Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 2
download
Sau đây là “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội" được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em học sinh nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội
- THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ 6 Phân môn Địa lí I. Trắc nghiệm Câu 1. Lựa chọn nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật dưới đại dương? A. Vô cùng phong phú, đa dạng. B. Các sinh vật phân hóa theo độ sâu C. Chỉ có số ít loài sinh vật sinh sống. D. Gồm cả động vật và thực vật Câu 2. Sự khác biệt về thực vật ở các đới là do A. Địa hình B. Khí hậu C. Con người D. Đất Câu 3. Rừng nhiệt đới phân bố ở A. Vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả 2 bán cầu. B. Vùng cực Bắc C. Vĩ tuyến 35° đến 60° ở cả hai bán cầu. D. Toàn bộ lãnh thổ châu Phi. Câu 4. Ý nào không phải là đặc điểm của rừng nhiệt đới? A. Cấu trúc rừng có nhiều tầng. B. Trong rừng có nhiều loài leo trèo giỏi, chim ăn quả. C. Rừng có nhiều loài cây lá kim. D. Rừng có nhiều loài dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,... Câu 5. Ý nào sau đây là không đúng khi nói về các đới thiên nhiên trên Trái Đất? A. Các đới thiên nhiên có sự khác nhau về sinh vật và đất. B. Các đới thiên nhiên hình thành trên nến các đới khí hậu khác nhau. C. Nơi có nhiệt độ trung bình năm cao sẽ hình thành đới ôn hoà. D. Cảnh quan trong một đới thiên nhiên khác nhau ở các khu vực do sự khác nhau về chế độ mưa. Câu 6. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ. B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn. C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn. D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng. Câu 7. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây? A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa. C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo. D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu diện tích rừng nhiệt đới ngày càng giảm là do A. khai thác khoáng sản và nạn di dân. B. chiến tranh, lũ, sạt lở và cháy rừng.
- C. tác động của con người và cháy rừng. D. cháy rừng, nạn phá rừng và thiên tai. Câu 9. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa? A. Gió Tín phong. B. Gió Đông cực. C. Gió Tây ôn đới. D. Gió mùa. Câu 10. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 11. Đới nóng có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm diện tích nhỏ, lượng mưa thấp. B. Nền nhiệt cao, động thực vật đa dạng. C. Nền nhiệt, ẩm cao, động vật nghèo nàn. D. Lượng mưa lớn, có bốn mùa rất rõ nét. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đới lạnh? A. Khí hậu khắc nghiệt. B. Động vật khá đa dạng C. Nhiệt độ thấp, ít mưa. D. Thực vật kém phát triển. Câu 13. Năm 2018 dân số thế giới khoảng A. 6,7 tỉ người. B. 7,2 tỉ người. C. 7,6 tỉ người D. 6,9 tỉ người. Câu 14. Châu lục nào sau đây tập trung đông dân nhất thế giới? A. Châu Á. B. Châu Mĩ. C. Châu Âu. D. Châu Phi. Câu 15. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á? A. Cai-rô. B. Niu Đê-li. C. Tô-ky-ô. D. Mum-bai. Câu 16. Dân cư thường tập trung đông ở khu vực nào sau đây? A. Miền núi, mỏ khoáng sản. B. Vùng đồng bằng, ven biển. C. Các thung lũng, hẻm vực. D. Các ốc đảo và cao nguyên. Câu 17. Dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực nào sau đây? A. Các trục giao thông. B. Đồng bằng, trung du. C. Ven biển, ven sông. D. Hoang mạc, hải đảo. Câu 18. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? A. Châu Âu. B. Châu Á.
- C. Châu Mĩ. D. Châu Phi. Câu 19. Chức năng hoạt động kinh tế ở đô thị chủ yếu là A. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. B. Dịch vụ, xây dựng, thủ công nghiệp. C. Dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. D. Nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Câu 20. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư là: A. Địa hình và khí hậu B. Khí hậu và đất trồng C. Đất trồng và nguồn nước D. Tất cả đều đúng. Câu 21. Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên? A. Công nghiệp. B. Thương mại. C. Nông nghiệp. D. Giao thông. Câu 22. Tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái là do A. chiến tranh, thiên tai. B. Khai thác quá mức. C. phát triển nông nghiệp. D. Dân số đông và trẻ. Câu 23. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của A. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến sự phát triển kinh tế tương lai. B. thế hệ tương lai mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ hiện tại. C. sản xuất hiện tại mà không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên tương lai. D. thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ tương lai. Câu 24. Bảo vệ tự nhiên không gồm nội dung nào dưới đây? A. Giảm bớt thiệt hại do thiên tai gây ra. B. Ngăn chặn ò nhiễm và suy thoái mòi trường tự nhiên. C. Giữ gìn sự đa dạng sinh học. D. Bảo vệ không gian sống của con người. Câu 25. Ý nghĩa của việc khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên không bao gồm? A.Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí, tiết kiệm. B. Tận dụng triệt để các loại tài nguyên thiên nhiên trong đời sống và sản xuất, C.Hạn chế sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên cả về số lượng và chất lượng. D. Đảm bảo nguổn tài nguyên thiên nhiên cho con người trong hiện tại cũng như trong tương lai. II. Tự luận
- Câu 1. Trình bày đặc điểm rừng nhiệt đới. Nêu sự khác nhau giữa rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. Giải thích vì sao rừng nhiệt đới có nhiều tầng. Câu 2. Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên trên Trái Đất (phạm vi, khí hậu, thực vật và động vật). Câu 3. Con người có thể làm cho môi trường sạch đẹp hơn cũng như có thể làm suy thoái môi trường. Em hãy nên 1 số ví dụ để làm rõ nhận định trên.Là học sinh, em có thể làm gì để bảo vệ môi trường tự nhiên? Câu 4. Em hãy nêu những sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni – lông trong đời sống hàng ngày. Phân môn Lịch sử Phần I: Trắc nghiệm: Khoanh vào đáp án trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở đâu? A. Vùng cửa sông Bạch Đằng B. Phong Châu C. Vùng cửa sông Tô Lịch D. Phong Khê Câu 2: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở: A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) B. Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) C. Núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa) D. Hoan Châu ( thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay) Câu 3: Nhân vật lịch sử nào được đề cập trong câu đố dân gian sau đây: “ Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến Mơ ngày đánh về chiếm Long Biên Nhiều năm kham khổ liên miên Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?” A. Mai Thúc Loan B. Lý Bí C. Triệu Quang Phục D. Phùng Hưng Câu 4: Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở: A. Hát Môn ( Phúc Thọ - Hà Nội). B. Đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) C. Núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa) D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh ngày nay) Câu 5: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-722) đã: A. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam B. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt C. Làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô D. Giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm
- Câu 6: Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc? A. Thờ cúng tổ tiên B. Thờ thần tài C. Thờ Đức Phật D. Thờ thánh A-la Câu 7: Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Lễ Giáng sinh B. Tết Hàn thực C, Lễ phục sinh D. Tết âm lịch Câu 8: Thời kì Bắc thuộc những đạo nào du nhập vào nước ta?. A. Đạo nho. B. Đạo phật C. Đạo giáo D. Cả ba đạo Câu 9: Người tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo. Câu 10: Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất (931) của người Việt đặt dưới sự lãnh đạo của ai? A. Khúc Thừa Dụ. B. Ngô Quyền. C. Dương Đình Nghệ. D. Khúc Hạo. Câu 11: Năm 931, Dương Đình Nghệ dấy binh khởi nghĩa ở: A. làng Ràng (Thanh Hóa). B. núi Nưa (Thanh Hóa). C. Hát Môn (Hà Nội). D. Đường Lâm (Hà Nội). Câu 12. Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng: A. Thoát Hoan. B. Lưu Hoằng Tháo. C. Sầm Nghi Đống. D. Ô Mã Nhi. Câu 13. Ngô Quyền đã lựa chọn địa điểm nào làm trận địa chống quân Nam Hán xâm lược? A. Vùng cửa sông Tô Lịch. B. Vùng cửa sông Bạch Đằng. C. Làng Ràng (Thanh Hóa). D. Núi Nưa (Thanh Hóa). Câu 14. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường? A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Tiết độ sứ. D. Huyện lệnh. Câu 15. Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là:
- A. An Đông đô hộ phủ. B. An Tây đô hộ phủ. C. An Nam đô hộ phủ. D. An Bắc đô hộ phủ. Câu 16. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ X đã chấm dứt thời kì đô hộ của phong kiến phương Bắc, đưa Việt Nam bước vào thời kì độc lập, tự chủ lâu dài? A. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905). B. Khúc Hạo cải cách hành chính, xây dựng quyền tự chủ (907). C. Ngô Quyền xưng vương lập ra nhà Ngô (939). D. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền (938). Câu 17. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây: “Đố ai trên Bạch Đằng giang, Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời, Phá quân Nam Hán tời bời, Gươm thần độc lập giữa trời vang lên” A. Ngô Quyền. B. Khúc Thừa Dụ. C. Dương Đình Nghệ. D. Mai Thúc Loan. Câu 18: Khúc Thừa Dụ đã tận dụng cơ hội nào dưới đây để dấy binh khởi nghĩa giành lại quyền tự chủ vào năm 905? A. Nhà Hán suy yếu nghiêm trọng. B. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu. C. Nhà Ngô chưa thiết lập được chính quyền đô hộ ở Việt Nam. D. Chính quyền đô hộ của nhà Đường mới được thiết lập, còn lỏng lẻo. Câu 19. Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam? A. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077). B. Chiến thắng Bạch Đằng (938). C. Chiến thắng Bạch Đằng (981). D. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258). Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là chính sách cải cách của Khúc Hạo? A. Định lại mức thuế cho công bằng. B. Lập sổ hộ khẩu để quản lí cho thống nhất. C. Duy trì chính sách bóc lột của nhà Đường. D. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ. Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938)?
- A. Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình. B. Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất. C. Quân Nam Hán lực lượng không đông, khí thế kém cỏi, vũ khí thô sơ. D.Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác. Câu 22: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì. C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác. D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo. Câu 23: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình. B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt. C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc. D. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc. Câu 24: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng? A. Chảy giữa thị xã Quảng yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng) B. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta C. Lòng sông hẹp và nông, mực nước vùng cửa sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều . D. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chặn giặc thuận lợi. Câu 25: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo là: A. quân sĩ đông. B. vũ khí hiện đại. C. lợi dụng chế độ thủy triều. D. biết trước được kế giặc. II.Tự luận
- Câu 1: Hãy trình bày nội dung ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa) của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Câu 2: Hãy chỉ ra những phong tục tập quán của người Việt trong thời kì Bắc thuộc vẫn được duy trì cho đến ngày nay? Câu 3: Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền có công lao gì đối vói lịch sử dân tộc? Câu 4:So sánh điểm khác nhau về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang- Âu Lạc. Tiêu chí Nhà nước Văn Lang Nhà nước Âu Lạc Thời gian thành lập - kết thúc Kinh đô Tổ chức bộ máy nhà nước Quân đội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn