Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu
lượt xem 4
download
Với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8 * PHÂN MÔN HÓA HỌC A. LÝ THUYẾT 1 Nắm được các khái niệm, tính tan và tính chất hóa học của muối. 2. Trình bày được mối quan hệ giữa acid, base, oxide và muối; rút ra được kết luận về tính chất hoá học của acid, base, oxide 3. Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). 4. Trình bày được vai trò của phân bón và ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón hoá học (không đúng cách, không đúng liều lượng) đến môi trường của đất, nước và sức khoẻ của con người. Đề xuất được biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của phân B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Thang pH được dùng để: A. biểu thị độ acid của dung dịch B. biểu thị độ base của dung dịch C. biểu thị độ acid, base của dung dịch D. biểu thị độ mặn của dung dịch Câu 2: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên? A. KOH. B. CaCl2. C. AgNO3. D. Na2SO3. Câu 3. Cho các chất sau: NaOH, Cu(OH)2 , Al(OH)3, Mg(OH)2 chất nào là Base kiềm ? A. NaOH B. Cu(OH)2 C.Al(OH)3 D. Mg(OH)2 Câu 4: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH? A. Na2O. B. CaO. C. SO2. D. Fe2O3. Câu 5. Công thức phân tử của muối gồm : A. H và gốc acid. B. Kim loại và OH. C. Hợp chất chứa Oxygen D. Cation kim loại và anion gốc acid Câu 6: Oxit nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. CO2 B. O2 C. N2 D. H2 Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải là của NaCl? A. Gia vị trong bảo quản thực phẩm B. Chế tạo diêm, thuốc súng C. Chế tạo chất tẩy tửa, xà phòng D. Chế tạo chất sát khuẩn Câu 8: Hợp chất Na2SO4 có tên gọi là A. sodium sulfate. B. sodium sulfite. C. potassium sulfate. D.sodium sulfuric. II. Tự luận: Câu 1: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hóa sau, ghi rõ điều kiện ( nếu có) a. Cu CuO CuCl2 Cu (OH)2 CuSO4 b. Na Na2O NaOH Na2CO3 NaCl Câu 2: a) Tại sao đối với những người bị viêm dạ dày, khi đói, nếu uống nước hoa quả (chanh, táo,..) hoặc nước soda thì sẽ thấy bụng đau, khó chịu? b) Người bị viêm dạ dày khi đói sẽ rất đau vì dịch dạ dày tiết ra làm đau chỗ loét. Tại sao dùng thuốc có chứa Al(OH)3 có thể làm giảm đau? Câu 3: Cho 50 gam CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được bao nhiêu lít khí CO2 (ở đkc)_?
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH * PHÂN MÔN VẬT LÝ I.Phần trắc nghiệm: Câu 1: Nội năng của một vật là A. tổng động năng và thế năng của vật. B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công. D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt. Câu 2: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Trong hiện tượng này, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiệt năng của miếng đồng tăng lên. B. Nhiệt năng của cốc nước tăng lên. C. Nhiệt năng của các vật thay đổi do thực hiện công. D. Nhiệt năng của miếng đồng thay đổi do có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Câu 3: Khi chuyển động nhiệt của phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi? A. Nhiệt năng. B. Khối lượng. C. Động năng. D. Nhiệt độ. Câu 4: Khi nhiệt độ của vật tăng lên thì A. nội năng của vật giảm. B. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật giảm. C. động năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. D. thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật tăng. Câu 5: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt A. chỉ của chất khí. B. của chất khí và chất lỏng. C. chỉ của chất lỏng. D. của chất lỏng và chất rắn. Câu 6: Bức xạ nhiệt là A. sự truyền nhiệt qua chất rắn. B. sự truyền nhiệt qua không khí. C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. D. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. Câu 7: Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi A. hai vật có nhiệt năng khác nhau. B. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc nhau. C. hai vật có nhiệt độ khác nhau. D. hai vật có nhiệt năng khác nhau, tiếp xúc nhau. Câu 8: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào? A. Sự đối lưu. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. C. Sự bức xạ nhiệt. D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. Câu 9: Chọn phát biểu đúng. A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện. B. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do nguồn điện nào gây ra. C. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên. D. Cường độ dòng điện cho ta biết tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện. Câu 10: Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị A. cường độ dòng điện cực đại. B. cường độ dòng điện định mức. C. hiệu điện thế cực đại. D. hiệu điện thế định mức.
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Câu 11: Chọn câu đúng nói về sơ đồ mạch điện. A. Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật. B. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. D. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. Câu 12: Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến tự nhiên là gì? A. Ảnh hưởng đến khí hậu. B. Gây hư hại cảnh quan thiên nhiên. C. Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. D. Tất cả các đáp án trên đều đúng. II. Phần tự luận: Bài 1: Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20°C. Biết C1= 880 J/kg.K ; C2= 4200J/kg.K Bài 2: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100℃ vào 2,5 kg nước. Nhiêt độ khi có sự cân bằng nhiệt là 30℃. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài? Bài 3: Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau: a) Khi đun nước, nước nóng lên b) Khi cưa, cả lưỡi cưa và gỗ đều nóng lên * PHÂN MÔN SINH HỌC TRẮC NGHIỆM Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau: Câu 1. Cơ quan nào trong hệ hô hấp có chức năng tiêu diệt vi khuẩn trong không khí trước khi vào phổi? A. Mũi. B. Họng. C. Thanh quản. D. Khí quản. khỏi cơ thể. Câu 2. Môi trường trong của cơ thể gồm: A. Nước mô, các tế bào máu, kháng thể. B. Máu, nước mô, bạch huyết. C. Huyết tương, các tế bào máu, kháng thể. D. Máu, nước mô, bạch cầu. Câu 3. Trong cơ thể người, tuyến nội tiết nào đóng vai trò chỉ đạo hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác? A.Tuyến sinh dục. B.Tuyến yên. C.Tuyến giáp. D.Tuyến tuỵ. Câu 4. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hormone nào dưới đây? A. GH. B. Glucagôn. C. Insulin. D. Ađrênalin. Câu 5. Ở nam giới, cơ quan nào sau đây là nơi sản sinh ra tinh trùng? A. Tinh hoàn B. Túi tinh C. Mào tinh D. Dương vật Câu 6. Quần thể sinh vật là: A. tập hợp các cá thể thuộc các loài khác nhau, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. B. tập hợp các cá thể thuộc một loài, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới.
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH C. tập hợp các loài sinh vật, sống trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. D. tập hợp các cá thể thuộc một loài được con người tập trung lại trong khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Câu 7. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm: A. quần xã sinh vật và các quần thể. B. quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng. C. quần thể sinh vật và môi trường sống của chúng. D. quần xã sinh vật và các cá thể. Câu 8. Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với A. các nhân tố hữu sinh của môi trường. B. các loài sinh vật sản xuất. C. các nhân tố vô sinh của môi trường. D. các loài sinh vật tiêu thụ. Câu 9. Lựa chọn nhận định đúng trong các nhận định dưới đây A. Ô nhiễm môi trường là sự tồn tại các chất hóa học trong thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. B. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học trong thành phần không khí, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. C. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây bệnh nguy hiểm cho con người và sinh vật. D. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên. Câu 10. Đâu là nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh A. con người, cây bàng, con trâu, cái bút. B. con gà, cây rêu tường, cá heo, con giun đất. C. cá chép, rắn hổ mang, cái bàn, con voi. D. hòn đá, con mèo, cá rô phi, cây mít. Câu 11. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá. Câu 12: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng. C. Con người và các sinh vật khác. D. Các sinh vật khác và ánh sáng. Câu 13: Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái nào? A. Vô sinh. B. Hữu sinh. C. Hữu sinh và vô sinh. D. Hữu cơ. Câu 14: Dấu hiệu không phải là đặc trưng của quần thể là A. mật độ. B. tỉ lệ giới tính. C. cấu trúc tuổi. D. độ đa dạng loài. Câu 15: Hãy chọn đáp án đúng trong các đáp án dưới đây về trật tự của các dạng sinh vật trong một chuỗi thức ăn. A. Sinh vật phân giải → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật sản xuất→ Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ → Sinh vật phân giải. D. Sinh vật phân giải → Sinh vật sản xuất → Sinh vật tiêu thụ. Câu 16: Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể?
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH A. Nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi còn non và nhóm sau sinh sản. C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản. D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản. Câu 17: Quần xã sinh vật là A. tập hợp các sinh vật cùng loài. B. tập hợp các cá thể sinh vật khác loài. C. tập hợp các quần thể sinh vật khác loài. D. tập hợp toàn bộ các sinh vật trong tự nhiên. Câu 18: Khi sâu bọ phát triển mạnh, số lượng chim sâu cũng tăng theo. Khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, sâu bọ bị quần thể chim sâu tiêu diệt mạnh mẽ hơn nên số lượng sâu bọ lại giảm mạnh đi. Sự hạn chế số lượng sâu là hiện tượng A. cơ chế điều hòa mật độ. B. sự cân bằng sinh học. C. trạng thái cân bằng. D. khống chế sinh học. Câu 19: Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về A. giới động vật. B. giới thực vật. C. giới nấm. D. giới nhân sơ (vi khuẩn). Câu 20: Quần xã nào sau đây có độ đa dạng cao nhất? A. Quần xã sinh vật rừng thông phương Bắc. B. Quần xã sinh vật rừng mưa nhiệt đới. C. Quần xã sinh vật savan. D. Quần xã sinh vật rừng lá rộng ôn đới. Câu 21: Loài đặc trưng là A. loài có số lượng ít nhất trong quần xã. B. loài có số lượng nhiều trong quần xã. C. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác. D. loài có vai trò quan trọng trong quần xã. Câu 22: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật phân giải. D. con người. Câu 23: Lưới thức ăn gồm A. một chuỗi thức ăn. B. nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. ít nhất là 1 chuỗi thức ăn trở lên. Câu 24: Trong chuỗi thức ăn: Cỏ → Hươu → Hổ, thì cỏ là A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật ăn cỏ. C. sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật phân giải. Câu 25. Phát biểu nào sau đây không đúng với sinh quyển? A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn. B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất. C. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất. D. Ranh giới trùng hợp với toàn bộ lớp vỏ địa lí. II. Tự Luận: Câu 1: Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh họa các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật? Câu 2: Thế nào là chuỗi thức ăn, lưới thức ăn? Lấy ví dụ minh họa về chuỗi thức ăn?
- TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Câu 3: a) Nêu khái niệm quần thể sinh vật ? b) Cho các sinh vật sau: cây bạch đàn, gấu Koala, vi khuẩn E.coli, nấm mốc, hươu, cỏ, báo gấm, vi khuẩn lam, giun đất. Em hãy sắp xếp các loài trên vào 3 nhóm sinh vật hữu sinh? Câu 4: Đa dạng sinh học ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang bị suy giảm. Em hãy đề xuất biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã tại địa phương em? Câu 5: Nêu khái niệm hệ sinh thái? Hãy kể tên một số hệ sinh thái ở địa phương em và cho biết hệ sinh thái đó thuộc kiểu hệ sinh thái nào? ------------------------------------------HẾT---------------------------------- Vũng Tàu, ngày 15 tháng 04 năm 2024 Duyệt của tổ chuyên môn Người soạn đề cương (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hải Hiếu Phạm Thị Thanh Hải Hoàng Văn Sơn Ngô Thị Hồng Thúy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn