intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Mạo Khê 2, Đông Triều

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ II Tổ Văn – Sử NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 A.PHẦN LỊCH SỬ I: TRẮC NGHIỆM : Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau. Câu 1: Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”, là của ai? A. Trần Thủ Độ. B. Trần Nhân Tông. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quốc Toản. Câu 2: Vua Trần triệu tập Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng nhằm mục đích gì? A. Tìm những người tài giỏi trong nước để bàn kế sách đánh giặc. B. Cử người đứng đầu thay vua Trần chống lại quân Mông - Nguyên. C. Bàn phương án rút lui. D. Bàn kế sách đánh giặc và khẳng định quyết tâm chống giặc. Câu 3: Tên nước Đại Ngu có nghĩa là gì? A. Chiến thắng lớn. B. Niềm vui lớn. C. Đất nước thanh bình. D. Đất nước vững mạnh. Câu 4. Năm 1341, nhà Trần ban hành bộ luật mới, có tên là A. Quốc triều hình luật.. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Luật Hồng Đức. D. Luật Gia Long. Câu 5. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình cho nghệ thuật xây thành Việt Nam và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011? A. Chùa Một Cột. B. Thành nhà Hồ. C. Kinh thành Huế. D. Hoàng thành Thăng Long. Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhấtkhiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại là gì? A.Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi. B.Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí. C.Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn. D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc Câu 7. Giữa năm 1418, ai là người đóng giả Lê Lợi nhử địch, giải cứu cho chủ tướng và đã hi sinh? A. Nguyễn Trãi. B. Lê Lai. C. Nguyễn Chích. D. Lê Ngân. Câu 8. Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”? A. Nguyễn Chích B. Lê Lợi. C. Nguyễn Trãi. D. Đinh Lễ. Câu 9. Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì? A. đang ở trên núi cao xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng. B. quân khởi nghĩa bị thiếu lương thực trầm trọng. C. quân khởi nghĩa đánh mãi không thắng nên cầu hoà.
  2. D. muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng. Câu 10: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly không thành công khi vấp phải vấn đề căn bản nào? A. Sự uy hiếp của nhà Minh B. Sự chống đối của quý tộc Trần C. Lòng dân không thuận D. Tiềm lực đất nước trống rỗng Câu 11: Hồ Quý Lý đã thực hiện chính sách gì trong lĩnh vực cải cách tài chính? A. Ban hành chính sách hạn điền, hạn nô B. Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng C. Hạn chế nô tì của quý tộc, quan lại, vương hầu D. Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục Câu 12: Nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân xâm lược nào? A. Nhà Hán. B. Quân Mông Nguyên. C. Nhà Đường. D. Nhà Minh. Câu 13: Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. A. Chấm dứt hơn 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập. B. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước. C. Thể hiện nước ta là một quốc gia hùng mạnh không đâu bằng. D. Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân. Câu 14: Dưới triều đại nhà Hồ đã ban hành chính sách ruộng đất gì? A. Quân điền. B. Hạn điền. C. Phú điền. D. Lộc điền. II.Tự luận: Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. Câu 2: Từ sự thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, em rút ra được bài học kinh nghiệm gì đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 3: Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông – Nguyên? Câu 4: Nêu một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly. Phân tích những tác động của cải cách này đối với xã hội lúc bấy giờ? Câu 5: Kể tên những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng to lớn đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Gợi ý trả lời phần tự luận: Câu 1: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn. a, Nguyên nhân thắng lợi: + Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi với những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi. * Ý nghĩa lịch sử: + Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, khôi phục nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. + Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam. Câu 2: Bài học kinh nghiệm:
  3. + Dựa vào sức dân. + Phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân +… Câu 3: Theo em, đường lối kháng chiến của nhà Hồ chống quân Minh có gì khác so với đường lối kháng chiến của nhà Trần trong ba lần chống quân Mông – Nguyên? Trả lời: Nhà Trần Nhà Hồ - Biết dựa vào sức mạnh toàn dân, đoàn kết dân tộc, vua tôi nhà Không biết dựa vào nhân Trần trên dưới một lòng kiên quyết kháng chiến chống quân dân, đoàn kết tập hợp nhân xâm lược. dân để chống giặc mà chỉ - Thực hiến kế sách "vườn không nhà trống" vừa đánh, vừa rút chiến đấu đơn độc, không kế lui để bảo toàn lực lượng, khi có thời cơ thì tổng phản công thừa được bài học kinh giành thắng lợi quyết định. nghiệm của cha ông đi trước. Câu 4: Nêu một số nội dung cải cách của Hồ Quý Ly. Phân tích những tác động của cải cách này đối với xã hội lúc bấy giờ? - Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly: * Về chính trị, quân sự: + Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương… + Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến... * Về kinh tế - xã hội: + Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô. + Phát hành tiền giấy, cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước. * Về văn hoá, giáo dục: + Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. + Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương… - Tác động: + Ưu điểm: Có nhiều điểm tiến bộ. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần, tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước, phát triển văn hóa dân tộc. + Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân. Câu 5: Kể tên những nhân vật lịch sử có vai trò quan trọng to lớn đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trả lời: - Những người trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy cuộc khởi nghĩa: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích
  4. - Ngoài ra, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn còn có vai trò to lớn của Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ, Nguyễn Xí, Nguyễn Biểu, Lê Lai,... những người đã sớm đến với Lê Lợi, đến với nghĩa quân Lam Sơn để cùng nghĩa quân chiến đấu và chiến thắng. B. PHẦN ĐỊA LÍ. I. Trắc nghiệm khách quan - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1. Cuộc phát kiến của C.Cô lôm-bô đã tìm ra một châu lục mới là A. Châu Âu. B. Châu Phi C. Châu Á. D. Châu Mĩ. Câu 2. Dạng địa hình chủ yếu trên các đảo Châu Đại Dương là A. đồng bằng. B. núi thấp. C. núi cao. D. cao nguyên. Câu 3. Dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a nằm ở phía nào? A. ở giữa. B. phía Đông. C. phía Tây. D. phía Tây Nam. Câu 4. Lục địa Ôxtrâylia có diện tích bao nhiêu triệu km2? A. 7,5 triệu km2. B. 7,7 triệu km2. C. 7,9 triệu km2. D. 8,7 triệu km2. Câu 5. Đặc điểm khí hậu Châu Nam Cực A. nóng và ẩm nhất thế giới. B. lạnh và khô nhất thế giới. C. mưa nhiều nhất thế giới. D. mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Câu 6. Loài động vật nào sau đây không sinh sống ở Châu Nam Cực A. gấu trắng. B. hải cẩu. C. chim cánh cụt. D. cá voi xanh. Câu 7. Phần lớn diện tích rừng Amadôn thuộc quốc gia nào sau đây? A. Cô-lôm-bi-a. B. Vê-nê-xu-ê-la. C. Bra-xin. D. Pê-ru. Câu 8. Đặc điểm nào sau đây là đúng về rừng A-ma-dôn? A. Sinh vật rất phong phú. B. Thực vật rụng lá theo mùa. C. Chỉ có các loài côn trùng. D. Khí hậu nóng khô quanh năm. Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây là đúng về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ lục địa Ô-xtrây- li-a A. tiếp giáp với Bắc Băng Dương. B. giáp với Châu Mỹ ở phía Đông. C. nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam. D. là lục địa có diện tích lớn nhất.
  5. Câu 10. Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a được chia thành mấy khu vực A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 11. Dạng địa hình đồng bằng phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực nào của lục địa Ô-xtrây-li-a? A. ở giữa. B. phía Đông. C. phía Tây. D. phía Tây Nam. Câu 12. Lục địa nào sau đây có diện tích nhỏ nhất trên thế giới? A. Bắc Mỹ. B. Nam Mỹ. C. Nam Cực. D. Ôxtrây-li-a. Câu 13. Đặc điểm địa hình Châu Nam Cực A. cao nguyên băng khổng lồ. B. khối cao nguyên badan. C. chủ yếu là núi đá vôi. D. địa hình đồng bằng màu mỡ. Câu 14. Loài động vật nào sau đây sinh sống ở Châu Nam Cực A. gấu trắng. B. sư tử. C. chim cánh cụt. D. ngựa vằn. Câu 15. Rừng Amadôn phân bố ở lục địa nào sau đây? A. Bắc Mĩ. B. Nam Mĩ. C. Á - Âu. D. Ô-xtrây-li-a. Câu 16. Vai trò chủ yếu của rừng A-ma-dôn là A. nơi sinh sống của con người. B. giúp điều hoà khí hậu. C. nơi chứa các loại rác thải. D. cung cấp gỗ cho con người. II. Tự luận Câu 1. Phân tích phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên đất ở Bắc Mỹ. Câu 2 Trình bày sự phân hóa khí hậu của lục địa Ô-xtray-li-a? Câu 3 Băng tan ở châu Nam Cực có tác động như thế nào đến một số hoạt động kinh tế biển của con người? Lấy ví dụ minh họa Câu 4. Phân tích phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên nước ở Bắc Mỹ. Câu 5 Phân tích những nét đặc sắc về đặc điểm sinh vật Ôxtrâylia. Câu 6 Nếu cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên từ 1,1 – 2,6OC so với trung bình giai đoạn 1986 – 2005 thì thiên nhiên Châu Nam Cực sẽ thay đổi như thế nào? Gợi ý * Trình bày đặc điểm khí hậu Ô-xtrây-li-a. - Phần lớn diện tích Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn, tuy nhiên khí hậu có sự thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. + Phân hoá từ bắc xuống nam: Từ khí hậu nhiệt đới – cận nhiệt – ôn đới. Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa.
  6. + Phân hoá đông – tây: Phía đông lục địa là kiểu khí hậu hải dương, lượng mưa lớn. Càng vào sâu trong nội địa lượng mưa càng giảm, biên độ nhiệt càng lớn. * Phân tích những nét đặc sắc về đặc điểm sinh vật Ôxtrâylia. - Ôxtrây-li-a là nơi có hệ động thực vật rất độc đáo và phong phú (75% là loài địa phương). + 370 loài động vật có vú. + 830 loài chim. + 4500 loài cá. - Các loài đặc hữu như: Kang-ga-ru; thú mỏ vịt, chuột túi… - Các loài cây bản địa đặc trưng như: bạch đàn, keo hoa vàng, tràm. * Phân tích phương thức con người khai thác bền vững tài nguyên đất ở Bắc Mỹ. - Bắc Mỹ có nhiều đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ đã được khai thác từ lâu để trồng trọt và chăn nuôi. - Do thời gian dài sử dụng lượng lớn phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, đất bị thoái hóa và ô nhiễm - Giải pháp: + Ứng dụng KHCN vào sản xuất, kết hợp với các phương thức đa canh và luân canh, trồng trọt kết hợp chăn nuôi, tăng cường sử dụng phân bón sinh học + Canh tác hợp lí, bảo vệ và chống thoái hoá đất…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2