Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều
- Trường THCS Mạo Khê 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II- KHTN7 NĂM HỌC 2023-2024 PHÂN MÔN SINH Phần 1: Trắc nghiệm khách quan. Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 2. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là A. chất hữu cơ và chất khoáng. B. nước và chất khoáng. C. nước, chất hữu cơ và chất khoáng. D. chất hữu cơ và nước. Câu 3. Trao đổi khí ở sinh vật là quá trình A. lấy khí O2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí CO 2 từ cơ thể ra môi trường. B. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể và thải khí O 2 từ cơ thể ra môi trường. C. lấy khí CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. D. lấy khí O2 hoặc CO2 từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải khí CO2 hoặc O2 từ cơ thể ra môi trường. Câu 4. Ở thực vật các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá A. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen. B. nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. C. nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. D. nước, hàm lượng khí oxygen, nhiệt độ. Câu 5. Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích A. từ môi trường. B. từ môi trường ngoài cơ thể. C. từ môi trường trong cơ thể. D. từ các sinh vật khác. Câu 6. Sản phẩm của quang hợp là? A. Nước, carbon dioxide. B. Glucose, nước. C. Ánh sáng, diệp lục. D. Oxygen, glucose.
- Câu 7. Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là A. các nhận biết. B. các kích thích. C. các cảm ứng. D. các phản ứng. Câu 8. Tập tính động vật là A. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. C. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. D. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại. Câu 9. Thí nghiệm chứng minh tính hướng nước của cây: 1. Theo dõi sự nảy mầm của hạt thành cây có từ 3 tới 5 lá. 2. Đặt chậu nước có lỗ thủng nhỏ vào trong một chậu cây sao cho nước ngấm vào đất mà không gây ngập úng cây. 3. Gieo hạt đỗ vào hai chậu, tưới nước đủ ẩm. 4. Sau 3 đến 5 ngày (kể từ khi đặt chậu nước), nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu và quan sát hướng mọc của rễ cây. Thứ tự các bước thí nghiệm đúng là: A. 1, 2, 3, 4. B. 3, 1, 2, 4. C. 4, 2, 3, 1. D. 3, 2, 1, 4. Câu 10. Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên. B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ. C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân. D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ. Câu 11. Sinh trưởng ở sinh vật là A. sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. B. sự tăng lên về khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào. C. sự tăng lên về kích thước cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.
- D. biến đổi diễn ra trong đời sống của cá thể. Câu 12. Cho sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch như sau; Thứ tự các giai đoạn phát triển đúng là: A. ếch trưởng thành, trứng, nòng nọc, ếch con. B. nòng nọc, ếch trưởng thành, trứng, ếch con. C. trứng, ếch con, nòng nọc, ếch trưởng thành. D. trứng, nòng nọc, ếch con, ếch trưởng thành. Câu 13. Có mấy hình thức sinh sản? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Loài nào không sinh sản bằng hình thức vô tính? A. Trùng giày. B. Trùng roi. C. Trùng biến hình. D. Cá chép. Câu 15. Sinh sản hữu tính ở sinh vật là quá trình A. tạo ra cơ thể mới từ sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố. B. tạo ra cơ thể mới từ một phần của cơ thể mẹ hoặc bố. C. hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thanh hợp tử, hợp tử phát triển tạo thành cơ thể mới. D. tạo ra cơ thể mới từ cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ. Câu 17:( B) Cảm ứng thực vật là A. khả năng tiếp nhận, xử lý các kích thích của môi trường. B. sự biến đổi cơ thể thích nghi với đời sống. C. quá trình hô hấp, trao đổi chất. D. khả năng tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi tường. Câu 18: (H) Cho các loài sau đây: Cá chép, Gà, Thỏ , Muỗi, Cánh cam, Khỉ, Bọ ngựa, Cào cào, Bọ rùa, Ruồi. Có bao nhiều loài trên sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. 6B. 5 C. 4D. 7
- Câu 19: ( B) Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là A. 15⸰C - 25⸰C. B. 20⸰C - 30⸰C.C. 10⸰C - 30⸰C.D. 25⸰C - 30⸰C. Câu 20 : (B) Quá trình hô hấp tế bào thải ra môi trường A. khí carbon dioxide.B. khí oxygen.C. khí nitrogen.D. khí methane. Câu 21: (H)Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín ở người là A. tim động mạch tĩnh mạch mao mạch tim. B. tim động mạch mao mạch tĩnh mạch tim. C. tim mao mạch động mạch tĩnh mạch tim. D. tim động mạch mao mạch động mạch tim. Câu 22:Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng? A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ. B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ. C. Con người, vật nuôi, cây trồng. D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ. Câu 23 : Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học? A. Số lượng loài trong quần thể. B. Số lượng cá thể trong quần xã. C. Số lượng loài. D. Số lượng cá thể trong một loài. Câu 24: Phương thức sinh sản nào sau đây được xem là tiến hóa nhất ? A. Sinh sản vô tính. B. Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài C. Hữu tính, đẻ trứng và thụ tinh trong . D. Sinh sản hữu tính, thụ tinh trong, đẻ con Câu 25: Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp đấu tranh sinh học? A. Dùng ếch bắt và ăn sâu bọ hại lúa. B. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh. C. Dùng mèo bắt chuột trong nhà. D. Dùng thuốc trừ sâu. Câu 26: Nhóm loài nào gồm các thiên địch diệt sâu bọ? A. Thằn lằn, cá đuôi cờ, cóc, sáo B. Thằn lằn, cắt, cú, mèo rừng C. Cá đuôi cờ, cóc, sáo, cú D. Sáo, cú, mèo rừng, cắt Câu 27: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì? A. Giúp chúng dễ săn mồi.
- B. Giúp lẩn trốn kể thù. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non. Câu 28: Hiện nay, nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật là: A. Do sự phun trào núi lửa. B. Do thiên tai, dịch bệnh bất thường. C. Do khả năng thích nghi của D. Do hoạt động của con sinh vật bị suy giảm dần. người. PHÂN MÔN HÓA 1. Liên kết ion - Liên kết ion là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa ion dương và ion âm. Ví dụ 1:Sự tạo thành liên kết trong phân tử sodium chloride + Nguyên tử Na cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+ 2. Liên kết cộng hóa trị - Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành bởi một hoặc nhiều đôi electron dùng chung giữa hai nguyên tử. Ví dụ 1:Sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine 3. Khái niệm về hóa trị - Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - Thông thường, hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số electron mà nguyên tử nguyên tố đó góp chung với nguyên tử khác. - Trong hợp chất, hóa trị của H luôn là I, hóa trị của O luôn là II. Bảng hóa trị của một số nguyên tố Bảng hóa trị của một số nhóm nguyên tử Tên nhóm Hóa trị Hydroxide (OH); Nitrate (NO3)I Sulfate (SO4), carbonate (CO3) II Phosphate (PO4) III 4. Công thức hóa học a. Công thức hóa học - Công thức hóa học dùng để biểu diễn chất. - Công thức hóa học gồm hai phần: Chữ và số + Phần chữ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố. + Phần số được ghi dưới chân kí hiệu hóa học (gọi là chỉ số) là số nguyên tử của nguyên tố trong phân tử (nếu chỉ có một nguyên tử thì không ghi).
- - Công thức hóa học của các hợp chất có từ hai kí hiệu hóa học trở lên. Ví dụ: NaCl, Na2O, H2SO4, CaCO3,... - Công thức hóa học của đơn chất chỉ có một kí hiệu hóa học + Với phi kim phân tử thường có hai nguyên tử. Ví dụ: N2, H2, Cl2, O2,... b. Ý nghĩa của công thức hóa học - Nguyên tố tạo ra chất. - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất. - Khối lượng phân tử của chất. Ví dụ:Đường glucose có công thức hóa học là C6H12O6cho biết điều gì?: Phần 2: Tự luận: Câu 1. Nêu vai trò của tập tính đối với động vật. Câu2.Nêu các đặc điểm của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp? Câu 3: Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu sự vận chuyển các chất Câu 4: Cho sơ đồ vòng đời của muỗi: Em hãy kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi? Câu 5.Phân tích mối quan hệ giữa sinh trưởng và pháttriển? Lấy VD PHÂN MÔN LÝ A.Lí thuyết Chủ đề 7: Tính chất từ của chất - Nam châm - Từ trường - Từ trường Trái Đất B. Bài tập minh họa I.Tự luận
- Câu 1: Trong tay em chỉ có một thanh nam châm đã bị mờ mất hai cực Bắc Nam và một sợi chỉ, em hãy đưa ra phương án để xác định hai cực bắc nam của thanh nam châm đó. Câu 2: Khi quan sát từ phổ của nam châm, ta biết được các đặc điểm nào của từ trường xung quanh nam châm? Câu 3:Nêu đặc điểm của đường sức từ xuất hiện trong lòng nam châm chữ U. Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào? Câu 4: Trình bày khái niệm từ phổ, cách tạo từ phổ bằng mạt sắt và nam châm. II. Trắc nghiệm Câu 1: Chọn phát biểu sai: Để nam châm giữ được từ tính lâu dài, chúng ta phải bảo quản nam châm như thế nào? A. Không nung nóng nam châm hoặc đặt nam châm ở nơi có nhiệt độ cao. B. Không bẻ gãy, tránh làm va đập nam châm. C. Nên đặt nam châm vào môi trường nước. D. Nên đặt một thanh sắt non nối hai từ cực của nam châm hoặc đặt hai nam châm ngược chiều nhau. Câu 2: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam. B. cả hai nửa đều mất từ tính. C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam. D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên. Câu 3: Có thể sử dụng dụng cụ nào sau đây để nhận biết từ trường? A. Bút thử điện. B. Kim nam châm. C. Thanh nam châm. D. Cả 3 dụng cụ trên đều có thể sử dụng để kiểm tra từ trường. Câu 4: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thí nghiệm tạo từ phổ của nam châm? A. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường. B. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. C. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. D. Mạt sắt sắp xếp dày nhất ở phần giữa của nam châm. Câu 5: Để kiểm tra một dây dẫn điện chạy qua bàn học có dòng điện chạy qua hay không mà không có dụng cụ kiểm tra điện, ta có thể sử dụng dụng cụ nào dưới đây? A. Thanh nam châm.B. Kim nam châm. C. Lực kế.D. Pin điện. Câu 6: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình:
- Tên các từ cực của nam châm là: A. A là cực Bắc, B là cực Nam.B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A là cực âm, B là cực dươngD. A là cực dương, B là cực âm Câu 7: Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. nam châm và lõi sắt.B. nam châm và nguồn điện. C. cuộn dây dẫn và lõi sắt.D. nam châm và cuộn dây dẫn Câu 8: Cách nào dưới đây có thể làm thay đổi lực từ của nam châm điện? A. Thay đổi dòng điện chạy qua các vòng dây. B. Sử dụng dây dẫn to để quấn quanh lõi sắt. C. Sử dụng dây dẫn nhỏ để quấn quanh lõi sắt. D. Sử dụng lõi thép có kích thước giống hệt lõi sắt để thay cho lõi sắt. Câu 9: La bàn là dụng cụ dùng để làm gì? A. Là dụng cụ để đo tốc độ.B. Là dụng cụ để đo nhiệt độ. C. Là dụng cụ để xác định độ lớn của lực.D. Là dụng cụ để xác định hướng. Câu 10: Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất. A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ. B. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu. C. Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau. D. Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 76 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 135 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 97 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
20 p | 93 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 63 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 126 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn