intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội, Hà Đông

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Ngữ văn 9 A. PHẦN VĂN: I. Các tác phẩm thơ hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm về hoàn cảnh sáng tác, thể thơ, nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Rút ra được những điểm chung và nét riêng trong nội dung và nghệ thuật của các bài thơ có đề tài gần nhau. 3. Học thuộc lòng các bài thơ và cảm thụ được những hình ảnh thơ đẹp, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của một số đoạn thơ hay. II. Tác phẩm truyện hiện đại: 1. Nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm về hoàn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung chủ yếu và giá trị nghệ thuật. 2. Tóm tắt được các tác phẩm – Nêu được các tình huống đặc sắc trong truyện và ý nghĩa của các tình huống đó. 3. Nêu ra được những nét tiêu biểu về đời sống xã hội và con người việt Nam với những tư tưởng tình cảm của họ III. Các tác phẩm văn học nước ngoài, văn nghị luận: - Nắm được kiến thức về tác giả, tác phẩm, giá trị nội dung , nghệ thuật và tóm tắt được tác phẩm. B. PHẦN TIẾNG VIỆT: I. Với phần cung cấp kiến thức mới: - Khởi ngữ, các thành phần biệt lập (4 thành phần), Liên kết câu và liên kết đoạn văn (các phép liên kết) , Nghĩa tường minh và hàm ý. 1. Nắm được đặc điểm, ý nghĩa công dụng của tất cả các phần kiến thức đã được học. 2. Nhận diện được các đơn vị kiến thức đó. 3. Biết vận dụng kiến thức đótrong nói và viết. tập trung vào bài tập thực hành (viết đoạn văn, bài văn hoặc các tình huống giao tiếp cụ thể). II. Tổng kết lại kiến thức từ vựng đã học ở lớp dưới. 1. Ôn lại khái niệm của các đơn vị kiến thức về từ vựng. 2. Nhận diện được các đơn vị kiến thức đó. 3. Biết vận dụng kiến thức đó trong nói và viết, tập trung vào bài tập thực hành (viết đoạn văn, bài văn hoặc các tình huống giao tiếp cụ thể). C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn nghị luận: 1. Kiểu bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. 2. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. 3. Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. 4. Kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 1
  2. 5. Ôn lại khái niệm, cách làm các dạng bài trên 6. Luyện tập kĩ năng viết đoạn, viết bài cho học sinh. D. MỘT SỐ ĐỀ ÔN LUYỆN ĐỀ 1 PHẦN I : Cho hai câu thơ: “Đất nước Bốn ngàn năm không nghỉ...” (Chúng con chiến đấu cho con người sống mãi Việt Nam ơi, Nam Hà) 1. Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới khổ thơ nào đã học trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải? Chép chính xác khổ thơ đó và cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ. 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong hai dòng thơ cuối của khổ thơ em vừa chép. 3. Từ những cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước cùng với niềm tự hào, niềm tin vào sự trường tồn và đi lên của đấtt nước, em hãy viết đoạn văn 10- 12 câu theo phép lập luận quy nạp phân tích đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và câu hỏi tu từ.(gạch chân và chú thích rõ) 4. Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về những con người đã lặng lẽ dâng hiến cả tuổi trẻ, sức lực xây dựng đất nước. Ghi rõ tên tác giả. PHẦN II : Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu: Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông hoa nở sớm và cũng có những bông hoa nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đên cho đời” (Mình là nắng việc của mình là chói chang - Kazoko Watanabe) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích và cho biết em cảm nhận được thông điệp gì từ đoạn trích trên? 2. Xác định và gọi tên biện pháp tu từ và một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích 3. Viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em với chủ đề (2,0 điểm) ĐỀ 2 Phần I Trong bài thơ “Nói với con”, nhà thơ Y Phương viết: Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng (Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập Hai) 2
  3. Câu 1. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong đoạn thơ trên. Câu 2. Trong một đoạn thơ khác, tác giả viết “Người đồng mình thương lắm con ơi”. Từ “thương” trong câu này có sắc thái biểu cảm như thế nào? Câu 3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ lời người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng trong đoạn thơ trên. Đoạn văn có sử dụng phép nối để liên kết và câu ghép (gạch chân, chú thích rõ phép nối, câu ghép). Câu 4. Kể tên một tác phẩm khác (ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng bộc lộ tình cảm thiết tha của người viết đối với quê hương mình. Phần II : Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tuổi thiếu niên là tuổi của ước mơ và hoài bão. Nó gắn liền với khát vọng chinh phục thử thách và giải được mật mã của cuộc đời. Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp, nhưng trong một thời khắc nào đó, có thể nhiều bạn trẻ đã thấy cuộc đời như một mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày. Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai. Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước. (Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, tập 2 - Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012) Câu 1. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu “Đi qua tuổi thơ, cuộc đời mở ra trước mắt bạn một hành trình dài, nhiều hoa hồng nhưng cũng không ít chông gai”. Câu 2. Em nhận được thông điệp nào của tác giả từ ý kiến “Cuộc sống, với tất cả sự khắc nghiệt vốn có của nó, sẽ khiến cho bước chân bạn nhiều lần rướm máu. Và những giọt máu đó, hoặc sẽ thấm xuống con đường bạn đang đi và lưu lại đó dấu son của một vị anh hùng, hoặc sẽ trở thành dấu chấm hết cho những khát vọng đoản mệnh của một kẻ nhụt tâm, chùn bước.”? (Trình bày ngắn gọn trong một hoặc hai câu văn). Câu 3. Để không bị nhấn chìm trong “mớ bòng bong của những điều bỡ ngỡ với bao trăn trở không dễ tỏ bày”, để thấy rằng “Khát vọng luôn xanh và cuộc sống luôn đẹp…”, em hãy giãi bày những điều bỡ ngỡ hoặc trăn trở ấy với cha mẹ, thầy cô qua bài luận khoảng 01 trang giấy thi với nhan đề “Điều con muốn nói”. ĐỀ 3 PHẦN I: Viết về Bác Hồ kính yêu, nhà thơ Viễn Phương có những câu thơ thật xúc động: “ Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim ”. (Viếng lăng Bác) Câu 1 : Nêu hoàn cảnh ra đời và cảm xúc chủ đạo của bài thơ ? Câu 2 : Trình bày nghĩa hàm ý của câu thơ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. 3
  4. Câu 3 : Trong bài thơ, ngoài hình ảnh “trời xanh”, nhà thơ còn sử dụng những hình ảnh thiên nhiên nào để gợi người đọc liên tưởng tới Bác Hồ kính yêu ? Qua việc sử dụng các hình ảnh đó, em hiểu gì về vẻ đẹp của Bác và tình cảm của nhà thơ ? Câu 4 : Bằng hiểu biết về bài thơ “Viếng lăng Bác”, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, trình bày theo phương pháp quy nạp, làm rõ cảm xúc của nhà thơ trong khổ thơ cuối. Đoạn văn có sử dụng phép lặp liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép lặp và câu bị động). PHẦN II Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Cách đây không lâu, tôi có đi Thành Đô. Ở đó, tôi được nghe kể về một loại cây có tên là “mao trúc”. Người ta nói hạt của mao trúc rơi xuống đất, chỉ lên một cây măng nhỏ rồi hoàn toàn không có chuyển biến gì trong suốt năm năm trời. Thế rồi từ khoảng cuối năm thứ năm, cây lớn vọt lên với tốc độ đáng kinh ngạc, một ngày cao thêm tới vài chục xăngtimét, cho tới khi đạt tới chiều cao gần 25 mét. Thật kỳ diệu, phải không? Như vậy, không phải là mao trúc không hề lớn lên trong suốt năm năm trời. Mà thực ra, trong lòng đất, cây đã đâm rễ, cần mẫn bền bỉ chuẩn bị cho cú nhảy vọt sắp tới. Và rồi khi đến lúc, cây lớn vọt lên, nhanh hơn, cao hơn bất cứ loại cây nào. (Trích:“Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu", Rando Kim (Kim Ngân dịch) Câu 1 : Đoạn văn có sử dụng những kiểu câu nào xét theo mục đích nói ? Câu 2 : Theo em, cây mao trúc đã làm gì để lớn vọt lên, nhanh hơn, cao hơn bất cứ loại cây nào? Qua câu chuyện của cây mao trúc, em rút ra bài học gì cho bản thân ? Câu 3 : Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết về xã hội, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 2/3 trang giấy thi) bàn về ý kiến: “Nỗ lực là yếu tố quan trọng để dẫn đến thành công ”. 4
  5. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2