Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương
lượt xem 4
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương
- TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC KÌ II – NH 2022-2023 Môn: NGỮ VĂN 12 ĐỀ 1 I.ĐỌC HIỂU(3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Như các bạn đều biết, học vấn không phải là việc chỉ đọc và cứ đọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học(…) Theo suy nghĩ của tôi bản chất thực sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ đọc sách một cách đơn thuần. Để ứng dụng sống động suy nghĩ đó vào thực tế cần biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ, cách làm của bản thân mình. Ngoài ra, đương nhiên là còn phả đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn. Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức. Bàn bạc tranh luận là cách để trao đổi tri thức. Viết, diễn thuyết là cách để mở rộng tri thức(…) Đa số các học giả hiện nay chỉ hoạt động hạn hẹp trong phạm vi cá nhân. Ho e ngại, chây lười không muốn mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hãy mau tỉnh ngộ. Chỉ khi nòa có kiến thức sau như vực thẳm, tiếp xúc trao đổi với người khác như chim tung cánh rộng mở tự do tự tại trong không trung mới đúng là học giả thực thụ. (Khuyến học, Fukuzama Yukichi, Phạm Hữu Lợi dịch-NXB Thế giới-2016) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ cho văn bản? Câu 2: Theo tác giả, để trở thành học giả(nhà nghiên cứu) thực thụ, chúng ta cần phải làm gì? Câu 3: Xác định tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua văn bản? II. LÀM VĂN(7đ) Câu 1: Từ đoạn văn bản trên, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về việc cần làm gì để việc học đi vào chiều sâu? Câu 2: Cảm nhận của anh chị về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích sau và từ đó trình bày suy nghĩ của bản thân về tình mẫu tử “ Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?. Bà lão khẽ thở dài đứng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay mân mê tà áo rách bợt. Bà nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình Mà con mình mới có vợ được...Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được? Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “ nàng dâu mới”: - Ừ thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng... Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: - Nhà ta nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá ...Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra rồi thì con cái chúng mày về sau.
- Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy 2 con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?... - Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây chgo đỡ mỏi chân. Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu con trong nhà rồi, người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp xuống giọng thân mật: - Kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá... (Trích Vợ nhặt – Kim Lân)
- ĐỀ 2 I.ĐỌC HIỂU(3đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Đếm những điều ra đi Giữa ánh dương vừa mọc Bằng tháng năm khờ dại Bàn tay gieo nhẹ nhàng(…) Đếm những điều còn lại Bằng mỗi sớm mai hồng. Hãy viết nốt bài thơ Rồi để bên cửa sổ Và rồi em biết chăng? Mặc chiều hôm và gió Cuộc đời bao ngã rẽ Cuốn muộn phiền ra đi. Mỗi khi khô giọt lệ Hãy khóc bằng tâm hồn. Đếm những điều ra đi Bằng tháng năm khờ dại Hãy tách đôi vỏ buồn Đếm những điều còn lại Tìm chồi nhân hy vọng Bằng mỗi sớm mai hồng. ( Bài thơ bên cửa sổ- Bùi Sĩ Nguyên) Câu 1: Xác định thể thơ cho văn bản? Câu 2: Theo văn bản, chúng ta nên đối mặt với nỗi buồn như thế nào? Câu 3: Chỉ ra điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ và tác dụng của điều ấy? II. LÀM VĂN(7đ) Câu 1: Từ đoạn văn bản trên, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của anh (chị) về những điều ta học từ nỗi buồn Câu 2: Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: « Đó là một người phụ nữ liều lĩnh, thiếu lòng tự trọng ». Ý kiến khác thì khẳng định: « Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình » Anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
- ĐỀ 3 I.Đọc hiểu (3đ) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi : Tuy nhiên, sự gia tăng của các phương tiện truyền thông công dân như vậy lại làm tăng thêm nỗi lo ngại về tính chính xác, lành mạnh của các thông tin được cung cấp từ các phương thức truyền thông mới, đặc biệt là từ các trang cá nhân. Thiết nghĩ, truyền thông mới, bản thân nó là một khái niệm trung lập và không ngừng biến đổi. Vì thế, nó trở nên tốt hay xấu là phụ thuộc vào mục đích và cách thức của mỗi cá nhân sử dụng. Trên thực tế chúng ta đã được chứng kiến việc nhiều người sử dụng mạng xã hội tỏ ra thiếu trách nhiệm khi cung cấp những thông tin sai sự thật, do họ không dành thời gian kiểm định tính chính xác của thông tin trước khi công bố. Bên cạnh thông tin sai sự thật là những thông tin, trò chơi thiếu lành mạnh, nhiều tính bạo lực, khiêu dâm... Chưa kể một số không nhỏ người sử dụng mạng xã hội nhằm cập nhật nhiều thông tin không khách quan, thậm chí mang đậm thiên kiến cá nhân. Những người sử dụng khác, nếu không có sự chọn lọc và cẩn trọng trước các thông tin kiểu như vậy,sẽ không tránh khỏi những cách nhìn sai lệch về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự phát triển nở rộ và thịnh hành truyền thông mới nói chung và của mạng xã hội nói riêng vô hình trung có thể sẽ trở thành công cụ đắc lực góp phần làm nảy sinh các nguy cơ đối với an ninh, chính trị, xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân người sử dụng, nhất là những người trẻ tuổi. Cần khẳng định rằng, việc phát triển truyền thông mới là cần thiết, nhưng song hành với phát triển phải có sự quản lý, định hướng của các cơ quan chức năng đối với người sử dụng để khai thác truyền thông mới một cách có hiệu quả và có lợi ích thiết thực lành mạnh. Vì thế, để tránh được những sai lệch khi sử dụng các loại hình truyền thông mới,…. (Dẫn theo http://www.nhandan.com.vn/ ) Câu 1 . Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Căn cứ xác định? Câu 2. Đặt tiêu đề cho đoạn trích trên ? Câu 3. Theo anh/chị, đoạn văn này có phải là đoạn mở đầu của bài viết không? Tại sao? II. Làm văn (7đ) Câu 1: (2đ) Từ mối lo ngại của tác giả về các phương thức thông mới, viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề này Câu 2: Tình huống trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tình huống độc đáo, giàu tính phát hiện và khám phá về đời sống. Hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên.
- ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Thế giới của chúng ta có muôn vàn điều thú vị để khám phá. Cho dù bạn đang ở độ tuổi nào, bạn cũng nên phá vỡ các giới hạn của nhận thức và luyện cho mình kĩ năng quan sát bằng cách ra khỏi nhà, ra ngoài thiên nhiên và chú ý tới mọi điều xung quanh. Hãy đặt cho bản thân những câu hỏi như: “Tại sao…? Tại sao không…?” và thử tự tìm các câu trả lời hay sự trợ giúp của những người quen biết. Đừng bao giờ tự cao tự đại nói rằng: “Tôi đã biết hết rồi, anh/chị sẽ không chỉ cho tôi được điều gì mới đâu!”. Vì chỉ khi chúng ta nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học, chúng ta mới có thể bổ sung được nhiều kiến thức mới. Hãy nghe nhạc cổ điển, đến thăm các viện bảo tàng và các phòng trưng bày nghệ thuật, hãy đọc sách về nhiều chủ đề khác nhau, hãy có những sở thích như khiêu vũ, chơi đàn, hội họa hay tập luyện một bộ môn thể thao. Dù bạn chọn cho mình bộ môn nào đi nữa, bạn cũng nên theo học đến cùng và tìm hiểu không ngừng nghỉ cho đến khi đạt được kiến thức sâu sắc về lĩnh vực đó mới thôi. Đừng chỉ “chạm đến một lần rồi bỏ xó”. Hãy quyết tâm rèn luyện và củng cố trí tò mò để nó trở thành một phần trong cá tính của bạn. Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân. Có khát vọng khám phá và tìm tòi là một trong những động lực giúp bạn tiếp cận với thế giới và vươn ra biển lớn. (Trích Tìm kiếm niềm đam mê, theo Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới, Nhà xuất bản Thế giới, 2017, tr17-18) Câu 1. Ở mỗi đoạn văn trên đây, tác giả đã sử dụng cách trình bày nào trong các cách sau: diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành? Câu 2. Theo tác giả, chúng ta sẽ có được lợi ích gì khi “nhận thức được rằng vẫn còn nhiều điều có thể học”? Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng “Biết đâu, trong một lần tò mò hay thắc mắc như vậy, bạn sẽ tìm ra được niềm đam mê cho bản thân”? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm ra niềm đam mê thực sự của chính mình trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện,nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: “một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” . Đến cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
- xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ...”(Tô Hoài - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13) Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
- ĐỀ 5 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Giống như cái lạnh thấu tủy hay cái đau thấu xương, thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Khả năng đọc được tâm trí và tâm hồn của người khác là một khả năng phát triển ở những người mẫn cảm. Thấu cảm khiến ta hồi hộp khi quan sát một người đang đi trên dây ở trên cao, làm chúng ta cùng vui buồn ớiv một nhân vật trong truyện. Thấu cảm xảy ra trong từng khoảnh khắc của cuộc sống. Một đứa trẻ ba tuổi chìa con gấu bông của mình cho em bé sơ sinh đang khóc để dỗ nó. Một cô gái nhăn mặt khi theo dõi bạn mình trên giường bênḥ chật vật uống một viên thuốc đắng. Mùa EURO 2016 kết thúc với một hình ảnh đẹp: một cậu bé Bồ Đào Nha tiến tới an ủi một fan người Pháp cao to gấp rưỡi mình, đang ôm mặt khóc vì đội Pháp thua trận chung kết. Anh người Pháp cúi xuống ôm cậu bé mà người vẫn rung lên nức nở. Cậu đợi cho tới khi anh đi khuất hẳn rồi mới tiếp tục phất cờ mừng chiến thắng. (Trıch́ Thiện, Ác và Smartphone - Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, 2017, tr.275) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, thấu cảm là gì? Câu 3. Nhâṇ xét về hành vi của đứa trẻba tuổi, cô gái cóbaṇ bi ốm, câụ béBồ Đào Nha đươc̣ ̣ nhắc đến trong đoaṇ trıch. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung đoaṇ trıch phần Đọc hiểu, anh/chi hãỵ viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. Câu 2: Qua “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” hãy phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba qua màn đối thoại giữa nhân vật với những người thân trong gia đình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 87 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 44 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 54 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 52 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
6 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 50 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn