intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Đinh Trang Hòa 1

  1. TRƯỜNG THCS ĐINH TRANG HÒA 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 1.Yêu cầu: - Nắm được xuất xứ, thể loại, ngôi kể, sự việc, nhân vật, chi tiết tiêu biểu....; phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Nắm được các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng. - Khái quát được đặc sắc nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản hay đoạn trích thuộc văn bản. - Bài học, thông điệp. 2. Nội dung Vản Ý kiến Lí lẽ và bằng chứng bản Học Học từ *.Lí lẽ 1: Dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo thầy, thầy là *. Lí lẽ 2: Cần một người thầy có hiểu biết, giàu kinh nghiệm. học quan trọng Bằng chứng: Thầy Ve-rốc-chi-o dạy dỗ Lê-ô-na-đô Đa Vin- chi thành tài. bạn Học từ bạn *. Lí lẽ: Học từ bạn, đồng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí thì việc học bè cũng rất hỏi, truyền thụ cho nhau có phần thoải mái, dễ chịu hơn. quan trọng. Bằng chứng: Thảo luận nhóm là một phương pháp học từ bạn hiệu quả để mỗi thành viên đều tích luỹ được tri thức cho mình. Bàn Thánh *. Lí lẽ 1: Thánh Gióng hội tụ những đặc điểm phi thường. về Gióng - Bằng chứng: những chi tiết về sự thụ thai thần kì của bà mẹ Gióng, nhân là một Gióng bay về trời... vật nhân vật *. Lí lẽ 2: Ở Gióng có cả sức mạnh của thể lực và sức mạnh của tinh thần, ý Thánh phi thường chí Gióng - Bằng chứng: 3 tuổi bỗng cất tiếng nói, Gióng lớn nhanh như thổi, nhổ bụi tre đánh giặc… Thánh *.Lí lẽ 1: Nguồn gốc, lai lịch của Gióng thật rõ ràng, cụ thể và xác định. Gióng cũng - Bằng chứng: Gióng là một con Người, một con người của làng Phù mang Đổng, nước Văn Lang, đời Hùng Vương thứ sáu. những nét *.Lí lẽ 2: Quá trình ra đời, trưởng thành và chiến thắng giặc ngoại xâm của bình Gióng đều gắn với những người dân bình dị. thường của - Bằng chứng: Gióng vẫn phải "nằm trong bụng mẹ", "vẫn phải uống con người nước, ăn cơm với cà", vẫn mặc quần áo bằng vải của dân làng Phù trần thế. Đổng,... Phải Ngọt ngào *. Lý lẽ 1: sự dịu dàng, thoải mái, bình yên. chăng là hạnh - Bằng chứng: Sự quan tâm, yêu thương, lời nói ngọt ngào dành cho chỉ có phúc nhau. ngọt *. Lý lẽ 2: Cuộc sống giàu có, sung túc đầy đủ. ngào - Bằng chứng: Tỉ phú Bill Gates dành 45,6% tài sản làm quỹ từ thiện. mới Hạnh phúc *. Lý lẽ 1: Khi mang con trong bụng mẹ thấy nặng nề, mệt nhọc, khi sinh làm còn được con…. nên - Bằng chứng: Biết con bình an, con khóc … hạnh *. Lý lẽ 2: Không may mắc bệnh hiểm nghèo vẫn có thể hạnh phúc.
  2. phúc? tạo nên - Bằng chứng: Võ Thị Ngọc Nữ…. bởi những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau VĂN BẢN PHƯƠNG NỘI DUNG NGHỆ THUẬT THỨC BIỂU ĐẠT Lẵng quả thông Tự sự, miêu - Câu chuyện kể về cách - Lời văn nhẹ nhàng, sâu sắc, tả, biểu cảm tặng quà và món quà của thể hiện sự quan sát và miêu nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng tả tâm lí nhận vật tinh tế. cô bé Đa-ni, tác giả khẳng -Ngôn ngữ miêu tả chính định giá trị của món quà xác, giàu cảm xúc. tinh thần và của âm nhạc đối với tâm hồn con người. Con muốn làm Tự sự, miêu Truyện Con muôn lam môt -Xây dựng hình ảnh cây ổi, một cái cây tả, biểu cảm cai cây kể về kỉ niệm thời tạo nên nét đặc sắc cho thơ ấu gắn bó với thiên truyện: là hình tượng xuyên nhiên, với người ông nhân suốt từ đầu đến cuối truyện, hậu và ước mơ được sống kết nối thời gian từ quá khứ trong một không gian quen hiện tại – tương lai. thuộc của đứa tre. -Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ Và tôi nhớ khói Tự sự, miêu Văn bản là những cảm nhận - Hình ảnh khói bếp được tả, biểu cảm sâu sắc, tinh tế của tác giả về nhân hóa, mang đủ những hình ảnh khói bếp gắn liền cung bậc cảm xúc, trở nên với tuổi thơ nơi quê hương. gần gũi, thân quen với con người. Cách cảm nhận tinh tế, sâu sắc bằng nhiều giác quan. Văn bản Phương Nội dung Nghệ thuật thức biểu đạt Lễ cúng thần lúa Thuyết minh - Văn bản giới thiệu một - Trình bày theo trình tự của người Chơ- ro nét sinh hoạt văn hoá độc thời gian cụ thể, chi tiết. đáo người Chơ- Ro, góp Kết hợp tường thuật với phần làm phong phú di sản miêu tả, biểu cảm, tự sự; văn hoá dân tộc. kết hợp với ngôn ngữ và - Cho thấy được tầm quan hình ảnh. trọng, sự gắn bó giữa thiên - Thông tin về sự kiện đảm nhiên và con người. bảo chính xác, tin cậy. Trái Đất- mẹ của Thuyết Trái Đất là vốn là Mẹ nuôi - Kết hợp chữ viết (chữ in muôn loài minh dưỡng muôn loài, vì thế thường và chữ in đậm) với số chúng ta cần có trách nhiệm
  3. bảo vệ Trái Đất cũng là bảo liệu để văn bản thông tin sinh vệ sự sống của muôn loài động trong đó có con người. - Thông tin chính xác, khoa học về Trái Đất. - Trình tự trình bày thông tin theo trình tự thời gian. II. TIẾNG VIỆT 1. Từ mượn; Yếu tố Hán Việt: -Từ mượn là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. Ví dụ: Tráng sĩ, hải sản, gia nhân, radio, axit... * Lí do mượn:- Do từ thuần Việt còn thiếu để gọi tên sự vật. - Để làm giàu thêm cho vốn từ của mình. * Nguyên tắc mượn: - Mượn khi cần tạo sự trang trọng, nhã nhặn, lịch sự. - Không lạm dụng từ mượn gây khó hiểu làm mất đi sự giàu đẹp và trong sáng của tiếngViệt. 2. Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó: - Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến. - Viết câu nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể, sinh động hơn. 3. Dấu chấm phẩy: Ngăn cách giữa bộ phận trong một phép liệt kê phức tập hoặc các vế trong một câu ghép phức tạp. VD: Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới) - Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. - Mục đích: bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn. III.TẬP LÀM VĂN - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống - Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân Dàn ý chung: 1. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống Bố cục Đặc điểm Mở bài Giới thiệu hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy Thân bài Đưa ra ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết Các lí lẽ sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý. Người viết đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ Kết bài Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất của người viết. 2. Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. Bố cục Đặc điểm Mở bài Giới thiệu về một trải nghiệm của bản thân Thân bài Kể diễn biến trải nghiệm theo trình tự hợp lí - Thời gian - Không gian - Những nhân vật liên quan
  4. Trong quá trình kể kết hợp yếu tố miêu tả, cảm xúc của người viết, một số biện pháp tu từ Kết bài - kể kết thúc và bài học cho bản thân. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Chiếc smartphone (điện thoại thông minh) đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online (truy cập), thì cái đám đông rộn ràng kia lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like (thích), chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend (bạn bè) dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed (dòng thời gian) để hòng tìm một status (trạng thái) bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng. (Trích Bức xúc không làm ta vô can, Đặng Hoàng Giang, tr.76 – 77, NXB Hội Nhà văn, 2016) Lựa chọn đáp án đúng: Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Văn bản nghị luận B. Văn bản thông tin C. Văn bản tự sự D. Văn bản biểu cảm Câu 2: Trong câu : "Đêm khuya, khi các chấm xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống rỗng". Cụm từ Đêm khuya là trạng ngữ chỉ ý nghĩa gì? A. Thời gian B. Nơi chốn C. Mục đích D. Cách thức Câu 3: Trong câu văn: "Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói trong mỗi giao tiếp", từ giao tiếp là từ mượn của ngôn ngữ nào? A. Hán Việt B. Nhật C. Anh D. Pháp Câu 4: Câu Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. được xem là một bằng chứng trong văn bản nghị luận. A. Đúng B. Sai Câu 5: Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? A. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần của con người. B. Bàn về những trải nghiệm thú vị của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. C. Bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống vật chất của con người. D. Bàn về những trải nghiệm buồn của con người khi tiếp xúc với mạng xã hội. Câu 6: Từ cụt lủn trong câu Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười, khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và vội vã. có nghĩa là: A. Quá ngắn đến mức không bình thường B. Quá ngắn, quá ít so với yêu cầu cần có C. Quá ngắn, trông giống như bị hụt đi D. Ngắn, cụt đến mức thiếu hẳn đi Câu 7: Qua đoạn trích trên, tác giả đã thể hiện thái độ gì? A. Phê phán B. Coi thường C. Chê bai D. Chế giễu
  5. Câu 8: Phần câu sau có nhiều vị ngữ: Trên mạng xã hội ta bị xáo trộn, bứt rứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Cho biết tác dụng của nó. A. Giúp cho việc miêu tả các trạng thái của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. B. Giúp cho việc miêu tả các hành động của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. C. Giúp cho việc miêu tả các tình cảm của con người khi dùng smartphone được sinh động hơn. D. Cả ba ý trên đều đúng. Câu 9: Em có đồng tình với ý kiến sau: Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ cũng đầy hứa hẹn? Vì sao? Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Em đã từng trải qua những chuyến đi xa, được khám phá và trải nghiệm biết bao thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, học tập được bao điều mới lạ… Hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. …………………………………. ĐỀ 2 PHẦN I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc- ghê- nhép) Câu 1: Câu chuyện trên viết theo thể loại nào? A. Truyền thuyết B. Truyện cổ tích C. Truyện cười D. Truyện ngụ ngôn Câu 2: Câu chuyện trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói đến tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể trong câu chuyện ? A. Khách quan B. Sinh động C. Chân thực D. Linh hoạt Câu 4: Qua hành động của nhân vật tôi “run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông” thể hiện tình cảm gì của nhân vật tôi với ông lão ăn xin ? A. Quan tâm, đồng cảm. B. Cảm thông, chia sẻ. C. Lo lắng, thương yêu. D. Đồng cảm, thương yêu. Câu 5: Vì sao không nhận được gì từ nhân vật tôi nhưng ông lão ăn xin vẫn nở nụ cười ? A. Vì nhận được lời cảm ơn. B. Vì nhận được lời xin lỗi. C. Vì nhận được sự tôn trọng. D. Vì nhận được sự động viên. Câu 6: Chủ đề của văn bản nói lên điều gì ?
  6. A. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ giữa B. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của con người với con người. nhân vật tôi. C. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của D. Lòng nhân ái, sự quan tâm, chia sẻ của nhân vật ông lão ăn xin. những người đồng cảnh ngộ. Câu 7: Theo suy luận của em, chi tiết nào có vai trò quan trọng trong diễn biến tiếp theo của câu chuyện ? A. Xin ông đừng giận cháu ! B. Cháu không có gì cho ông cả. C. Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. D. Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Câu 8: Có bao nhiêu từ láy được sử dụng trong câu sau: "Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi." A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 9: Theo em, tại sao ở cuối truyện người ăn xin lại nở nụ cười và nói: “Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Câu 10: Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân ? II. VIẾT: Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. …………………………………… ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Ký. B. Nghị luận. C. Truyện. D. Thông tin. Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán: A. Đường sá . B. Thống trị. C. Thay đổi. D. Đất đai. Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào? A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài. B. Những họat động của con người trên Trái đất và hậu quả mà những hoạt động đó gây ra cho đời sống muôn loài. C. Vai trò to lớn của con người trên Trái đất và những việc làm tác động tới đời sống của muôn loài. D. Sự tuyệt chủng của các loài sinh vật do những hoạt động của con người mang lại. Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào? A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao. B. Liên tục đưa ra lý lẽ và dẫn chứng cụ thể xác thực cho thông tin đưa ra. C. Dùng lập luận chặt chẽ để làm rõ cho sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. D. Đưa ra những thông tin cơ bản nhất về sự thống trị hầu khắp hành tinh của loài người. Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ?
  7. A. Đường sá và hầm mỏ. B. Những con vật. C. Số lượng nhiều nhất. D. Tuyệt chủng tự nhiên. Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn). A. Đa cấp. B. Trung cấp. C. Thứ cấp. D. Cao cấp. Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật? A. Động vật. B. Thực vật C. Trái đất. D. Con vật. Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ? “Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất” A. Chỉ nguyên nhân. B. Chỉ thời gian. C. Chỉ mục đích. D. Chỉ phương tiện. Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) PHẦN II: VIẾT (4,0 điểm) Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay? ……………………CHÚC CÁC EM ÔN TẬP VÀ THI TỐT…………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2