intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH- THCS IA CHIM TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 6 CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2022-2023 I. Lý thuyết 1 Bài : 12,13 : Nước Văn Lang và Âu Lạc - Sự ra đời của nước Văn Lang và Âu Lạc - Tổ chức của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc 2. Bài 14: Chính cách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và chuyển biến kinh tế,…. - Chính sách cai trị về kinh tế - Chính sách cai trị về văn hoá 3. Bài 15: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập tự chủ - Thời gian, địa điểm nổ ra các cuộc khởi nghĩa khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí và Mai Thúc Loan. - Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa : khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lí Bí. 4. Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc thời Bắc thuộc - Giữ gìn văn hoá dân tộc - Phát triển văn hoá dân tộc II. Bài tập (Vận dụng) Câu 1: Vì sao trong thời Bắc thuộc, nhà Hán lại giữ độc quyền về muối và sắt ? Câu 2: Hơn một nghìn năm đô hộ, vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Câu 3: Đánh giá được công lao to lớn của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Triệu Quang Phục. Câu 4: Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc ? Bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ đất nước hiện nay? Câu 5: Từ các cuộc khởi nghĩa thời kì Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
  2. Câu 6: Theo em, sau hơn một nghìn năm bị đô hộ, những phong tục, tập quán nào của người Việt trong thời Bắc thuộc vẫn được duy trì đến ngày nay ? ----------Hết---------- III. Đề tham khảo I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi: Câu 1: Ai không phải là nhà khoa học nổi tiếng ở Hi Lạp thời cổ đại? A. Ta-lét. B. Pi-ta-go. C. Ác-si-mét. D. Ô-gu-xtu- xơ. Câu 2: Sử học Hy Lạp được gọi là: A. cội nguồn của sử học phương Tây. B. nơi có nhiều nhà sử học nổi tiếng nhất phương Tây. C. quê hương của sử học thế giới. D. nơi có những tác phẩm sử học đồ sộ nhất phương Tây. Câu 3: Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? A. Văn Lang. B. Âu Lạc. C. Chăm-pa. D. Đại Cồ Việt. Câu 4: Giỗ tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức vào ngày, tháng âm lịch nào? A. Ngày mồng 9 tháng 3. B. Ngày mồng 10 tháng 3. C. Ngày mồng 3 tháng 10. D. Ngày mồng 8 tháng 3. Câu 5: Nước Âu Lạc ra đời vào năm A. 218 TCN. B. 208 TCN. C. 207 TCN. D. 179 TCN. Câu 6: Ai là người lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt đánh bại quân Tần, lập ra nước Âu Lạc? A. Hùng Vương. B. Lý Bí. C. Bà Triệu. D. Thục Phán.
  3. Câu 7: Ý nào đưới đây không thể hiện đúng sự khác biệt giữa Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang? A. Có thành trì vững chắc. B. Quân đội mạnh, vũ khí tốt. C. Thời gian tồn tại dài hơn. D. Kinh đô chuyển về vùng đồng bằng. Câu 8: Ý nào dưới đây thể hiện điểm khác biệt trong tổ chức bộ máy Nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương? A. Vua đứng đầu Nhà nước, nắm mọi quyền hành. B. Giúp việc cho vua có các lạc hầu, lạc tướng. C. Cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. Nhà nước được tổ chức chặt chẽ hơn, vua có quyền hơn trong việc trị nước. Câu 9: Thời Bắc thuộc, đứng đầu các làng, xã là ai? A. Vua người Hán. B. Thứ sử người Hán. C. Thái thú người Hán. D. Hào trưởng người Việt. Câu 10: Chọn cách sắp xếp các tổ chức chính quyền của nhà Hán ở châu Giao theo thứ tự từ trung ương đến địa phương A. Châu → quận → huyện → làng, xã. B. Quận → châu → huyện → làng, xã. C. Quận → huyện → châu → làng, xã. D. Làng, xã → huyện → quận → châu. Câu 11: Dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã sử dụng phổ biến công cụ lao động bằng A. sắt. B. thiếc. C. đồng đỏ. D. đồng thau. Câu 12: Mục đích thâm hiểm của nhà Hán đưa người Hán ở lẫn với dân ta để làm gì? A. Chiếm đất của dân ta. B. Đồng hoá dân tộc ta. C. Vơ vét bóc lột. D. Bắt dân ta hầu hạ phục dịch cho người Hán. Câu 13 : Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống (....) để hoàn thiện ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: (người Việt, đấu tranh, anh hùng, phụ nữ, ý chí) Khởi nghĩa Hai Bà Trưnglà cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc, mở đầu thời kì (1)…………….……… giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của (2)…………….……… .
  4. Cuộc khởi nghĩa còn thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí (3)…………….……… của (4) …………….………Việt Nam. Câu 22: Hãy nối thời gian ở (cột A) với sự kiện ở (cột B) sao cho đúng. Cột A (Thời gian) Nối Cột B (Sự kiện) 1. Năm 40 - 43 1→……. a. Khởi nghĩa Bà Triệu. 2. Năm 248 2→……. b. Khởi nghĩa Phùng Hưng. 3. Năm 542 - 602 3→……. c. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 4. Năm 713 - 722 4→……. d. Khởi nghĩa Lý Bí. e. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. II. TỰ LUẬN: Câu 1: (1,0 điểm) Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người Việt lưu giữ? Câu 2: (1,0 điểm) Đánh giá công lao của Hai Bà Trưng trong thời kì Bắc thuộc. Câu 3: (1,0 điểm) Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? -----Hết----- Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của TCM Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Lê Xuân Long An Thị Luyến An Thị Luyến
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2