intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 - Trường TH-THCS Ia Chim

  1. TRƯỜNG TH- THCS IA CHIM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 – 2023 I. Lý thuyết 1/ Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX. - Phong trào Cần vươing. - Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương. 2/ Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX. - Khởi nghĩa Yên Thế. - Phong trào chống Pháp của Đồng bào miền núi. 3/ Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX. - Tình hình Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX. - Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX. - Kết cục của các đề nghị cải cách. 4/ Chủ đề (Bài 29,30): Những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Vệt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. - Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. - Những chuyển biến kinh tế, xã hội ở Viết Nam. - Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. II. Bài tập (Vận dụng) Câu 1. Phong trào Cần vương (1885 - 1896) và khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) có điểm gì giống và khác nhau? Câu 2. Phân tích nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam. Câu 3. a. Có ý kiến cho rằng: Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp là trách nhiệm triều đình nhà Nguyễn. Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên? b. Theo em, nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp nửa cuối TK XIX ? 1
  2. Câu 4. Nêu điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần vương chống Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX. Câu 5. a. Phân tích kết cục các đề nghị cải cách đó và liên hệ với quá trình đổi mới của Việt Nam hiện nay? b. Phân tích nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của các đề nghị cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam. Câu 6. Vì sao công cuộc cải cách duy tân nửa cuối thế kỉ XIX không thực hiện được mà công cuộc đổi mới đất nước hiện nay lại đạt nhiều thành công rực rỡ? Là một học sinh, em cần phải làm gì để đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay? Câu 7. So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (về chủ trương và biện pháp). Câu 8. Nguyễn Tri Phương là danh nhân của lịch sử Việt Nam vào nửa sau thế kỉ XIX được đặt tên cho một tuyến phố lớn ở Hà Nội. Em hãy giới thiệu công lao của nhân vật này. -----Hết----- III. Đề tham khảo I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu của câu hỏi: Câu 1: Thực dân Pháp đã áp dụng chính sách gì để khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp? A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp. C. Thu tô nặng. D. Lập đồn điền. Câu 2: Trong công nghiệp, Pháp tập trung vào những ngành nào? A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại. C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước. Câu 3: Chính sách chính trị Pháp áp dụng ở Việt Nam khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất là A. Chính sách “chia để trị”. 2
  3. B. Chính sách “dùng người Pháp để trị người Việt” C. Chính sách “Đồng hóa” dân tộc Việt Nam. D. Chính sách “Khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam. Câu 4: Tính đến năm 1902 thực dân Pháp đã chiếm bao nhiêu ruộng đất của nhân dân Bắc Kì? A. 180 000 hécta. B. 181 000 hécta. C. 183 000 hécta. D. 182 000 hécta. Câu 5: Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra làm mấy bậc? Đó là những bậc nào? A. Hai bậc: Tiểu học và Trung học. B. Hai bậc: Ấu học và Tiểu học. C. Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học. D. Ba bậc: Tiểu học, Trung học, Phổ thông. Câu 6: Mục đích của Pháp trong việc mở rộng trường học là A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam. B. Khai minh nền văn hóa giáo dục Việt Nam. C. Do nhu cầu học tập, của con em quan chức để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp. D. Do nhu cầu học tập của nhân dân ngày một cao. Câu 7: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam gánh chịu nhiều thứ thuế và khổ cực? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Tầng lớp tiểu tư sản. C. Giai cấp công nhân làm thuê. D. Giai cấp nông dân. Câu 8: Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào? A. Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. B. Đầu thế kỉ XIX. C. Cuối thế kỉ XIX. D. Đầu thế kỉ XX. Câu 9: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào? A. Từ năm 1897 đến năm 1912. B. Từ năm 1897 đến năm 1913. C. Từ năm 1897 đến năm 1914. D. Từ năm 1897 đến năm 1915. Câu 10: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới nào đã xuất hiện? A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp. B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. C. Những nhà thầu khoán, đại lý. D. Chủ xí nghiệp, chủ hàng buôn bán. Câu 11: Mục đích của Hội Duy Tân là 3
  4. A. lập ra một nước Việt Nam độc lập. B. bạo động vũ trang chống Pháp. C. nâng cao dân trí. D. nâng cao dân trí, dân quyền. Câu 12: Tổ chức phong trào Đông Du: A. Phan Châu Trinh. B. Hội Duy Tân. C. Phan Bội Châu. D. Lương Văn Can, Nguyễn Quyền. Câu 13: Đến thời gian nào cụ Phan Bội Châu buộc phải rời khỏi nước Nhật? A. Tháng 2 năm 1909. B. Tháng 3 năm 1909. C. Tháng 4 năm 1909. D. Tháng 5 năm 1909. Câu 14: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước vào A. ngày 6 tháng 5 năm 1911. B. ngày 19 tháng 5 nám 1911. C. ngày 5 tháng 6 năm 1911. D. ngày 10 tháng 5 năm 1911. Câu 15: Nguyễn Tất Thành rời cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) vào năm nào? A. Năm 1913. B. Năm 1912. C. Năm 1911. D. Năm 1914. Câu 16: Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) do những sĩ phu nào lãnh đạo? A. Thái Phiên và Trần Cao Vân. B. Trần Qúy Cáp và Phan Châu Trinh. C. Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn. D. Lương Văn Can và Lương Ngọc Quyến. Câu 17: Điểm giống nhau nào của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình? A. Đều thực hiện chủ trương dùng bao lực cách mạng để đánh đuổi thực dân Pháp. B. Đều noi gương Nhật Bản để tự cường. C. Đều chủ trương thực hiện cải cách dân chủ. D. Đều chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Câu 18: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào? A. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai. B. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp. C. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. D. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri. Câu 19: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam? 4
  5. A. Tự lực tự cường. B. Tự lực cánh sinh. C. Tự lực khai hóa. D. Tư do dân chủ. Câu 20: Đông Kinh nghĩa thục là trường học do ai sáng lập? A. Phan Bội Châu. B. Lương Văn Can. C. Cường Để. D. Phan Châu Trinh. Câu 21: Hãy nối thời gian ở cột (A) với sự kiện ở cột (B) cho đúng rồi điền kết quả vào cột C. A. Thời gian B. Sự kiện C. Kết quả 1. Tháng 3 - 1907 a. Khởi nghĩa ở Thái Nguyên. 1.............. 2. Năm 1917 b. Giải tán Đông Kinh nghĩa thục. 2………… 3. Năm 1905 - 1909 c. Đông Kinh nghĩa thục bắt đầu hoạt 3. ………. động 4. Năm 1908 d. Phong trào Đông Du. 4………… e. Phong trào chống thuế ở Trung Kì. Câu 22: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống (….) để hoàn thành hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục. (giải tán, Lương Văn Can, thời gian, ngôn ngữ, kết quả) Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh ( 1) ....................................... Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường (2) ……………………., Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,…bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong (3) ………………ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, (4)……………………dân tộc. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1(2,0 điểm): Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới? Hướng đi của Người có gì khác và mới so với các nhà yêu nước trước đó? Câu 2(1,0 điểm): Giải thích tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước? -----Hết----- Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ trưởng Giáo viên ra đề cương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) 5
  6. Lê Xuân Long An Thị Luyến Nguyễn Thị Ngoan 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2