intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Lương Thế Vinh, TP. Vũng Tàu

  1. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN NGỮ VĂN 8 I. Cấu trúc đề- ma trận: Hình thức: Tự luận 1. Đọc - hiểu: 5.0 điểm (Văn bản 3.0 đ; Tiếng Việt 2.0 đ) - Văn bản: Văn bản thông tin; Truyện lịch sử, Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường (Chọn ngữ liệu ngoài SGK) - Rút ra được bài học, thông điệp từ văn bản. - Tiếng việt: + Câu hỏi tu từ + Thành phần biệt lập + Các kiểu câu 2. Vận dụng cao: 5.0 điểm - Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách em yêu thích. - Viết văn bản kể về một chuyến đi để lại cho em nhiều ấn tượng. II. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: Văn bản thông tin, Truyện lịch sử, Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Sử dụng ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. * Yêu cầu: - Thể loại Thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. Gồm: + Nhận biết được thể loại, PTBĐ chính của đoạn thơ. + Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường. + Phân tích được những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, tình cảm, cảm hứng chủ đạo được thể hiện qua văn bản.
  2. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 - Thể loại Truyện lịch sử. Gồm: + Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt chính của truyện. + Nêu được nội dung bao quát của văn bản truyện; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, chủ đề, thông điệp, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. + Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của truyện lịch sử, nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản. - Thể loại văn bản thông tin. Gồm: + Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản. + Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản thông tin. + Giải thích được những thông tin cơ bản của văn bản. + Nhận biết và nêu được tác dụng của phương tiện phi ngôn ngữ. 2. Tri thức tiếng Việt a. Kiến thức - Câu hỏi tu từ. - Thành phần biệt lập trong câu. - Các kiểu câu: câu kể (câu trần thuật), câu hỏi (câu nghi vấn), câu cảm, câu cầu khiến, câu khẳng định, câu phủ định. b. Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập. - Chỉ ra đặc điểm và chức năng của các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu khẳng định, câu phủ định. - Nhận biết và nêu tác dụng của câu hỏi tu từ. 3. Viết (Tập làm văn): a. Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách em yêu thích. - Kiến thức: Quy trình viết bài văn giới thiệu một cuốn sách em thích. - Yêu cầu cần đạt + Nắm được quy trình viết bài giới thiệu một cuốn sách em thích. + Giới thiệu được tác giả, nội dung chính của cuốn sách đến bạn đọc * Dàn ý bài văn giới thiệu một cuốn sách.
  3. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 - Phần 1: + Giới thiệu tên sách, tên tác giả. + Cảm nhận hoặc ấn tượng nổi bật về cuốn sách. - Phần 2: + Tóm tắt nội dung chính của sách. + Nhận xét về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của cuốn sách. - Phần 3: + Khẳng định lại giá trị của cuốn sách. + Khuyến khích mọi người nên đọc sách. b. Viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều ấn tượng. - Kiến thức: Quy trình viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều ấn tượng. - Yêu cầu cần đạt + Nắm được quy trình viết bài văn kể lại một chuyến đi để lại cho em nhiều ấn tượng. + Biết viết bài văn kể lại một chuyến đi đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ, tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản. * Dàn ý bài văn kể lại một chuyến đi. - Mở bài: + Giới thiệu về chuyến đi. + Nêu ấn tượng ban đầu về chuyến đi. - Thân bài: + Nêu những thông tin cơ bản về chuyến đi. + Thuật lại chuyến đi (thời gian, địa điểm, sự kiện, cảm xúc….); kết hợp kể với miêu tả. + Nêu ấn tượng đặc biệt của người viết khi tham gia chuyến đi. - Kết bài: + Khẳng định lại tình cảm hay suy nghĩ sâu sắc của bản thân qua chuyến đi. + Nêu giá trị hay bài học từ chuyến đi.
  4. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 III. Đề tham khảo ĐỀ 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: TẬP TRUYỆN QUÊ MẸ CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH Quê mẹ là tập truyện ngắn của nhà văn Việt Nam Thanh Tịnh, xuất bản lần đầu năm 1941, gồm 13 truyện, có lời tựa của Thạch Lam. Trong lần tái bản năm 1983, tác phẩm được bổ sung thêm năm truyện: Am culi xe, Con so về nhà mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Một đêm xuân, Làng,... Thạch Lam đã nhận xét khá tinh tế trong bài Tựa: “Thanh Tịnh đã muốn làm người mục đồng ngồi dưới bóng tre để ca hát những đám mây và những làn gió lướt bay trên cánh đồng, ca hát những vẻ đẹp của đồi thôn quê...Thanh Tịnh đã cho chúng ta nghe cái tiếng sáo nhỏ và thanh của ông, khẽ nổi lên lẫn với tiếng hò của bạn gặt trên sông để ca ngợi cái tình và cái thi vị của một vùng.” Trong tập truyện, tác giả tập trung viết về nông thôn xứ Huế quê ông. Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thi vị - làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quạnh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm cô đơn, mơ hồ ngoài quãng đồng xa vắng; dòng sông vắng và những con đò mỏng mảnh ngược xuôi tưởng như lúc nào cũng chở đầy những câu hò tha thiết, gợi nhớ. Trên bối cảnh thơ mộng và phảng phất vị buồn ấy, tác giả đi sâu vào đời sống tình cảm của những người nông dân nghèo miền Trung. Tình yêu đằm thắm của những cô Sương (Tình thư), cô Duyên (Bên con đường sắt), tình yêu trong sáng nhưng thoảng qua như một ảo ảnh của Phương, người gái góa chèo đò (Bến Nứa). Tình yêu làng quê lặng lẽ, sâu kín nhưng lúc nào cũng da diết đến quặn lòng của những cô Thảo, cô Hoa lấy chồng xa (Quê mẹ, Con so về nhà mẹ)[...] Những nhân vật trong truyện của ông người nào cũng ánh lên vẻ đẹp của tâm hồn: hiền lành, chất phác, đôn hậu,...nhưng hầu như ai cũng có nỗi khổ đau riêng. Có khi vì phải xa quê. Có khi gặp trắc trở trong tình yêu. Hầu hết vì nghèo, phải hai sương một nắng những chẳng đủ sống. Vì thế, có chỗ cả làng phải suốt đời sống trên phá rộng sông dài và chết hết trong một trận bão khủng khiếp (Làng). Có người liều mạng ngầm ngải tìm trầm để tính chuyện mưu sinh cho vợ con, cuối cùng hóa thành hổ, vĩnh viễn phải sống sinh li
  5. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 (Ngậm ngải tìm trầm). Tiêu biểu hơn cả là truyện ngắn Am culi xe. Ông gợi lên hình ảnh thật tội nghiệp: một cháu bé mười tuổi, rách rưới, gầy còm, đêm đêm dắt người ông mù già yếu, kéo một chiếc xe tay cũ nát, bánh nhồi rơm, lủi thủi đi dưới trời mưa. Một đêm kia, ông già chết gục vì đói rét và buồn khổ, để lại đứa cháu côi cút. Nhìn chung, Thanh Tịnh thuộc một phong cách nghệ thuật gần Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Xuân Diệu (Phấn thông vàng) nhưng có sắc thái riêng: Ông thích cái nhẹ nhàng, dịu ngọt, bâng khuâng, man mác. Mỗi truyện ngắn như một bài thơ vịnh gọn và có dư vị trữ tình lắng sâu. Chính với phong vị trữ tình thấm thía này, ngòi bút của ông chinh phục được người đọc. (Theo Trần Hữu Tá, Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2003) Câu 1. (1đ) Xác định thể loại và PTBĐ chính của văn bản trên? Câu 2. (1đ) Chỉ ra thông tin cơ bản và các chi tiết làm rõ thông tin cơ bản của văn bản? Nhận xét về mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các thông tin chi tiết trong văn bản? Câu 3: (1đ) Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu sau và nêu tác dụng: “Tình yêu đằm thắm của những cô Sương (Tình thư), cô Duyên (Bên con đường sắt), tình yêu trong sáng nhưng thoảng qua như một ảo ảnh của Phương, người gái góa chèo đò (Bến Nứa).” Câu 4.(1đ) Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: “Ông gợi lên hình ảnh thật tội nghiệp: một cháu bé mười tuổi, rách rưới, gầy còm, đêm đêm dắt người ông mù già yếu, kéo một chiếc xe tay cũ nát, bánh nhồi rơm, lủi thủi đi dưới trời mưa.” Câu 5. (1đ) Từ văn bản trên, hãy viết 1 đoạn văn ngắn (5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về quê hương của mình. ĐỀ 2 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời : […] Hoài Văn nằn nì thế nào quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến. Hầu đứng trên bờ, thẫn thờ nhìn bến Bình Than. Hai cây đa cổ thụ rủ bóng râm mát che kín cả một khúc sông. Dưới bến, những thuyền lớn của các vương hầu về hội sư, đậu dài san sát, sơn đủ các màu. Trên mũi thuyền, phất phới những lá cờ hiệu của các vương hầu. Hiệu cờ của Chiêu
  6. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình. Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự. Thuyền ngự cao lớn hơn cả, chạm thành hình một con rồng lớn rực rỡ son vàng, hai bên mạn dàn bày cờ quạt, tàn vàng, tán tía và đồ nghi trượng của đấng thiên tử. Hết thuyền của các đại vương là thuyền của các tước vương bậc dưới, rồi đến thuyền của các tước hầu, cuối cùng là thuyền của các tướng sĩ đi hộ vệ. Mắt Hoài Văn đăm đăm nhìn thuyền của Hưng Võ Vương, Hưng Trí Vương, Hưng Hiếu Vương... Thì ra các con trai của Hưng Đạo Vương đều đủ mặt. Những người em họ ấy, chẳng qua chỉ hơn Hoài Văn dăm sáu tuổi! Cha ta mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa. Qua các cửa sổ có chấn song triện và rủ mành mành hoa của thuyền rồng, Hoài Văn thấy các vương hầu đang ngồi bàn việc nước với quan gia. Hoài Văn chẳng biết các vị đang nói gì. Nhưng bàn gì thì bàn, Hoài Văn dám chắc cũng chẳng ngoài cái việc lớn là cho quân Nguyên mượn đường vào đánh Chiêm Thành hay chống cự lại mà thôi. Dã tâm của quân giặc đã hai năm rõ mười rồi. Nó giả tiếng mượn đường, kì thực là để cướp sống lấy nước Nam. Chỉ có việc đánh, làm gì phải kéo ra tận đây mà bàn đi bàn lại? Chao ôi! Lúc này mà Hoài Văn được xuống thuyền rồng và được bàn việc nước! Chàng sẽ quỳ trước mặt quan gia, và xin quan gia cho đánh! Thuyền rồng im lặng. Tàn tán, cờ quạt và các đồ nghi trượng in màu vàng son trên mặt nước sông trong vắt. Chốc chốc lại thấy những người nội thị quỳ ngoài mui, dâng trầu cau, dâng thuốc. Hoài Văn muốn xô mấy người lính Thánh Dực để chạy xuống bến nhưng lại sợ tội chém đầu. Chàng muốn thét to: "Xin quan gia cho đánh", nhưng lại e phạm thượng! Mấy tháng ở kinh, thấy sứ Nguyên hạch sách đủ điều, Hoài Văn chỉ có một ý nghĩ là đánh, đánh để giữ lấy quốc thể. Rồi lại đến cái ngày quan gia mời các bô lão khắp bàn dân thiên hạ về kinh để nhà vua hỏi ý dân xem nên cho giặc mượn đường hay nên đánh lại. Các bô lão là những người quê mùa chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son, gác tía, chưa bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khẳng khái tâu lên: "Xin đánh", trăm miệng một lời, rung chuyển cả tòa điện Diên Hồng. Những người áo vải ấy còn biết đường phải trái, huống chi ta là bậc
  7. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 tôn thất há lại không nghĩ được như họ hay sao? Đến họ mà quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gụi, quan gia chẳng hỏi một lời ? Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống. Hôm nay, đợi mãi từ sớm đến trưa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã. Hoài Văn không chịu được nữa. Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Một viên tướng hốt hoảng chạy tới, níu áo Hoài Văn lại. Quốc Toản tuốt gươm, mắt trừng lên một cách điên dại: - Không buông ra, ta chém ! Lính ập đến giữ lấy Hoài Văn. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng. (Trích Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tưởng) Câu 1. ( 1đ) Xác định thể loại và PTBĐ chính của đoạn văn bản ? Câu 2. (1đ) Em cảm nhận được điều gì về Hoài Văn qua dòng độc thoại “Đứng mãi đây cho đến bao giờ? Thôi thì liều một chết vậy. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.”? Câu 3. (1đ) Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của câu sau: “ Hoài Văn không chịu được nữa” Câu 4. (1đ) Xác định thành phần biệt lập và nêu tác dụng: “ Hiệu cờ của Chiêu Minh Vương, của Chiêu Quốc Vương, của Chiêu Văn Vương, của Hưng Đạo Vương, của Chiêu Thành Vương, chú ruột mình.” Câu 5. Từ hành động của Hoài Văn, em rút ra được bài học nào về trách nhiệm với đất nước khi đất nước lâm nguy? Hãy viết thành một đoạn văn ngắn ( 7-9 câu) ĐỀ 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
  8. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8 Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt? Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe. Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy. Độ năm ba chén đã say nhè. Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra đặc điểm về vần, luật, niêm của văn bản? Câu 3 (1,0 điểm): Nêu nội dung của bài thơ? Câu 4 (1,0 điểm): Tìm câu hỏi tu từ trong bài thơ và cho biết tác dụng của nó? Câu 5 (1,0 điểm): Từ nội dung của bài thơ, em làm gì để thể hiện tình quê hương đất nước (viết thành đoạn văn 7-10 dòng). Vũng Tàu, ngày 15/04/2024 Duyệt của Tổ chuyên môn TTCM Nguyễn Thị Dung
  9. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8
  10. Trường THCS Lương Thế Vinh Nhóm Ngữ văn 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2