kiện thường)? Lệnh hỏi Đ/S a, Các alkane từ C1 đến C4 và neopentane ở trạng thái khí. b, Các alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentane) ở trạng thái lỏng. c, Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước. d, Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong các dung môi hữu cơ. Câu 57. Phát biểu sau đây về phản ứng reforming alkane là đúng hay sai Lệnh hỏi Đ/S a, Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch phân nhánh. b, Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các hydrocarbon mạch vòng. c, Số nguyên tử carbon của chất tham gia và của sản phẩm bằng nhau. d, Nhiệt độ sôi của sản phẩm lớn hơn nhiều so với alkane tham gia phản ứng. Câu 58. Phát biểu sau đây là đúng/sai? Lệnh hỏi Đ/S a, Những hợp chất mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn là hydrocarbon no. b, Hydrocarbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. c, Hydrocarbon có các liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. d, Hydrocarbon có ít nhất một liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no. Câu 59. { SBT – CD }. Phát biểu nào sau đây là đúng hay sai Lệnh hỏi Đ/S a, Công thức chung của các hydrocarbon không no, mạch hở, phân tử có một liên kết đôi C=C là CnH2n, n > 2. b, Công thức phân tử của các hydrocarbon không no, mạch hở, phân tử cỏ một liên kết ba C≡C có dạng CnH2n-2, n > 2. c, Công thức phân tử của các hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n, n > 2. d, Công thức chung của các hydrocarbon là CxHy với x > 1. Câu 60. Cho công thức phân tử sau : CH4, C2H4, C2H6, C3H8, C2H2, C4H10, C3H4,C3H6, C4H6, C5H10, C4H8, C6H6, C6H10, C7H8, C8H8. Lệnh hỏi Đ/S a, Số CTPT thuộc dãy đồng đẳng của alkane là 2. b, Số CTPT có thể thuộc dãy đồng đẳng của alkene là 6. c, Số CTPT có thể thuộc dãy đồng đẳng của alkyne là 3. d, Số CTPT có thể thuộc dãy đồng đẳng của benzene là 3. Câu 61. Những chất nào sau đây là đồng phân hình học của nhau
  7. Câu 62. Lệnh hỏi Đ/S a, I và II b, II và III c, I và III d, Cả 3 chất Câu 63. Phát biểu sau đây là đúng/sai? Lệnh hỏi Đ/S a, Alkyne có số đồng phân ít hơn alkene tương ứng. b, Một số alkyne có đồng phân hình học. c, Hai alkyne đầu dãy không có đồng phân. d, C4H6 có 2 đồng phân cấu tạo. Câu 64. {SBT – CD} Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng dung dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine. Hiện tượng thí nghiệm sau đây là đúng/sai? Lệnh hỏi Đ/S a, Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt. b, Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần. c, Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp. d, Ở ống nghiệm (2) dần xuất hiện kết tủa màu nâu đen. Câu 65. Trong sơ đồ thực nghiệm theo hình vẽ sau đây: Phát biểu sau đúng/sai: Lệnh hỏi Đ/S a, Chất khí sau khi đi qua bông tẩm NaOH đặc có thể làm mất màu dung dịch bromine hoặc KMnO4. b, Vai trò chính của bông tẩm NaOH đặc là hấp thụ lượng C2H5OH chưa phản ứng bị bay hơi. c, Phản ứng chủ yếu trong thí nghiệm là 2C2H5OH → (C2H5)2O + H2O. d, Vai trò chính của H2SO4 đặc là oxy hóa C2H5OH thành H2O và CO2. Câu 66. Cho 30ml dung dịch HNO3 đặc và 25ml dung dịch H2SO4 đặc vào bình cầu ba cổ có lắp ống sinh hàn, phễu nhỏ giọt và nhiệt kế rồi làm lạnh hỗn hợp tới 30 °C. Cho từng giọt benzene vào hồn hợp phản ứng, đồng thời lắc đều và giữ nhiệt độ ở 60 °C. trong 1 giờ. Để nguội bình, sau đó rót hỗn hợp phản ứng vào phễu chiết, hỗn hợp tách thành 2 lớp. Tách bỏ phần acid ở bên dưới. Rửa phần chất lỏng còn lại bằng dung dịch sodium carbonate, sau đó rửa bằng nước, thu được chất lỏng nặng hơn nước, có màu vàng nhạt. Kết luận sau đây về phản ứng trên là đúng/sai? Lệnh hỏi Đ/S a, Chất lỏng màu vàng nhạt là nitrobenzene.
  8. b, Sulfuric acid có vai trò xúc tác. c, Đã xảy ra phản ứng thế vào vòng benzene. d, Nitric acid đóng vai trò là chất oxi hóa. Câu 67. {SBT – CTST} Anthracene được dùng để sản xuất thuốc nhuộm alizarin đỏ, bảo quản gỗ, làm thuốc trừ sâu, ... Anthracene có công thức cấu tạo: Lệnh hỏi Đ/S a, Công thức của anthracene là C14H10. b, Số liên kết π trong phân tử anthracene là 7 c, Anthracene là một arene đa vòng d, Anthracene có thể làm mất màu nước Bromine. Câu 68. Công thức và tên gọi tương ứng của các chất là đúng/sai? Lệnh hỏi Đ/S a, but-2-ene b, 3-methylbut-1-yne c, 2,2,4-trimethylpentane d, 1-ethyl-2-methylbenzene C. CÂU HỎI TỰ LUẬN I. Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ Câu 69. Viết công thức cấu tạo của các họp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C4H10O. Trong các họp chất này, hãy chỉ ra: a) Các chất là đồng phân về nhóm chức. b) Các chất là đồng phân về vị trí nhóm chức. c) Các chất là đồng phân về mạch carbon. Câu 70. Hai chất đầu trong các chất thuộc một số dãy đồng đẳng được cho dưới đây: Dãy 1: CH2O, C2H4O. Dãy 2: C2H3N, C3H5N. Dãy 3: C6H6, C7H8. a) Viết công thức phân tử của chất thứ 5 trong mỗi dãy. b) Viết công thức chung cho mỗi dãy. Câu 71. Các hợp chất CH3COOH (C2H4O2), HOCH2CH2CHO (C3H6O2) và CH3CH2COOCH3 (C4H8O2) có thuộc cùng một dãy đồng đẳng không? Vì sao? Viết công thức cấu tạo của ba chất có cùng công thức phân tử với các chất ở trên và là đồng đẳng của nhau. Câu 72. Một hợp chất hữu cơ A được xác định có công thức thực nghiệm là CH2O. a) Các nguyên tố nào có trong thành phần phân tử của A? b) Bằng phổ MS, người ta xác định được phân tử khối của A là 60. Tìm công thức phân tử của A.
  9. c) Trên phổ IR của A thấy có tín hiệu hấp thụ ở 1715 cm-1 đồng thời cũng thấy một số tín hiệu hấp thụ trong vùng 3400 - 2500 cm-1. A có thể có nhóm chức nào? Xác định công thức cấu tạo của A. Câu 73. Thành phần phần trăm về khối lượng nguyên tố có trong hợp chất X là 85,7% c và 14,3% H. a) Xác định công thức thực nghiệm của hợp chất X. b) Phổ MS cho thấy X có phân tử khối là 56. Xác định công thức phân tử của X. c) Cho biết công thức cấu tạo có thể có của X trong mỗi trường họp: - X là hydrocarbon mạch thẳng. - X là hydrocarbon mạch hở, phân nhánh. II. Alkane – Alkene – Alkyne – Arene Câu 74. (a) Viết công thức cấu tạo của các alkane có tên gọi sau: Pentane; 2-methylbutane (isopentane) và 2,2-dimethylpropane (neopentane). (b) Gọi tên các alkane sau: (i) (ii) Câu 75. [CD] Cho công thức cấu tạo của các chất dưới đây: a) Viết công thức phân tử của các chất trên. b) Cho biết trong các chất trên, chất nào là hydrocarbon không no, chất nào là alkene, chất nào là alkyne. Câu 76. [CD] Viết công thức cấu tạo của các chất có tên dưới đây: a) pent – 2 – ene b) 2 – methylbut – 2 – ene c) 3 – methylbut – 1 – yne d) 2 – methylpropene Câu 77. { SBT – KNTT }. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đây và viết các phương trình hoá họC. Câu 78. { SBT – CTST }. Ngày nay, các nhà máy thường sử dụng chu trình khép kín hoặc tích hợp các phương pháp đẻ nâng cao hiệu suất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Viết các phương trình phản ứng biểu diễn sơ đồ sản xuất sau và cho biết sơ đồ nào là tích hợp các phương pháp sản xuất vinyl chloride? Sơ đồ nào thải sản phẩm phụ ra môi trường?
  10. Câu 79. { SBT – KNTT }. Hoàn thành sơ đồ chuyển hoá sau đầy và viết các phương trình hoá họC. (Biết A, B, C, D, D, F là các sản phẩm chính) Câu 80. { SBT – CTST }. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nêu rõ sản phẩm chính, phụ nếu có) a) CH3-CH2-CH=CH2 + Br2 → b) CH≡C–CH3 + Br2 ⎯⎯ 1: 2 → c) CH3-CH2-CH=CH2 + HBr → d) CH3–C≡C–CH3 + HCl ⎯⎯⎯⎯ → HgSO4 , 1:1 e) CH3 –CH2–C≡C–CH2–CH3 + H2O ⎯⎯⎯⎯ → HgSO , 1:1 4 f) CH2=CCl-CH3 + HCl → Câu 81. Dùng CTCT, hãy viết phương trình hóa học ở các phản ứng sau: Câu 82. Cho 2-methylpropane tác dụng với chlorine (tỉ lệ mol 1 : 1, có ánh sáng) thu được tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro? Câu 83. Nhận biết các các chất sau chỉ bằng 1 thuốc thử: Benzene, Toluen, Styren. Câu 84. { SBT – CTST }. Có một số loại trái cây chưa chín mà chúng ta lại muốn được sớm thưởng thức chúng, chẳng hạn một quả bơ, xoài, ... Có một cách giải quyết đơn giản là cho quả bơ vào túi giấy cùng với vài quả chuối, bơ sẽ chín nhanh hơn nhiều. Giải thích cách làm trên. Câu 85. {SGK – KNTT}. Điều chế và thử tính chất hoá học của acetylene
  11. Chuẩn bị: đất đèn (chứa CaC2), nước tinh khiết; ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch KMnO4 loãng, ống nghiệm chứa khoảng 2 mL dung dịch nước Br2 loãng, bình cầu có nhánh 250 mL, ống dẫn thuỷ tinh hình chữ L, ống dẫn thuỷ tinh đầu vuốt nhọn, giá để ống nghiệm, que đóm, bình thuỷ tinh chứa dung dịch NaOH. Tiến hành: - Cho khoảng 5 g đất đèn vào bình cầu có nhánh và cho nước cất vào phễu nhỏ giọt. Lắp dụng cụ như Hình 16.6 (chú ý đuôi của phễu nhỏ giọt không chạm vào chất rắn). - Mở khoá phễu nhỏ giọt để nước chảy từ từ xuống, khí acetylene sinh ra được sục ngay vào các ống nghiệm chứa dung dịch KMnO4 và nước Br2 đã chuẩn bị ở trên đến khi dung dịch mất màu. - Thay ống dẫn khí thuỷ tinh hình chữ L bằng ống dẫn thuỷ tinh có đầu vuốt nhọn. Dùng que đóm đang cháy để đốt acetylene sinh ra ở đầu ống dẫn khí. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. Câu 86. Hoá lỏng một alkane ở thể khí là cách để tối ưu hoá khả năng lưu trữ alkane trong các thiết bị. Để hoá lỏng một alkane ở thể khí, người ta có thể tiến hành trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của alkane. Ví dụ chúng ta có thể hoá lỏng propane ở nhiệt độ thấp hơn -42 °C hay methane xuống thắp hơn nhiệt độ - 162°C. Tuy nhiên cách làm này rất tốn kém, không đạt hiệu quả kinh tế nên ít được áp dụng, mà thay vào đó người ta hoá lỏng alkane bằng cách nén chúng dưới áp suất cao. Để propane là chất lỏng ở nhiệt độ phòng, propane phải được giữ trong bình ở áp suất khoảng 850 kPa, tức khoảng 8,5 atm. Với methane phải khoảng 32 000 kPa, tức khoảng 320 atm và butane khoảng 230 kPa, tức khoảng 2,3 atm. a, Alkane nào trong số 3 alkane đã nêu dễ hoá lỏng hơn? b, Khí hoá lỏng nào trong số 3 khí hoá lỏng trên cần phải lưu trữ trong thiết bị thép cực bền? Vì sao? c, Butane lỏng có thể nhìn thấy bên trong một chiếc bật lửa trong suốt, có nhiệt độ sôi thấp hơn một ít so với nhiệt độ của nước đóng băng (–0,5 °C). Tuy nhiên vì sao butane trong bật lửa lại không sôi? Khi dùng bật lửa gas cần lưu ý những gì ? Câu 87. Alkene X có phân tử khối gấp 1,74 lần phân tử khối của oxygen. Số đồng phân của X là bao nhiêu? Câu 88. Dẫn m gam khí acetylene vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 48 gam kết tủa. Tính m? Câu 89. Dẫn m gam alkyne X qua bình đựng nước bromine dư, số mol Br2 phản ứng là 0,2 và khối lượng bình Br2 tăng lên 4 gam. Mặt khác, dẫn m gam X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Câu 90. Một hydrocarbon X khi đem đốt cháy thu được 7,92 gam nước và 3,9664 lít CO2 (đkc). Hãy xác định CTPT, các CTCT của X biết X có 2 Carbon bậc IV trong phân tử? Nêu hiện tượng khi cho X qua dung dịch KMnO4? Câu 91. Một hydrocarbon X trong phân tử có phần trăm khối lượng C bằng 94,117%. X có khả năng tác dụng với Br2 khi có xúc tác FeBr3. Phổ khối lượng của X như sau:
  12. Xác định CTCT của X? Câu 92. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% ethanol, 35% heptane, 60% octane. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol các chất giải phòng nhiệt lượng như sau: Giả sử năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 37688kJ. Nếu xe máy chạy với tốc độ trung bình như trên thì thời gian để sử dụng hết 3 kg xăng E5 gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,55 giờ. B. 2,82 giờ. C. 3,55 giờ. D. 3,05 giờ. Câu 93. Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận ethylene là an toàn trong việc kích thích trái cây mau chín. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ cho phép, ví dụ đối với nồng độ 27 000 ppm, tức gấp khoảng 200 lần mức cần thiết để kích thích quá trình chín, một tia lửa điện có thể đốt cháy ethylene và gây ra vụ nổ chết người. Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 ppm -150 ppm. Khối lượng ethylene cần thiết sử dụng để phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm ở 25 °C và 1 bar là bao nhiêu? Câu 94. Học sinh đọc thông tin sau để trả lời các câu hỏi ở dưới: Cumene (isopropylbenzene) là một arene ở thể lỏng trong điều kiện thường, có mùi dễ chịu. Cumene được sản xuất từ quá trình chưng cất nhựa than đá và các phân đoạn dầu mỏ hoặc bằng cách alkyl hóa benzene với propene, xúc tác là acid. Khoảng 95% cumene được sử dụng làm chất trung gian trong quá trình sản xuất phenol và acetone. Các ứng dụng khác như trong sản xuất styrene, a-methylstyrene, acetophenone, chất tẩy rửa, làm chất pha loãng cho sơn, làm dung môi cho chất béo và nhựa, in ấn và sản xuất cao su. Một lượng nhỏ được sử dụng trong pha chế xăng và là thành phần của nhiên liệu hàng không có chỉ số octane cao. Đã có bằng chứng rõ rệt về khả năng gây ung thư của cumene đối với chuột, ở người, cumene thuộc nhóm có thể gây ung thư. Cumene được thải ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch từ các phương tiện giao thông, dầu tràn, vận chuyển và phân phối nhiên liệu hóa thạch hoặc bốc hơi từ các trạm xăng. Ngoài ra, các nguồn thải khác từ việc sử dụng cumene làm dung môi, từ các nhà máy dệt và kể cả từ khói thuốc lá… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư ở người. Bảng sau đây thống kê một số nguồn sản sinh cumene trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất. a, Tính khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1.000.000 xe ô tô chạy động cơ xăng (có bộ chuyển đổi xúc tác) trong 1 năm. Giả sử bình quân 1 tháng, mỗi xe ô tô chạy 3.000km. b, Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong 1 tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1.000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0