intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

Chia sẻ: Trương Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn và các em học sinh cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long để rèn luyện, củng cố kiến thức. Đây còn là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn 12. Mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long

  1. TRƢỜNG THPT BẮC THĂNG LONG ĐỀ CƢƠNG ÔN THI MÔN VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2019- 2020 A.PHẦN I: ĐỌC HIỂU Kiến thức vận dụng 1. Phương thức biểu đạt. 2. Phong cách ngôn ngữ. 3. Biện pháp tu từ. 4. Thao tác lập luận. 5. Yêu cầu nêu hiểu biết về nội dung và cảm xúc thể hiện trong từ ngữ,câu văn,thông điệp…trong văn bản. … B.PHẦN II: LÀM VĂN. I. Kĩ năng viết đoạn nghị luận xã hội: về một tƣ tƣởng đạo lí, một hiện tƣợng đời sống.Kĩ năng viết bài nghị luận văn học: chú ý về một nhân vật, một đoạn văn,đoạn thơ. 1.Nghị luận về một tƣ tƣởng, đạo lí: - Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (Giải thích từ ngữ, khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề) - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (giảng giải ý nghĩa của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề- trả lời câu hỏi: Tại sao? Vấn đề được biểu hiện qua dẫn chứng nào?) -Bình luận, đánh giá (ý nghĩa, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề) - Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận .Mở rộng vấn đề. - Rút bài học nhận thức và hành động. (từ vấn đề bàn luận, hiểu ra điều gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?Phải làm gì?)Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận,lời nhắn gửi đến mọi người . 2. Nghị luận về một hiện tƣợng đời sống - Dẫn dắt,giới thiệu chung về hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập. -Trình bày thực trạng hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài. Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó( đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ .Tình hình, thực trạng trên thế giới ,trong nước ,địa phương …) -Phân tích những nguyên nhân khách quan ,chủ quan . -Tác hại/tác dụng của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên đối với cộng đồng, xã hội ,với cá nhân mỗi người. Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai...)ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.Phê phán, bác bỏ một số
  2. quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận .Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại. -Đề xuất những giải pháp(dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp để ngăn chặn hoặc phát triển . - Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn ,lời nhắn gửi đến tất cả mọi người . 3. Nghị luận về đoạn thơ. - Giới thiệu khái quát về tác giả,tác phẩm, đoạn thơ. - Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ. Cần phải xây dựng được luận điểm để triển khai ý .Chú ý khai thác từ ngữ, nhịp thơ, các biện pháp tu từ… Diễn đạt rõ ràng, lời văn viết phải có cảm xúc. Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh diễn xuôi ý thơ, viết lan man. + Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật đoạn thơ;mở rộng, liên hệ với đời sống. 4. Nghị luận về một nhân vật, một đoạn văn xuôi. - Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nhân vật, đoạn trích. - Phân tích nhân vật theo yêu cầu của đề bài. (Cần xây dựng được luận điểm để triển khai ý và hướng người đọc theo luận điểm vừa xây dựng của mình). Cần chú ý khai thác từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ để làm rõ nội dung. Diễn đạt phải rõ ràng, Giọng văn phải kết hợp giữa lí luận và cảm xúc. Mở rộng so sánh để bài viết được phong phú, thuyết phục. Tránh tóm tắt hoặc kể xuôi, viết lan man. - Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật tác phẩm hoặc đoạn trích. Tuỳ vào từng đề bài mở rộng, liên hệ với đời sống. II. Kiến thức vận dụng làm câu nghị luận văn học chủ yếu trong các tác phẩm lớp 12. 1.Tuyên ngôn độc lập(Hồ Chí Minh) 2.Tây Tiến(Quang Dũng) 3.Việt Bắc(Tố Hữu) 4.Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) 5.Sóng(Xuân Quỳnh) 6.Đàn ghi ta của Lor-ca(Thanh Thảo) 7.Người lái đò sông Đà(Nguyễn Tuân) 8.Ai đã đặt tên cho dòng sông?(Hoàng Phủ Ngọc Tường) 9.Vợ chồng A Phủ(Tô Hoài) 10.Vợ nhặt(Kim Lân)
  3. 11.Chiếc thuyền ngoài xa(Nguyễn Minh Châu)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2