intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

Chia sẻ: Weiying Weiying | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp giúp bạn ôn tập, hệ thống lại các kiến thức đã học, đồng thời giúp bạn rèn luyện kỹ năng giải bài tập hiệu quả để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn 11 năm 2018-2019 - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN VĂN LỚP 11 HỌC KÌ II A. ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Các phương thức biểu đạt 1.1 Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn  đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không  chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân  vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người  và cuộc sống. 1.2 Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình  dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết  được thế giới nội tâm của con người. 1.3 Biểu cảm là một nhu cầu của con người trong cuộc sống bởi trong  thực tế sống luôn có những điều khiến ta rung động (cảm) và muốn bộc lộ  (biểu) ra với một hay nhiều người khác. PT biểu cảm là dùng ngôn ngữ để  bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 1.4 Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái,  đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn  dắt,  thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. 1.5 Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về  một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa  biết. 2. Các biện pháp tu từ 2.1. So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có  những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. 2.2. Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động,  tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ  vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi,  có hồn hơn. 2.3 Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện  tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự  diễn đạt.  2.4Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên  của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng  sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.5Điệp từ, điệp ngữ là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm  từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng,  gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản. 2.6Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị,  uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh  thô tục, thiếu lịch sự.
  2. 2.7 Chơi chữ là BPTT lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để  tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị. 2.8 Tương phản là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng  hiệu quả diễn đạt. 3. Phong cách chức năng ngôn ngữ:       3.1 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong  giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi  thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng,  tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng  hành... Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ  3.2 Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong  lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc  trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu.Khác với PC ngôn ngữ sinh  hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa  học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học). Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập 3.3 Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác  văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ  toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không  gian và thời gian giao tiếp. 3.4  Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực  chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ  công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời  sự nóng hổi của xã hội. 3.5 Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp  thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa  nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và  nước khác. PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo  thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng  chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ  rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp  dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. 3.6 Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh  vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có  nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi). 4. Nghĩa của câu 4.1. Nghĩa sự việc. *Khái niệm: là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc mà câu đề cập đến.   Sự  việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác  nhau. Do đó, câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. 
  3. * Ở mức độ khái quát, phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc:  ­ Câu biểu hiện hành động. ­ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm. ­ Câu biểu hiện quá trình. ­ Câu biểu hiện tư thế. ­ Câu biểu hiện sự tồn tại. ­ Câu biểu hiện quan hệ. 4.2. Nghĩa tình thái. * Khai niêm: ́ ̣ ­ Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối  với sự việc  hoặc đối với người nghe. * Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái. ­  Sự  nhìn nhận đánh giá và thái độ  của người nói đối với sự  việc được đề  cập đến trong câu. ­  Tình cảm, thái độ của người nói đối với  người nghe. 5. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 5.1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp. Về mặt ngữ âm, tiếng là âm   tiết.Về mặt sử  dụng, tiếng có thể  là từ  hoặc yếu tố cấu tạo từ.(từ láy,  từ ghép) 5.2.Từ không biến đổi hình thái 5.3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ  theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.  B. ÔN TẬP VỀ LÀM VĂN 1. Thao tác lập luận bác bỏ 1.1.  Khái niệm : Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan  điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu lên ý kiến của mình để  thuyết phục người nghe, người đọc. 1.2.  Mục đích: Nhăm phê phan cai sai đê bao vê chân li cua đ ̀ ́ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ̉ ời sông va  ́ ̀ ́ ̉ chân li cua ngh ệ thuật. 1.3.  Yêu cầu: ̉ ̉ ­ Chi ra cai sai hiên nhiên đo ́ ́ ̀ ́ ̃ ̀ ̃ ứng khach quan, trung th ­ Dung li le va dân ch ́ ực đê bac bo y kiên, nhân đinh  ̉ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̣ sai trai.́ ­ Cần có thái độ khách quan, đúng mực, co văn hoa tranh luân. ́ ́ ̣ 1.4. Bố cục bài văn nghị luận bác bỏ: ­ Mở bài:Nêu rõ ý kiến sai lệch ­ Thân bài:Dùng dẫn chứng kết hợp lí lẽ để bác bỏ ­ Kết bài:Nêu ý kiến,quan điểm đúng hoặc rút ra bài học,việc làm cần thiết
  4. 1.5. Cách thức bác bỏ: ­ Nêu và phân tích quan điểm và ý kiến sai lệch, dẫn chứng minh hoạ tác hại  của sai lầm,dẫn chứng trái ngược để phủ nhận,hoặc dùng lí lẽ trực tiếp phê  phán sai lầm ­ Khẳng định ý kiến,quan điểm đúng đắn của mình 1.6. Giọng điệu của văn nghị luận bác bỏ: ­ Rắn rỏi,dứt khoát ­ Mang tính chiến đấu,có tính thuyết phục cao 2. Thao tác lập luận bình luận 2.1. Khái niệm:Bình luận là đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc nhận xét về  đúng sai, thật giả, lợi hại của cáchiện tượng (vấn đề) đời sống.  2.2.  Mục đích:Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng  với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) nào  đó. 2.3. Yêu cầu: Người tham gia phải có:  +Có lập trường tư tưởng tiến bộ, vững vàng, có kiến thức và hiểu biết cuộc  sống +Am hiểu vấn đề bình luận. + Nắm vững kĩ năng bình luận. +Thái độ khách quan, trung thực. 2.4. Bình luận gồm 3 bước: ­ Bước 1: Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. Yêu cầu trung thực,  khách quan, ngắn gọn, rõ ràng. ­ Bước 2: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: có 3 cách bình  luận chính: + Đứng hẳn về 1 phía (phản đối hoặc đồng tình). + Kết hợp những phần đúng của mỗi phía, loại bỏ phần còn hạn chế →đưa  ra quan điểm đúng đắn. + Đưa ra cách đánh giá riêng. ­ Bước 3: Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận: + Bàn về thái độ, hành động, cách giải quyết cần có. + Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thực tế hiện nay. + Bàn về những ý nghĩa rộng lớn hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề)  bình luận có thể gợi mở ra. 3. Tiểu sử tóm tắt 3.1. Khái niệm:  Đó là một văn bản thông tin một cách khách quan trung  thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân nào đó. 3.2. Mục đích: Nhằm giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời,  sự nghiệp,cống hiến của người được nói tới. ­ Những hiểu biết đó giúp cho người quản lí tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp,  phân công công việc hợp lí,hiệu quả.
  5. ­ Ngoài ra nắm được tóm tắt tiểu sử của nhà văn, nhà thơ chúng ta có cơ sở  hiểu đúng , hiểu sâu về tác phẩm của họ. 3.3. Yêu cầu: ­Thông tin: khách quan,chính xác về người được nói tới.Do đó phải ghi cụ  thể,chính xác về số liệu,mốc thời gian,thành tích, đóng góp nổi bật của người  được nói đến ­Nội dung và độ dài:Cần phù hợp với mục đích viết tóm tắt ­Văn phong: cô đọng,trong sáng,không sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ so sánh,  nhân hóa, điệp từ… 3.4. Nội dung của bản tiểu sử tóm tắt gồm: ­ Giới thiệu về nhân thân của người được giới thiệu: họ tên, năm sinh,quê  quán,gia đình, học vấn. ­Hoạt động xã hội của người được giới thiệu làm gì, ở đâu, mối quan hệ với  mọi người. ­Những đóng góp, những thành tích tiêu biểu của người được giới thiệu ­Đánh giá chung về người được giới thiệu. ­ Lưu ý: Đánh giá với thái độ đúng mực, có tính khái quát, thận trọng. C. ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC BẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TRONG NƯỚC  STT TÁC PHẨM 1 HẦU TRỜI 2 VỘI VÀNG 3 TRÀNG GIANG 4 ĐÂY THÔN VĨ DẠ 5 CHIỀU TỐI 6 TỪ ẤY 7 VỀ LUÂN LÍ XàHỘI Ở NƯỚC TA 8 MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA BẢNG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI  STT TÁC PHẨM 1 TÔI YÊU EM 2 NGƯỜI TRONG BAO 3 NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN * VĂN HỌC TRONG NƯỚC 1. HẦU TRỜI I. TÌM HIỂU CHUNG
  6. 1. Tản Đà (1889­ 1939):“Con người của 2 thế kỉ” cả về học vấn, lối sống và  sự nghiệp văn chương. Cái gạch nối, cái bản lề của văn học trung đại và văn  học hiện đại. 2. Bài thơ “Hầu trời”: bài thơ có cấu tứ là một câu chuyện nhỏ. Đó là thi sĩ  Tản Đà lên hầu trời, đọc thơ cho trời và chư tiên nghe. Trời và chư tiên khen  hay và hỏi chuyện. Và tác giả đã kể những chi tiết rất thực về cuộc đời mình  và cảnh nghèo khó của những người sáng tác văn chương ở hạ giới. Trời  nghe cảm động và thấu hiểu nỗi lòng của thi sĩ. II/ ĐỌC ­ HIỂU VĂN BẢN: 1. Cách mở đầu câu chuyện: Gây ấn tượng mạnh mẽ, gợi trí mò tò thu hút  người đọc 2.  Câu chuyện hầu trời:  a/ Lí do và thời điểm lên hầu trời. ­ Trăng sáng, canh ba (rất khuya) ­ Nhà thơ không ngủ được, thức bên ngọn đèn xanh, vắt chân chữ ngũ...Tâm  trạng buồn, ngồi dậy đun nước, ngâm ngợi thơ văn, ngắm trăng trên sân nhà ­ Hai cô tiên xuất hiện, cùng cười, nói: trời đang mắng vì người đọc thơ mất  giấc ngủ của trời, trời sai lên đọc thơ cho trời nghe! ­ Theo lời kể của nhân vật trữ tình, không gian, cảnh tiên như hiện ra: +“Đường mây”  rộng mở +“Cửa son đỏ chói” ­> tạo vẻ rực rỡ +“Thiên môn đế khuyết” ­> nơi ở của vua, vẻ sang trọng. “Ghế bành như  tuyết vân như mây” ­> tạo vẻ quý phái. b/ Cảnh đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe. ­ Tâm trạng của thi sĩ say sưa đọc thơ:Thi sĩ đọc rất nhiệt tình, cao hứng, có  phần tự hào tự đắc vì văn thơ của chính mình, đọc thơ say sưa. ­ Thái độ của trời và các chư tiên: Trời khen nhiệt tình và đánh giá rất cao thơ  văn thi sĩ:Trời lấy làm hay. Chư tiên ao ước tranh nhau dặn mang lên đây bán  chợ trời c/ Câu chuyện về cuộc đời của thi sĩ và của các tác giả sáng tác văn  chương đương thời ­ Cảnh đời nghèo khó:  “thước đất cũng không có”, tài sản duy nhất: có một  bụng văn.Văn chương rẻ như bèo kiếm được đồng lãi thực rất khó, làm mãi  quanh năm chẳng đủ tiêu. ­ Lời động viên của trời: thực chất đó là lời động viên của chính mình và các  văn sĩ cùng thời với mình­>Con người Tản Đà: Thái độ ngông: tự tin kiêu  hãnh giá trị của bản thân tự nhận là trích tiên để thực hiện sứ mệnh cao cả là  khôi phục lại thiên lương của nhân loại. Cóý thức trách nhiệm với cuộc đời 2. VỘI VÀNG I. TÌM HIỂU CHUNG
  7. 1. Xuân Diệu (1916 – 1985), có bút danh là Trảo Nha, là nhà thơ mới trong  các nhà thơ mới. Ông là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh  liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. 2. Tác phẩm: Rút từ tập “Thơ thơ” (1938), tập thơ đầu tay cũng là tập thơ  khẳng định vị trí của Xuân Diệu – thi sĩ “mới nhất trong các nhà thơ mới”. II. ĐỌC ­ HIỂU VĂN BẢN: 1. Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”. a. Câu 1­4: Khát vọng của nhà thơ. ­ Sử dụng các động từ mạnh: “tắt nắng”,“buộc gió”.  Niềm ước muốn kì lạ,  táo bạo, liều lĩnh.­>Giữ lại sắc màu, mùi hương. Thực chất: Bất tử hóa cái  đẹp.Sợ thời gian trôi chảy, muốn níu kéo thời gian, muốn tận hưởng mãi  hương vị của cuộc sống.  ­ Nghệ thuật:Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, rõ ràng như lời khẳng định, cố nén  cảm xúc và ý tưởng. Điệp ngữ: Tôi muốn / tôi muốn: gợi một cái tôi cá nhân  khao khát giao cảm và yêu đời đến tha thiết. b. Câu 5­13: Cảm nhận thiên đường trên mặt đất. ­ Được cảm nhận ở thời điểm ban đầu:  + Buổi sáng – khởi đầu một ngày mới. + Tuần tháng mật – khởi đầu cuộc sống lứa đôi. + Tháng giêng – khởi đầu cho một năm mới. ­>Thời khắc đẹp đẽ, tinh khôi, tươi mới. ­ Hình ảnh, màu sắc, âm thanh đẹp đẽ, tươi non, trẻ trung: + Ong bướm tuần tháng mật + Hoa của đồng nội xanh rì + Lá của cành tơ phơ phất + Khúc tình si của yến anh + Ánh sáng chớp hàng mi  Cảnh vật quen thuộc, gần gũi, mang nét đặc trưng của mùa xuân.Hấp dẫn,  gợi cảm như một người thiếu nữ trẻ trung, đầy sức sống. ­ So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa  đắm say, tràn trề hạnh phúc. “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”  +So sánh mới mẻ, độc đáo và táo bạo: lấy con người làm chuẩn mực cho  mọi vẻ đẹp trên thế gian – điều mà trong thơ cổ điển chưa có được.    +Thể hiện sự chuyển đổi cảm giác tài tình từ thị giác sang vị giác để ca ngơi  vẻ đẹp tình yêu đôi lứa, hạnh phúc tuổi trẻ.(ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) ­ Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất:  Sung sướng >  Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian.  Muốn sống gấp, sống nhanh,  sống vội để chạy đua với thời gian.
  8. ­ Điệp từ: Này đây: liệt kê tất cả như được bày sẵn, mời gọi mọi người  thưởng thức một bữa tiệc trần gian. ­ Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp thở phập  phồng. 2. Mười bảy câu thơ tiếp theo:Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp  người  ­ Triết lí về thời gian:   + Xuân tới ­ xuân qua                                  + Xuân non ­ xuân già                                    + Xuân hết ­ tôi mất.                                     + Lòng rộng ­ đời chật.                                     + Xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai  lần thắm lại + Còn trời đất – chẳng còn tôi  ­ Nỗi băn khoăn về sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người trong sự chảy  trôi nhanh chóng của thời gian. +Quan niệm về thời gian tuyến tính, một đi không trở lại (so sánh với quan  niệm thời gian tuần hoàn của người xưa). +Cảm nhận đầy bi kịch về sự sống, mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất  mát, phai tàn, phôi pha, mòn héo. +Cuộc sống trần gian đẹp như một thiên đường; trong khoảnh khắc đó, thời  gian một đi không trở lại, đời người ngắn ngủi – nên chỉ còn một cách là phải  sống vội.  ­Thiên nhiên, cảnh vật đều nhuốm màu chia phôi, li biệt, đều mang tâm trạng  lo âu, phấp phỏng trước thời gian. Không còn chất vui tươi, tự nhiên như  những câu thơ trước nữa. Nói thiên nhiên nhưng là nói lòng người. Người  buồn  cảnh buồn.Xuân Diệu là người luôn tha thiết cháy bỏng với cuộc đời  nhưng lại luôn hoài nghi, bi quan, chán nản. 3. Lời giục giã cuống quýt vội vàng để tận hưởng tuổi xuân của mình… ­ Mau đi thôi!Mùa  chưa ngả chiều hôm : Muốn níu kéo thời gian nhưng  không được. Vậy chỉ còn một cách là hãy sống cao độ giây phút của tuổi  xuân. Nhà thơ như giục giã chính bản thân tận hưởng cuộc sống: hãy mau lên,  vội  vàng lên, gấp gáp lên, hãy vượt qua thời gian mà sống, mà cống hiến. Bởi  giờ đây vẫn trẻ trung, vẫn đủ sức sống cống hiến tuổi xuân cho cuộc đời.   ­Ta muốn – ôm – sự sống mơn mởn   ­Riết – mây đưa, gió lượn   ­Say – cánh bướm, tình yêu   ­Thâu – hôn nhiều   ­ Cắn – xuân hồng ­Nghệ thuật: Những động từ mạnh xuất hiện dày đặc với mức độ tăng dần.         +Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng…đã đầy…no nê… +Điệp từ: và...và...và; cho...cho...cho. +Điệp ngữ: ta muốn...
  9.  ­ Sống vội vàng, hãy ra sức tận hưởng tuổi trẻ, mùa xuân, tình yêu đắm say,  cuồng nhiệt, hết mình.     ­ Bộc lộ sự ham hố, say mê, vồ vập, yêu đời, khao khát hòa nhập của tác  giả với thiên nhiên và tình yêu tuổi trẻ.     ­ Sống vội vàng, cuống quít không có nghĩa là ích kỷ, tầm thường, thụ  động, mà đó là cách sống biết cống hiến, biết hưởng thụ. Quan niệm nhân  sinh của thi sĩ. 3. TRÀNG GIANG I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên khai sinh là Cù Huy Cận. Là một trong  những thi sĩ hàng đầu của phong trào thơ Mới, nhà nhơ lớn của thơ ca hiện  đại. 2. Tác phẩm  ­ Xuất xứ: Rút từ tập Lửa thiêng (1940), tập thơ đầu tay và tiêu biểu nhất của  Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám.  ­ Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào mùa thu năm 1939, cảm xúc được khơi  gợi từ cảnh sông Hồng mênh mông ­ Nhan đề: Gợi không khi cô kinh, khai quat, trang tr ́ ̉ ́ ́ ́ ọng gợi cảm giác về sự  mênh mông bát ngát của dòng sông. ­ Lời đề từ: Cảnh: sông dài, trời rộng. Tình: bâng khuâng, thương nhớ. Câu  thơ đề từ là cảm xúc chủ đạo của bài thơ. II. ĐỌC­ HIỂU VĂN BẢN 1. Khổ 1:  ­ Không gian: mênh mông (tràng giang). =>gợi ấn tượng về một buồn triền miên kéo dài theo không gian.  ­ Hình ảnh:  + Sóng gợn: nhẹ, từng lớp một đuổi nhau trên con sông dài.  + Từ láy: “điệp điệp”, “song song” → gợi âm hưởng cổ kính, nỗi buồn chồng  chất, tầng tầng, lớp lớp. + Con thuyền xuôi mái: con thuyền buông trôi theo dòng nước → sự buông  xuôi, phó mặc, thụ động  + Đối lập: “thuyền về” >
  10. +Sử dụng hình thức đảo ngữ nhấn mạnh, tô đậm sự tầm thường, nhỏ bé, vô  giá trị. => Biểu tượng về những kiếp người nhỏ bé, đơn côi, cô độc, lạc loài giữa  dòng đời. => Cảnh cô đơn, buồn vắng, nỗi buồn như ngấm vào da thịt. Nỗi buồn  thương miên man da diết, bộc lộ một “cái tôi” lạc lõng, với một nỗi buồn  trước thời cuộc. 2. Khổ 2:  ­ Hình ảnh:  + “ cồn nhỏ”­ lơ thơ ­ đìu hiu: gợi sự vắng lặng, hiu hắt + Sử dụng từ láy: “Lơ thơ”, “đìu hiu” gợi sự buồn bã, quạnh vắng, cô đơn. → nỗi mênh mông xa vắng của không gian, càng khiến nỗi buồn lan tỏ rộng  hơn. ­ Âm thanh: + Đâu­ làng xa­ “chợ chiều” đã vãn :Làng thì xa, âm thanh của buổi chợ chiều  đã vãn nghe mơ hồ xa vắng. → Âm thanh thì mơ hồ, mong manh không xác định. Cảnh vật càng tăng thêm  sự hoang vắng. ­ Không gian:     + Nắng xuống/ trời lên/ sâu chót vót        Sông dài/ trời rộng/ bến cô liêu  →Không gian nhiều chiều với những hình ảnh đối lập kết hợp với “sâu chót  vót”.     + “Sâu chót vót”: gợi ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Mới lạ, độc  đáo. + “bến cô liêu”:gợi sự buồn tẻ, vắng vẻ, cô tịch. ­ Con người càng trở nên nhỏ bé cô quạnh trước không gian mênh mông rộng  lớn đó. =>Không gian 3 chiều tô đậm một “cái tôi” cô đơn, chới với trong vũ trụ vô  cùng, mang đậm “nỗi buồn thế hệ”. 3. Khổ 3:  Hình ảnh  +“bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”: gợi sự lênh đênh, phiêu bạt vô định. + Không chuyến đò ngang: con đò đưa khách chở niềm tin, hi vọng cũng  không có + Không cầu­ thân mật: không có sự than mật, gần gũi, cây cầu nối liền giữa  hai miền không có + Lặng lẽ…. + “bờ xanh”, “bãi vàng” nhưng “lặng lẽ”: cảnh đẹp nhưng buồn, chứa đựng  sự mênh mông, lạnh vắng. ­ Điệp từ “không”: khẳng định sự hiện sự hiu quạnh, vắng vẻ của không  gian, cô đơn hụt hẫng tột cùng, càng khao khát lại càng không có.
  11. ­>Vắng bóng hình  ảnh con người, không có sự  giao hòa giữa con người, chỉ  có sự vắng vẻ cô tịch của thiên nhiên( bờ  xanh, bãi vàng), đẩy sự  cô đơn lên   đến đỉnh điểm, khẳng định sự  khao khát tình người, tình đời.Khát khao sự  đồng cảm, hòa nhập với cuộc đời và nỗi buồn nhân thế( mất tự  do, chủ  quyền, lưu lạc, cô đơn..)  4. Khổ 4: ­ Hình  ảnh  ước lệ,cổ  điển: Mây,chim... vẽ  lên bức tranh chiều tà đẹp, hùng  vĩ, êm ả,thơ mộng. + Cánh chim nhỏ: dấu hiệu duy nhất của sự  sống, càng làm tăng nỗi cô đơn,  nỗi buồn thấm thía hơn. ­ Hình ảnh đối lập: lớp lớp mây cao đùn núi bạc >  Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự của một  trí thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời. 4. ĐÂY THÔN VĨ DẠ I. TÌM HIỂU CHUNG  1. Tac gia: ́ ̉ ­ Hàn Mạc Tử:La nha th ̀ ̀ ơ co s ́ ưc sang tao manh liêt trong phong trao Th ́ ́ ̣ ̃ ̣ ̀ ơ mới.  ̉ ̀ ơi th “Ngôi sao chôi trên bâu tr ̀ ơ Việt Nam”(Chê Lan Viên) ́ 2) Tác phẩm: rút ra từ tập “Thơ điên” (1938), gợi cảm hứng từ mối tình của  HMT với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương  nơi xứ Huế thơ mộng và trữ tình. II/ ĐỌC ­ HIỂU VĂN BẢN: 1) Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết “Sao anh....”: Câu hỏi tu từ nhiều sắc thái: lời trách móc nhẹ  nhàng hay cũng   là lời  mời gọi tha thiết.Nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình. ­ Cảnh thôn Vĩ: + thời điểm: buổi ban mai. + vẻ đẹp của nắng hàng cau ­ nắng mới lên ­> lung linh, tinh khôi.
  12.  + mướt quá ,xanh như ngọc (so sánh)­> vẻ đẹp mượt mà tràn đầy sức sống. ­ Tình người:  + Lá trúc ....mặt chữ điền: vẻ đẹp kín đáo, khuôn mặt phúc hậu, hiền lành ­>   bóng dáng con người xuất hiện tạo nên sự hấp dẫn cho lời mời gọi. => Bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng, tươi sáng, trong trẻo, con người   xứ Huế hiền lành, phúc hậu. Bộc lộ nỗi nhớ cảnh và người thôn Vĩ. 2. Khổ 2 : Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ , chia lìa   ­ Hình ảnh: Gió lối gió, mây đường mây  ­>  sự xa cách, chia lìa, bộc lộ nỗi ám ảnh về cuộc chia lìa vĩnh viễn với cuộc   đời. ­ Nhân hóa: Dòng nước buồn thiu ­> bức tranh thiên nhiên buồn bã, phảng  phất tâm trạng thờ ơ xa cách của cuộc đời đối với tác giả. ­ Câu hỏi tu từ : “Có chở trăng… tối nay?” ­>tâm trạng trăn trở, chờ  mong, phấp phỏng, khắc khoải bồn chồn­> khát  khao hòa nhập với cuộc đời. ­ Từ kịp:  nhãn tự của câu thơ bộc lộ sự lo lắng, khắc khoải, bồn chồn­> nỗi   ám ảnh của tác giả về thời gian đang vơi dần.  => Cảnh vật ảm đạm, tâm trạng lo buồn, dự cảm sự chia xa và khao khát với   cuộc đời ngắn ngủi. HMT còn yêu cuộc sống mãnh liệt.. 3. Khổ 3: Nỗi niềm của nhà thơ.. ­ Điệp ngữ: khách đường xa­> nhấn mạnh sự  mong đợi tha thiết, khát khao   được hòa nhập với cuộc đời. ­ Áo em .....: hoán dụ màu áo của tâm tưởng hư ảo, mơ hồ, xa tầm tay với ­>rơi vào trạng thái hụt hẫng, bàng hoàng, xót xa. ­ Sương khói mờ nhân ảnh­> nhấn mạnh sự nhạt nhòa ­ Câu hỏi tu từ: “Ai(1) biết ........ai (2) có đậm đà?: dù đau khổ vẫn hướng về  cuộc đời bằng tình yêu sâu thẳm, thiết tha.  + Từ ai: đại từ phiếm chỉ xuyên suốt bài thơ làm ý thơ chặt chẽ, thể hiện tình   cảm của tác giả.Ai (1) thi sĩ.Ai (2) khách đường xa( nghĩa đen), nghĩa bóng  ( tình người)
  13. => Cảnh lạnh lẽo, hư ảo làm tăng nỗi cô đơn trong một tâm hồn tha thiết yêu   thương. HMT vẫn khao khát được sống, được yêu thương, giao cảm và chia  sẻ buồn vui. 5. CHIỀU TỐI I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả ­ Hồ Chí Minh (1890­ 1969), không chỉ là một nhà chính trị lỗi lạc mà còn là  một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. 2. Tập thơ "Nhật kí trong tù". ­ Là tập nhật kí viết bằng thơ. ­ Sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa  thu 1942 ­ 1943 tại tỉnh Quảng Tây. ­ Tập thơ gồm 134 bài bằng chữ Hán. 3. Tác phẩm a/ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Mùa thu 1942 trên đường Bác bị áp giải từ  nhà lao Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. b/ Xuất xứ: Bài thơ thứ 31, tập “Nhật ký trong tù”. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Hai câu thơ đầu: bức tranh thiên nhiên ­ Đối chiếu nguyên tác và dịch thơ: + Câu 1: dịch khá sát nguyên tác +  Câu 2: • Dịch thơ đã bỏ mất đi chữ “cô”: cô đơn, lẻ loi •  Bản dịch “mạn mạn”           “trôi nhẹ”  => Bản dịch chưa thoát ý. ­ Thời gian: Chiều tối ­ Không gian: Bầu trời mênh mông ­> Miêu tả từ xa, tầm nhìn bao quát, rộng lớn. ­ Hình ảnh ước lệ, tượng trưng: “cánh chim” và “chòm mây”  + Cánh chim mỏi: sự uể oải, mệt mỏi của những chú chim sau một ngày  kiếm ăn đang về rừng tìm tổ ấm => Đồng cảm giữa Bác với những cánh chim • Chim mỏi sau một ngày kiếm ăn • Người tù mệt mỏi sau một ngày lê bước trên đường + “Cô vân mạn mạn độ thiên không” • “Cô vân” (nhân hóa) : chòm mây lẻ loi cô đơn • “Mạn mạn”: chậm, trôi nổi lững lờ. Cô vân như mang tâm trạng lẻ loi, cô đơn, lặng lẽ lửng lờ trôi giữa không  gian lớn rộng của trời chiều ­> Vẻ đẹp tâm hồn của Bác:  + Lòng yêu thiên nhiên, hòa mình vào thiên nhiên. 
  14. + Phong thái ung dung, tự tại thưởng ngoạn cảnh chiều của Bác. 2/ Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người. ­ Đối chiếu bạn dịch thơ và phần phiên âm: + Câu 3: • “Thiếu nữ” dịch là “cô em”. • Thừa chữ “tối”. + Câu 4: Tương đối đúng ý. => Sự khác biệt đó phần nào làm giảm đi ý nghĩa của nguyên tác. ­ Bức tranh cuộc sống ở vùng sơn cước: +“cô em xóm núi xay ngô”: • Vẻ đẹp trẻ trung, khỏe khắn tràn đầy sức sống • Cuộc sống lao động đời thường bình dị quen thuộc. Điệp liên hoàn “ma bao túc”, “ bao túc ma hoàn”, gợi vòng quay không dứt của  cối xay ­> Cô gái lao động cần mẫn chăm chỉ. + Sự vận động của thiên nhiên: chiều­> tối. + Bức tranh thiên nhiên lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng của lò than. ­> Chữ “hồng” là nhãn tự của bài thơ. + Sử dụng thi pháp cổ điển lấy ánh sáng để tả bóng tối. ­>Bức tranh ấm áp, tươi vui, hạnh phúc. Sự vận động của mạch thơ và tư  tưởng Hồ Chí Minh từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, lạc lẽo cô đơn đến ấm  áp tình người ­ Tâm trạng:  niềm vui của Bác trước cuộc sống lao động thường nhật của  con người. ­> Vẻ đẹp tâm hồn: + Vượt lên trên hoàn cảnh ­> chia sẻ niềm vui lao động, cảm thông sự vất vả  của người lao động.  + Niềm lạc quan, yêu đời ­> Luôn hướng về sự sống, ánh sáng, tương lai =>  Tinh thần thép của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, trong thơ của Bác luôn có sự kết hợp hài hòa giữa chất tình và chất  thép. 6. TỪ ẤY I. TÌM HIỂU CHUNG: 1. Tác giả ­ Tố Hữu (1920­ 2002), tên thật là Nguyễn Kim Thành. Sự nghiệp thơ ca luôn  gắn liền với sự nghiệp cách mạng.Tác phẩm tiêu biểu: “Từ ấy”, “Việt Bắc”,  “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”, “Một tiếng đờn” 2. Tác phẩm  a) Xuất xứ: Bài thơ “Từ ấy” thuộc phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”(1938). b) Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1938, Tố Hữu viết “Từ ấy” ­> kỉ niệm đáng  nhớ: ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
  15. a/ Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng ­ “Từ ấy”: Thời gian có ý nghĩa quan trọng : được giác ngộ vào Đảng. ­ Hình ảnh: “ nắng hạ” và “mặt trời chân lí”  + Ẩn dụ “nắng hạ”: là thứ nắng chói chang, rực rỡ, mạnh mẽ . → tượng trưng cho lí tưởng của Đảng → niềm vui sướng của nhà thơ được  đón nhận lí tưởng cộng sản. + Ẩn dụ “Mặt trời chân lí” : • Mặt trời thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm và sự sống  cho muôn loài. • Chân lí của Đảng, của Cách mạng: nguồn sáng kì diệu mở ra trong tâm  hồn nhà thơ chân trời mới về tư tưởng, nhận thức, tình cảm. ­ Sử dụng các động từ mạnh: + “Bừng” : Ánh sáng phát ra đột ngột. + “Chói”: Ánh sáng có sức xuyên mạnh. → Khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng cả  trí tuệ và tâm hồn nhà thơ. ­ “Hồn tôi” – “vườn hoa lá”: so sánh ­ “Đậm hương” – “rộn tiếng chim” → Tâm hồn: căng tràn nhựa sống như một vườn cây lá xanh tươi, toả hương  ngào ngạt và ríu rít tiếng chim kêu. => Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng  sản. b/ Những nhận thức mới về lẽ sống. ­ Lẽ sống mới được thể hiện qua những từ ngữ: ­ “Tôi” – “mọi người”:  + “Buộc” : buộc chặt, gắn bó với mọi người   → Tự nguyện, muốn sống chan hòa với mọi người.→ Thoát khỏi giới hạn của  “cái tôi” cá nhân để hướng vào “cái ta”. + “Trang trải”: sự trải rộng tâm hồn ra với đời + “Trăm nơi” (Hoán dụ): chỉ mọi người sống ở khắp nơi. ­ Điệp từ “để”, “với” ­> nhịp thơ dồn dập, thôi thúc, hăm hở. ­ “Hồn tôi” – “hồn khổ” ­> tình cảm giai cấp­> quan tâm đặc biệt  đến quần  chúng lao khổ. + “Khối đời” (Ẩn dụ): chỉ một khối người đông đảo, cùng chung lí tưởng.  => Lẽ sống mới là “cái tôi” hòa vào “cái ta”, mối quan hệ hài hòa giữa riêng ­  chung, cá nhân ­ cộng đồng.  c/ Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm. ­ Điệp từ “là” ­ Số từ ước lệ “vạn” lặp lại.(đông đảo) ­ Từ xưng hô: “con”, “anh”, “em” ­> Khẳng định mình là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình quần chúng  lao khổ.
  16. ­ Tác giả đặc biệt quan tâm “những kiếp phôi pha”, “Em nhỏ không áo cơm” ­> Đồng cảm, xót thương, xúc động chân thành, căm phẫn trước bao cảnh bất  công ngang trái của cuộc đời cũ       ­>  Tin tưởng tuyệt đối vào con đường  mình đã chọn­> Hăng say hoạt động cách mạng. =>Tình cảm cá nhân chan hòa vào tình cảm rộng lớn của vạn vạn người.  7. VỀ LUÂN LÍ XàHỘI Ở NƯỚC TA I. GIỚI HIỂU CHUNG: 1/ Tác giả: ­ Phan Châu trinh (1872­1926), tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu hi Mã. ­ Chủ trương cứu nước bằng cách lợi dụng thực dân Pháp để cải cách, đổi  mới mọi mặt, làm cho dân giàu, nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập  quốc gia. ­ Quan niệm văn chương: dùng văn chương làm cách mạng. Thơ văn ống  thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ. 2/ Tác phẩm “Đạo đức và luân lí Đông tây” ­ Tác phẩm gồm 5 phần, được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm  19/11/1925 tại nhà Hội thanh niên ở Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) II. Đọc hiều văn bản: 1) Phần 1: Khẳng định nước ta chưa có khái niệm về luân lí xã hội. ­ Dừng cách nói phủ định để khẳng định: “xã hội luân lí nước ta tuyệt nhiên  không ai biết đến” ­ Tránh tình trạng hiểu đơn giản, thậm chí xuyên tạc của một số ít người, tác  giả gạt khỏi nội dung bài nói những chuyện vô bổ: “một tiếng bạn bè không  thể thay cho luân lí xã hội được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì” ­> Vào đề thẳng thắn gây ấn tượng mạnh mẽ cho người nghe. Cách vào đề  cho thấy tư duy sắc sảo, nhạy bén của nhà cách mạng PCT. 2) Phần 2: + So sánh “bên Âu Châu”, “bên Pháp” với “bên mình” về ý thức nghĩa vụ giữa  người với người” * Bên Âu Châu, bên Pháp ­ Đề cao dân chủ, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm  đến từng gia đình, quốc gia mà còn đế cả thế giới. ­ Dẫn chứng: “mỗi khi có người quyền thế... mới nghe” ­ Nguyên nhân: có đoàn thể, có công đức, biết giữ lợi chung. * Bên mình ­ Không biết nghĩa vụ mỗi người trong nước đối với nhau, không quan tâm  đến người khác. ­ Nguyên nhân: thiếu ý thức đoàn thể + Nguyên nhân của việc dân không biết đoàn thể, không trọng công ích: ­ Hồi cổ sơ ông cha ta đã có ý thức đoàn thể, cũng biết đến công đức.
  17. ­ Lũ vua quan phản động, thối nát, “ham quyền tước, ham bả vinh hoa”,  “muốn giữ túi tham của mình được đầy mãi” nên đã tìm cách “phá tan tành  đoàn thể của quốc dân”. ­ Tác giả hướng mũi nhọn đả kích vào bản chất phản động, thối nát của bọc  vua quan: + Không quan tâm đến cuộc sống của dân. + Muốn dân tối tăm, khốn khổ để chúng dễ dàng thống trị, vơ vét + “rút tỉa của dân” để trở nên giàu sang, phú quí. + Dân không có đoàn thể nên chúng mặc sức lộng hành mà không có ai lên  tiếng, tố cáo, đánh đổ. + Quan lại chỉ toàn là bọn người xấu chạy chức, chạy quyền. ­ Tác giả dùng những từ ngữ, hình ảnh gợi tả, lối so sánh ví von sắc bén thể  hiện thái độ căm ghét cao độ đối với chế độ vua quan chuyên chế. + “bọn học trò”, “bọn thượng lưu”, “kẻ mang đai đội mũ”, “kẻ áo rộng khăn  đen”, “bọn quan lại” “ngất ngưởng ngồi tin”, “lúc nhúc lạy dưới”.. ­>Thể hiện tấm lòng của một người có tình yêu đất nước thiết tha, xót xa  trước tình cảnh khốn khổ của người dân, luôn quan tâm đến vận mệnh của  dân tộc, căm ghét bọn quan lại xấu xa thối nát. Dưới mắt tác giả, chế độ vua  quan chuyên chế thật vô cùng tồi tệ, cần phải xoá bỏ triệt để. c) Phần 3: Tác giả đưa ra giải pháp: cần gây dựng tinh thần đoàn thể vì sự  tiến bộ, truyền bá chủ nghĩa xã hội là con đường đúng đắn, tất yếu để đất  nước Việt Nam có được tự do, độc lập. 8. MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA I. TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả: ­ Hoài Thanh: Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, sớm tham gia phong  trào yêu nước. Viết văn từ những năm mới ngoài 20 tuổi. Hoạt động chủ yếu  trong ngành văn hoá nghệ thuật: là nhà văn học xuất sắc nhất của văn học  Việt Nam hiện đại. ­ Tác phẩm nổi tiếng nhất là “Thi nhân Việt Nam”. Ông được tặng giải  thưởng HCM. 2. Một thời đại trong thi ca: ­ Văn bản nghị luận về 1 vấn đề văn học ­ Là bài tiểu luận đặt ở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam ­ Nội dung: tổng kết 1 cách sâu sắc về phong trào Thơ mới 3. Đoạn trích: là tiểu luận mở đầu Thi nhân Việt Nam. Sự khám phá và đánh  giá đầu tiên; là công trình tổng kết có giá trị về phong trào thơ mới. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: 1. Cách nhận diện “tinh thần thơ mới” của tác giả:
  18. ­ Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới là ranh giới giữa thơ cũ và thơ  mới không phải rạch ròi dễ nhận ra. ­ Các nhận diện: + Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời nào chả có mà phải so sánh bài  hay với bài hay. + Vả chăng cái mới và cái cũ vẫn tiếp nối qua lại cho nên phải so sánh trên  đại thể. 2. Điều cối lõi mà thơ mới đưa đến cho thi đàn VN lúc bấy giờ. ­ Tinh thần thơ mới là chữ “Tôi”. + Cái khác ở chữ “Tôi” và chữ “Ta” .Ngày trước là thời chữ “Ta”, bây giờ là  thời chữ “Tôi”. + Chữ “Tôi” trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ “Ta”. Chữ “Tôi”  bây giờ là chữ “tôi” theo ý nghĩa tuyệt đối của nó. 3. Bi kịch của  “cái tôi” trong thơ mới và hướng giải toả bi kịch.  ­ “Cái tôi” bây giờ đáng thương và tội nghiệp ở chỗ nó không còn cái cốt  cách hiện ngang ngày trước: ( dẫn chứng). Thơ mới đang diễn ngấm ngầm  dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.  ­ Họ giải quyết bi kịch bằng cách giữ cả vào Tiếng Việt là vong hồn các thế  hệ đã qua.  4. Nghệ thuật nghị luận: ­ Tính khoa học: + Cách lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến nay, từ xa  đến gần. Điều này đã được phản ánh tư  duy khoa học, sự am hiểu thấu đáo  đối tượng phân tích của tác giả. + Luôn gắn những nhận định khái quát với luận cứ cụ thể, đa dạng, có  sức thuyết phục; có sự so sánh giữa thơ mới với thơ cũ; ­ Tính nghệ  thuật: cách dẫn dắt ý theo mạch cảm xúc tinh tế, uyển  chuyển và bằng ngôn ngữ hình ảnh, nhịp điệu. 5. Ý nghĩa văn bản: Nhận thức tinh tế, sâu sắc về tinh thần thơ mới, động lực thúc đẩy sự phát  triển của thi ca Việt Nam hiện đại. * VĂN HỌC  NƯỚC NGOÀI 1. TÔI YÊU EM I.TÌM HIỂU CHUNG  1. Tác giả Puskin: Nhà thơ Nga thiên tài, người đặt nền móng cho ngôn ngữ  văn học và nền văn học Nga phong phú, đậm đà tính dân tộc. + “Là người khởi đầu của mọi khởi đầu” + “Mặt trời của thi ca Nga”. ­ Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác:  + Tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu 
  19. + Tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết. 2.Tác phẩm a/ Hoàn cảnh sáng tác Mùa hè năm 1829, Puskin ngỏ lời cầu hôn với Ô­lê­nhi­na nhưng không được  chấp nhận.Sáng tác bài thơ giãi bày nỗi lòng của mình. b/ Nhan đề ­ Bài thơ vốn không tên ­ Do dịch giả đặt. ­ Tôi yêu em: + Thiết tha và có khoảng cách + Ý thức đối với tình yêu một phía II. ĐỌC­HIỂU VĂN BẢN 1/ Những mâu thuẫn giằng xé trong tâm trạng nhân vật trữ tình. (4 dòng  đầu) ­ Dòng 1­2:  Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình thú nhận: +“Tôi  yêu em”: lời giãi bày ngắn gọn, trực tiếp, giản dị, vừa tự nhủ, khẳng  định. + “Đã”: (quá khứ) ­> khẳng định sự trường tồn của tình cảm. ­ “Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” +” Có thể”, + “Chưa hẳn” ­> Biểu thị tính chất khó xác định tình cảm. + Hình ảnh ẩn dụ: “ngọn lửa tình” ­>tình yêu còn rất cháy bỏng, nồng nàn, tha thiết, rạo rực. +Giọng điệu: phân vân, ngập ngừng. =>  Tình cảm chân thành và tha thiết. ­ Dòng 3­4: + Giọng điệu mạnh mẽ dứt khoát. + Không muốn: • “Bận lòng”:  • “U hoài”:  ­>Tôn trọng người mình yêu, không muốn người mình yêu khó xử. ­> Nhân vật trữ tình có sự phân thân: Lí trí> Là người biết nghĩ cho người khác, tôn trọng tự do tình cảm của người  mình yêu.  2. Nỗi đau khổ tuyệt vọng của nhân vật trữ tình. ­“Tôi yêu em”: lặp lại.  Yêu thương say đắm.Cảm xúc vẫn dâng trào tha thiết. ­ Cấu trúc: “Lúc…khi”: trạng thái, cảm xúc biến đổi dồn dập. ­ Cung bậc cảm xúc:“Âm thầm”, “Không hi vọng”, “Rụt rè”,  “Hậm hực”,  “Ghen” 
  20. ­> Nhân vật trữ tình rơi vào đáy sâu của nỗi đau khổ, dày vò, dằn vặt hành  hạ. => Tình cảm nhiều cung bậc, đa sắc thái, mãnh liệt, tuôn trào 3. Sự chân thành, cao thượng của nhân vật trữ tình. +“Tôi yêu em”: “chân thành”, “đằm thắm”, “Cầu”: “người tình như tôi đã yêu  em” + Lời cầu chúc:  “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em” => Tình yêu có văn hóa, chói sáng nhân cách: trong sáng, chân thành, cao  thượng 2. NGƯỜI TRONG BAO I.Tìm hiểu chung:  1. Tác giả: Sê khốp 2. Tác phẩm: Sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bệnh ở thành phố I­an­ ta,trên bán đảo Crưm,biển Đen II. Đọc,hiểu 1.Nhân vật Bê­li­cốp ­Ngoại hình: – Gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn. – Cách ăn mặc phục sức: Đi gày cao su, cầm ô, nhất thiết phải mặt áo bành   cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt. * Vật dụng hằng ngày: Cái ô, đồng hồ  quả  quýt, chiếc dao nhỏ  để  gọt bút   chì … đều được để trong bao. *Ngôn ngữ: “nhỡ lại xãy ra chuyện gì thì sao” à Nhút nhát, im lặng. * Hành động, sinh hoạt của cuộc sống hằng ngày: – Trời rất đẹp vẫn đi giày cao su, cầm ô, mặc áo bành tô  ấm cốt bông, đeo   kính râm… – Đặc điểm:Tất cả đều đề trong bao "kì quái,khác người,lập dị ­ Tính cách Bê­li­cốp ­Có khát vọng kì dị,mãnh liệt:Thu mình vào một cái vỏ,tạo ra cho mình một  thứ bao để ngăn cách.... ­Nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ca ngợi tôn sùng quá khứ:say mê và ca  ngợi tiếng Hi lạp ­Máy móc,giáo điều,rập khuôn: phản ứng việc đi xe đạp của 2 chị em Va­ren­ ca,thói quen trong quan hệ đồng nghiệp ý nghĩ giấu trong bao, luôn thỏa mãn,  hài lòng, hạnh phúc, mãn nguyện với lối sống của mình. – Lối sống của Bê­li­cốp ảnh hưởng sâu sắc.      Khi Bêlicốp còn sống: anh chị em giáo viên trong trường nơi y làm việc,  dân cư trong thành phố nơi y sống, tất cả mọi người đều sợ y, ghét y, tránh xa  y. ­Cô độc,luôn lo lắng và sợ hãi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2