intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh" dành cho các em học sinh lớp 8 tham khảo, để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm làm bài thi. Hi vọng sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh

  1. TRƯỜNG   THCS   NGUYỄN   ĐỨC   ĐÊ CƯƠNG ÔN TẬP ÔN TẬP CẢNH NGỮ VĂN 8 ­ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 ­ 2022 A. NỘI DUNG I. Phần văn bản: 1.Nhớ rừng 2.Quê hương 3.Khi con tu hú 4.Ngắm trăng. 5.Đi đường 6.Chiếu dời đô 7.Hịch tướng sĩ 8.Nước Đại Việt ta 9.Bàn luận về phép học. * Yêu cầu: ­ Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật cơ bản của các văn bản. II. Phần Tiếng Việt: 1. Câu phân theo mục đích nói: + Câu nghi vấn.           + Câu cầu khiến.           + Câu cảm thán.           + Câu trần thuật.            + Câu phủ định     2. Hành động nói.     3. Hội thoại.     4. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Yêu cầu: ­ Nắm được các khái niệm, nhận diện,vận dụng, đặt câu, viết được đoạn hội thoại,   đoạn văn. III. Phần Tập làm văn. 1. Văn bản thuyết minh. 2. Văn bản nghị luận. * Yêu cầu: ­ Nắm được đặc điểm của mỗi loại văn bản. ­ Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài. * Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần I. Văn bản. 1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể  loại, nội dung cơ  bản theo mẫu   dưới đây.         Tên  Tác  Thể  Tt vb giả loại Nội dung 1. Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả 
  2. Nhớ   Thế Lữ Thơ  sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và  rừng mới  niềm khao khát tự  do mãnh liệt bằng những vần thơ  tám  tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Bài thơ  đã khơi gợi  chữ niềm yêu nước thầm kín của người dân mất nước  thuở ấy. 2 Quê   Tế  Thơ  Với những vần thơ bình dị  mà gợi cảm, bài thơ  Quê  hươn Hanh mới  hương  của  Tế  Hanh  đã vẽ  ra một bức  tranh  tươi  g tám  sáng, sinh động về  một làng quê miền biển, trong đó  chữ nổi bật lên hình  ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của   người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài  thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết  của nhà thơ. 3. Khi   Tố  Thơ  Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc  con tu   Hữu lục  lòng  yêu  cuộc  sống   và  niềm  khát  khao  tự   do  cháy  hú bát bỏng của người chiến  sĩ  cách  mạng trong cảnh tù  đày. 4.  Ngắ Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình  m  yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung  trăng của Bác Hồ  ngay cả  trong cảnh ngục tù cực khổ  tối  tăm.. 5. Đi   Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa  đườn tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân  g lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ  tới   thắng lợi vẻ vang.  6. Chiế Lí  Chiếu  Phản ánh khát vọng của nhân dân về  một đát nước   u   dời   Công  (Chữ  độc   lập,   thống   nhất,   đồng   thời   phản   ánh   ý   chí   tự  đô Uẩn hán) cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.  Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ  vì nói đúng  được ý nguyện của nhân dân, có sự  kết hợp hài hòa  giữa lí và tình. 7. Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta   Hịch   Trần  Hịch  trong   cuộc   kháng   chiến   chống   ngoại   xâm,thể   hiện  tướn Quốc  (Chữ  qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng   g sĩ Tuấn hán) kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất   sắc, có sự  kết hợp giữa lập luận chặt chẽ  , sắc bén   với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ. 8 Nước   Với cách lập luận chặt chẽ  và chứng cứ  hùng hồn,  Đại   Nguyễ Cáo đoạn trích  Nước  Đại Việt ta  có ý nghĩa như  bản  Việt   n Trãi tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn  ta hiến lâu đời, có lãnh thổ  riêng, phong tục riêng, có  chủ  quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ  xâm lược là  phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. 9 Bàn   Nguyễ Tấu Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục  
  3. luận   n Thiếp đích của việc học là để  làm người có đạo đức có tri   về   thức góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ  không  phép   phải để  cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương   học pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn,  đặc  biệt học phải đi đôi với hành. Phần II. TIẾNG VIỆT. 1. Câu phân theo mục đích nói: KC Khái niệm­ đặc điểm 1. Câu  * Câu nghi vấn là câu: nghi  ­ Có những từ  nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ  hay  vấn ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). ­ Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu   khiến, khẳng định, phủ  định, đe dọa, bộc lộ  tình cảm, cảm xúc... và  không yêu cầu người đối thoại trả lời  2.  Câu  * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ,  cầu  đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề  khiế nghị, khuyên bảo... n *   Khi   viết   câu   cầu   khiến   thường   kết   thúc   bằng   dấu   chấm   than,   nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể  kết thúc  bằng dấu chấm. 3. Câu  * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc  cảm  lộ  trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ  thán yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. ­ Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. 4.  Câu  * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi   trần vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh,  thuậ miêu tả,.. t ­ Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để  yêu  cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính  của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật  thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi  khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.   5.  Câu  * Câu phủ  định là câu có những từ  ngữ  phủ  định như: không, chưa,  phủ  chẳng, đâu..... định *Câu phủ định dùng để : ­ Thông báo, xác nhận không có sự  vật, sự  việc, tính chất, quan hệ  nào đó (Câu phủ định miêu tả) ­ Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ). 2. Hành động nói
  4. * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích  nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : ­ Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? ) ­ Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự  đoán..)  ( Ngày mai trời sẽ   mưa ) ­ Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...)(Bạn giúp tôi trực nhật   nhé ) ­ Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) ­ Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng  kiểu câu có chức năng chính phù   hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng  gián tiếp) 3. Hội thoại. *Vai hội thoại là vị  trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc  thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: ­ Quan hệ  trên­ dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ  bậc trong gia đình và xã  hội) . ­ Quan hệ thân­sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói   được gọi là một lượt lời . * Để giữ  lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt   lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ. 4. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Trong một câu có thể  có nhiều cách sắp xếp trật tự  , mỗi cách đem lại hiệu quả  diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự  từ  thích hợp với yêu cầu   giao tiếp. * Trật tự từ trong câu có tác dụng : ­ Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. ­ Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. ­ Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. ­ Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. Phần III. TẬP LÀM VĂN * Văn nghị luận: Một số đề và dàn ý tham khảo Đề 1: Go­rơ­ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”         Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên. 1.Mở bài: ­ Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống của con  người hôm nay. ­ Trích dẫn câu nói của M.Go­rơ­ki. 2.Thân bài:  a. Giải thích: Sách là gì?
  5. + Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương   diện.  + Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên   mọi phương diện. + Sách mở ra những chân trời mới: mở rộng sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ   trụ, về loài người, về các dân tộc… b. Chứng minh vai trò của sách trong đời sống: + Sách cung cấp tri thức về  khoa học và kĩ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lí,…   (dẫn  chứng). + Sách đưa ra khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên   toàn thế giới… (dẫn chứng). + Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ,… (dẫn chứng). + Phê phán: Những cuốn sách có nội dung không lành mạnh, sách lậu đang trôi nổi  trên thị  trường hiện nay không những không có vai trò với con người mà còn  ảnh  hưởng xấu đến  nhân cách, tâm hồn mỗi người khi đọc nó; phê phán những người   không có thói quen đọc sách, không biết chọn sách để đọc… ­ Bài học nhận thức và hành động:  + Nhận thức rõ vai trò của sách + Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo sách những nội dung tốt. + Học những điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế. 3. Kết bài:  ­ Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách. ­ Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách.  Đề  2: Từ  bài "Bàn luận về  phép học" của La Sơn Phu Tử  Nguyễn Thiếp, hãy   nêu suy nghĩ về mối quan hệ của "học" và "hành". 1. Mở bài: giới thiệu vấn đề – Trong bài "Bàn luận về phép học", La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một danh sĩ thời   Tây Sơn đã nêu lên phép học đúng đắn cho mọi người dựa trên cơ  sở  phép dạy học  của Chu Tử (Chu Đôn Dư – một danh Nho đời Tống bên Trung Quốc). 2. Thân bài a. Nội dung phép học – Lúc đầu, học để bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử là những kiến  thức cơ bản mở đầu cho quá trình học tập lâu dài. – Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược lại cho gọn, lấy những điều học   được áp dụng vào thực tế (học để hành). – Có như  vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ  thế  mà vững yên. Đó   mới thực là cái đạo học có quan hệ  tới lòng người, mang lại lợi ích thiết thực cho   dân, cho nước. b. Giải thích – Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ  chặt chẽ  giữa   học và hành. Thế nào là học và hành?
  6. – Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua  hàng ngàn năm, thông qua quá trình hoạt động học tập ở trường, qua sách vở và học   ở ngoài đời. – Hành là vận dụng những kiến thức đã học được vào thực tế công việc cụ thể hàng  ngày. c. Tại sao học với hành phải đi đôi với nhau? – Mục đích tối cao của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biế, nhằm   phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. – Vì vậy học mà không hành, chỉ nắm lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì  việc học trở nên vô ích, mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích  thiết thực nào. – Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Nếu chỉ  làm việc theo thói quen và  kinh nghiệm, không có lí thuyết soi sáng thì năng suất và chất lượng công việc sẽ  thấp. Đối với những công việc đòi hỏi phải có trình độ  hiểu biết khoa học kỹ thuật  thì lại càng phải học và học không ngừng. – Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không   học ta sẽ không thể đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội. d. Bình luận – Khẳng định Ý kiến trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ  sở  khoa học và thực tiễn. – Cốt lõi trong phương pháp học của La Sơn Phu Tử là học đi đôi với hành. Giữa học   và hành có mối quan hệ  hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ  đạo, soi sáng cho   hành. Hành giúp cho con người vận dụng, củng cố, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết  đã học được vào thực tế. e. Liên hệ với bản thân ­ Ra sức học tập lí thuyết và thực hành trên thực tiễn để trở thành người tài. 3. Kết bài – Học với hành phải đi đôi, không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học   tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. – Ý kiến của La Sơn Phu Tử tuy đưa ra cách đây đã mấy thế kỷ những vẫn là kim chỉ  nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay. ĐỀ 3: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp   với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị   luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. 1. Mở  bài  ­ Vai trò của mốt trang phục đối với xã hội và con ngời có văn hoá nói  chung và tuổi học trò nói riêng. 2. Thân bài: ­ Tình hình ăn mặc hiện nay của lứa tuổi học sinh  + Đa số các bạn ăn mặc đứng đắn, có văn hoá + Tuy nhiên vẫn còn một số bạn đua đòi chạy theo mốt ăn mặc không lành mạnh ( đ­ an yếu tố tự sự, miêu tả )  ­ Tác hại của lối ăn mặc không lành mạnh  + Vừa tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập 
  7. + lại không có văn hoá, thiếu tự trọng, ảnh hưởng tới nhân cách của con người  ­ ăn mặc như thế nào là có văn hoá ? + Phải phù hợp với lứa tuổi học sinh,  với truyền thống văn hoá của dân tộc và hoàn   cảnh gia đình.  + Đó là cách ăn mặc giản dị, gọn gàng, đứng đắn để chứng tỏ mình là ngư ời lịch sự,  có văn hoá, biết tự trọng và tôn trọng mọi người   3. Kết bài :­ Các bạn cần thay đổi lại cách ăn mặc cho phù hợp, lành mạnh, đứng  đắn Đề 4:  Trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phần   lớn đều do Bác đã suốt đời say mê tự học tập, tự nghiên cứu, làm giàu kiến thức cho   mình. Tinh thần tự học, tự nghiên cứu của Bác mãi mãi là tấm gương sáng cho mọi   người noi theo.               Từ tấm gương tự học của Bác, em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy  nghĩ về giá trị của việc tự học trong học sinh.                          * Gợi ý a. Mở baì:  ­ Giới thiệụ vấn đề nghị luận: giá trị của việc tự học. ­ Dẫn dắt. b. Thân baì:  Trình bày  theo trình tự: * Giải thích: Tự học là gì ?  Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình  thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn  luyện. * Biểu hiện của người có tinh thần tự học: Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học  hỏi ở mọi lúc mọi nơi. Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của  mình. Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút  ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.  * Vai trò, ý nghĩa của việc tự học: Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích  hơn trong cuộc sống. Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không  phụ thuộc vào người khác. Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính  mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn. * Phê phán những kẻ học hành lười biếng, thụ động.
  8.      Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những  tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học  dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí,  nghị lực, học tới đâu hay tới đó. c. Kêt bai ́ ̀:  ­ Khẳng định lại ý nghĩa của tự học. ­ Cảm nghĩ của bản thân, liên hệ bản thân ­­­­­­HẾT­­­­­­­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2