intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. UBND THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH CUỐI HỌC KÌ II NH 2023-2024 MÔN KHTN LỚP 6 I.Trắc nghiệm: Câu 1. Tên phổ thông của loài được hiểu là A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 2. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh kiết lị. B. Bệnh dại. C. Bệnh vàng da. D. Bệnh tả. Câu 3. Độ dãn của lò xo treo theo phương thẳng đứng, tỉ lệ với A. Khối lượng của vật treo. B. Lực hút của trái đất. C. Độ dãn của lò xo. D. Trọng lượng của lò xo. Câu 4. Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 10,5cm. Khi treo một quả cân 100g thì độ dài của lò xo là 11cm. Nếu treo quả cân 500g thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn bao nhiêu? A. 0,5cm. B. 1cm. C. 2cm. D. 2,5cm. Câu 5. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc? A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà. B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo. C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn. D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Câu 6. Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Hoa tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn. D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. Câu 7. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát trượt? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường.
  2. Câu 8. Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên liệu bằng cách A. Di chuyển nhiên liệu. B. Tích trữ nhiên liệu. C. Đốt cháy nhiên liệu. D. Nấu nhiên liệu. Câu 9. Khi một chiếc quạt trần đang hoạt động thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hóa thành A. Động năng. B. Thế năng hấp dẫn. C. Năng lượng ánh sáng. D. Năng lượng âm thanh. Câu 10. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng? A. Đun nóng vật. B. Làm lạnh vật. C. Chiếu sáng vật. D. Cho vật chuyển động. Câu 11. Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành nhiệt năng? A. Bàn là điện. B. Máy khoan. C. Quạt điện. D. Máy bơm nước. Câu 12. Thế năng hấp dẫn của vật là A. Năng lượng do vật chuyển động. B. Năng lượng do vật có độ cao. C. Năng lượng do vật bị biến dạng. D. Năng lượng do vật có nhiệt độ. Câu 13. Trường hợp nào sau đây xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. Khi viết phấn trên bảng. B. Viên bi lăn trên mặt đất. C. Khi ta đẩy quyển sách mà nó vẫn nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. D. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động trên đường. Câu 14. Khi bếp ga hoạt động thì có sự chuyển hóa: A. Hóa năng thành nhiệt năng. B. Điện năng thành cơ năng. C. Điện năng thành hóa năng. D. Nhiệt năng thành điện năng. Câu 15. Trong các dụng cụ và thiết bị sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng? A. Bàn là điện. B. Bóng đèn điện. C. Quạt điện. D. Bếp điện. Câu 16. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có dạng năng lượng nào sau đây? A. Động năng. B. Thế năng đàn hồi. C. Thế năng hấp dẫn. D. Vừa động năng vừa thế năng hấp dẫn. Câu 17. Năng lượng đặc trưng cho khả năng nào? A. Tác dụng của lực. B. Chuyển hóa thế năng và động năng. C. Biến đổi năng lượng. D. Sinh công. Câu 18. Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng?
  3. A. Núm của đinamô quay, đèn bật sáng. B. Pin mặt trời dùng để đun nước nóng. C. Vật giảm tốc độ khi bị cản trở. D. Vật nóng lên khi bị cọ xát. Câu 19. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do A. Mặt Trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng tây. B. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. C. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây. D. Mặt Trời chuyển động từ đông sang tây. Câu 20. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Thay đổi độ sáng liên tục. C. Ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Câu 21. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học ? A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người. Câu 22. Chọn câu sai. Thực vật giúp hạn chế xói mòn thông qua cơ chế nào? A. Tán cây giúp cản dòng nước mưa dội trực tiếp vào bề mặt đất. B. Cành và thân cây giúp nước mưa nương theo để chảy xuống lớp thảm mục, ngấm từ từ vào lòng đất và hoà cùng mạch nước ngầm. C. Rễ cây giúp giữ đất không bị rửa trôi trước sức chảy của dòng nước. D. Tạo chất dinh dưỡng phù sa bồi đắp cho đất ven bờ biển. Câu 23. Chọn câu sai. Thực vật giúp điều hoà khí hậu nhờ điều nào dưới đây? A. Giảm thiểu thiên tai nhờ khả năng cản bớt ánh sáng, gió và vận tốc dòng chảy. B. Làm dịu mát môi trường xung quanh thông qua việc thải ra hơi nước. C. Cân bằng hàm lượng khí oxygen và khí carbon dioxide trong bầu khí quyển nhờ quá trình quang hợp. D. Thực hiện quá trình hô hấp ở cây, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide. Câu 24. Thế nào là động vật quý hiếm? A. Là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, xuất khẩu.
  4. B. Là những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có dấu hiệu giảm sút. C. Là những động vật có giá trị. D. Là những động vật được nuôi trong sở thú. Câu 25. Chọn đáp án đúng? A. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất. B. Mặt Trăng phát ra ánh sáng. C. Mặt Trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác. D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau. II. Tự luận: Câu 1. Hãy nêu tên và lợi ích của một số thực vật trong tự nhiên và trong thực tiễn mà em biết? Câu 2. a) Lực hấp dẫn là gì ? b) Một vật có khối lượng 5kg. Hỏi vật đó có trọng lượng bao nhiêu Niuton? c) Một vật có trọng lượng 45 N. Hỏi vật đó có khối lượng bao nhiêu kg? Câu 3. a. Dụng cụ dùng để đo lực là gì? Đơn vị của lực? b. Hãy biểu diễn lực F có phương ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N với tỉ xích 1cm ứng với 2N. Câu 4. Nêu những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học và đưa ra những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 5. Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại: a. Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy. b. Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã. Câu 6: Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 12 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 10 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo sẽ có chiều dài bao nhiêu?  Lưu ý : Xem lại kiến thức từ Bài 35 đến Bài 44. CHÚC CÁC EM ÔN THI TỐT !
  5. Vũng Tàu, ngày 15 tháng 04 năm 2024 Duyệt của tổ chuyên môn Người soạn đề cương (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Thủy Lê Thị Huế Hảo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2