intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học khối THCS - Trường THCS Yên Mỹ

Chia sẻ: Thúy Hằng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

132
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học khối THCS gồm câu hỏi và đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học năm 2016-2017. Mời các em tham khảo để nắm vững kiến thức môn học và rèn luyện kĩ năng giải đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học khối THCS - Trường THCS Yên Mỹ

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC KHỐI: 6 Câu 1: Vì sao bèo hoa dâu được sử dụng để làm phân xanh. Câu 2: Giải thích vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? Câu 3: Phân biệt hiện tượng thụ phấn và hiện tượng thụ tinh. Thụ phấn có quan   hệ gì với thụ tinh.  Câu 4: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm là gì? Trong trồng trọt muốn cho   hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? Câu 5: Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính  mỗi ngành đó? Chứng minh thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả. Câu 6: Nhân dịp nghỉ lễ 30/4­1/5 gia đình bạn Mai tổ chức đi cắm trại ở khu du lịc  Đồng Mô. Trong lúc bố mẹ Mai dụng lều để ở thì chị em Mai rủ nhau vào trong rừng  kiếm củi để tối đốt lửa trại. Khi đi kiếm củi chị em mai nói chuyện với nhau và em  Mai có thắc mắc với Mai rằng : “Chị Mai ơi sao khi đi trong rừng em lại thấy mát và  dễ thở hơn so với khi chị em mình đi dạo phố thế nhỉ? Chị có cảm thấy vậy  không?”. Nếu là Mai em sẽ trả lời và giải thích với mình như thế nào?  Câu 7: Tại sao thức ăn để ở ngoài một vài ngày sẽ bị ôi thiu và bị mốc? Có những  cách nào để bảo quản thức ăn? Câu 8: Là một người học sinh thì cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở  Việt Nam? Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng?
  2. TRƯỜNG THCS YÊN MỸ              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II­MÔN SINH 6 NĂM HỌC 2016 ­ 2017                                    Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (2,5 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1: Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người? A. Thực vật giúp điều hòa khí hậu B. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường C. Thực vật cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật D. Thực vật giữ ổn định hàm lượng khí oxi và khí cacbonic trong không khí. Câu 2: Dựa vào đặc điểm chủ yếu nào để phân biệt Cây lớp Một lá mầm và Cây lớp Hai lá  mầm? A. Số lá mầm của phôi B.   Số cánh hoa C. Kiểu rễ D. Kiểu thân Câu 3: Vì sao nói địa y là một sinh vật đặc biệt? A. Vì địa y không phải là thực vật, không phải là động vật, không phải là nấm; B. Địa y gồm tảo và nấm cộng sinh C. Địa y chỉ sống bám trên thân cây gỗ D. Địa y có màu sắc đặc biệt. Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào để nói rằng “Cây rau bợ và cây lông cu ly” thuộc ngành  Dương xỉ?  A. Lá non có đầu cuộn tròn B. Có rễ, thân, lá, hoàn chỉnh C. Thân rễ D. Mặt dưới lá già có các đốm nhỏ màu nâu Câu 5: Phôi của hạt gồm những bộ phận nào? A. Lá mầm, chồi mầm        C. Cả A,B đều đúng. B. Thân mầm, rễ mầm                 D. Cả A,B đều sai. Câu 6: Hãy lựa chọn các đáp án A,B,C,D,E thích hợp để thay thế cho các số 1,2,3,4,5? A.thay đổi       B.Thích nghi C.Đơn giản nhất D.Phức tạp nhất       E. Đào thải “ Giới thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng……(1)……đến những dạng……(2) …… Thực vật và điều kiện sống bên bên ngoài liên quan mật thiết với nhau. Khi điều kiện  sống thay đổi  thì những thực vật vật nào không……(3)……được sẽ bị……(4)……và  bị thay thế bởi những dạng……(5)……hoàn hảo hơn, do đó tiến hóa hơn” .
  3. Phần II. Tự luận ( 7,5 điểm) Câu 1 (3,5 điểm):  Thực vật được phân chia thành những ngành nào? Nêu đặc điểm chính mỗi ngành đó?  Chứng minh thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả. Câu 2 (2,5 điểm):  Vận dụng kiến thức đã học để giải thích: a, Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới? b, Tại sao thức ăn để ở ngoài một vài ngày sẽ bị ôi thiu và bị mốc?Có những cách nào để  bảo quản thức ăn? Câu 5 (1,5điểm): Nhân dịp nghỉ lễ 10/3 gia đình bạn Mai tổ chức đi tham quan ở vườn  quốc gia Ba Vì. Khi đang đi trong rừng, chị em mai nói chuyện với nhau và em Mai có thắc  mắc với Mai rằng : “Chị Mai ơi, sao khi đi trong rừng em lại thấy mát và dễ thở hơn so với  khi chị em mình đi dạo trên phố thế nhỉ? Chị có cảm thấy vậy không?”. Nếu em là Mai, em  sẽ trả lời và giải thích với em mình như thế nào? 
  4. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC KHỐI: 7 Câu 1: Trình bày vòng đời của sán lá gan? Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán  lá gan nhiều? Câu 2: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của ếch? Câu 3: So sánh cấu tạo ngoài và tập tính ăn giữa Dơi và Cá Voi? Câu 4: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của Thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với  các lớp động vật có xương sống khác đã học?  Câu 5: Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào? Vì  sao nói thụ tinh trong hoàn chỉnh hơn thụ tinh ngoài? Câu 6: Trình bày nguyên nhân suy giảm đa dạng sinh học và các biện pháp bảo  vệ đa dạng sinh học? Câu 7: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu ưu điểm và hạn chế của  những biện pháp đấu tranh sinh học? ví dụ?. Câu 8: Động vật quý hiếm là gì? Căn cứ vào cơ sở phân hạng động vật quý  hiếm, giải thích từng cấp độ nguy cấp? Cho ví dụ?
  5. TRƯỜNG THCS YÊN MỸ              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II­MÔN SINH 7 NĂM HỌC 2016 ­ 2017                                    Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (2 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1: Bộ thú thông minh nhất trong các loài thú là? A. Bộ cá voi B. Bộ linh trưởng C. Bộ ăn thịt D. Bộ móng guốc Câu 2: Những động vật nào là động vật biến nhiệt và đẻ trứng? A. Chim bồ câu, ngựa, thằn lằn C. Cá chép, gà, hổ    B. Gà, cá sấu, thỏ D. Ếch, cá rô phi, thằn lằn. Câu 3: Đặc điểm thích nghi của động vật ở bắc cực? A. Bộ lông dày C. Có bướu mỡ B. Di chuyển bằng cách quăng thân D. Hoạt động vào ban đêm Câu 4: Loài nào vừa có hình thức sinh sản vô tính, vừa có hình thức sinh sản hữu tính? A. Trùng biến hình B. Trai sông C. Giun đất D. Thủy tức Câu 5: Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nào phát triển nhất? A. Môi trường đới lạnh C. Môi trường nhiệt đới gió mùa B. Môi trường hoang mạc đới nóng D. Cả A,B,C đều đúng Câu 6: Thỏ có quan hệ họ hàng gần với: 
  6. A. Chim bồ câu B. Châu chấu C. Giun đất D. Ốc sên Câu 7: Trong ngành động vật có xương sống được chia thành mấy lớp động vật chính? A. 3 lớp động vật B. 4 lớp động vật C. 5 lớp động vật D. 6 lớp động  vật Câu 8: Động vật nào có số lượng cá thể giảm 80% được xếp vào cấp độ rất nguy cấp, ký  hiệu là: A. EN B. CR C. VU D. LR II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: (3 điểm) Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của Thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các  lớp động vật có xương sống đã học? Câu 2: (3 điểm) Trình bày nguyên nhân và biện pháp bảo về đa dạng sinh học? Câu 3: (2 điểm) Sự hoàn chỉnh hình thức sinh sản hữu tính được thể hiện như thế nào? Vì  sao nói thụ tinh trong hoàn chỉnh hơn thụ tinh ngoài ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC KHỐI: 8 Câu 1: Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bị bở? Câu 2: Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập phải chú ý  những điều gì? Câu 3: Hãy giải thích các câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói” “Rét run cầm cập” Câu 4: Hãy giải thích vì sao trong thời kì thuộc Pháp, đồng bào các dận tộc ở  Việt Bắc và Tây Nguyên phải đột cỏ tranh lấy tro để ăn? Câu 5: Để bảo vệ và vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần làm những gì? Vì sao?
  7. Câu 6: Trình bày sự điệu hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết? ví  dụ minh họa? Câu 7: Cơ quan sinh dục nam, nữ gồm những bộ phận nào? Chức năng của mỗi  bộ phận đó? Câu 8: Vì sao không nên nhịn tiểu quá lâu? Vì sao không nên ăn quá nhiều protein, quá mặn hoặc quá chua? TRƯỜNG THCS YÊN MỸ              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II­MÔN SINH 8 NĂM HỌC 2016 ­ 2017                                    Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau: Câu 1: Trứng đã được thụ tinh sẽ làm tổ ở:      A. Buồng trứng    B. Ống dẫn trứng    C. Thành tử cung      D. Cổ tử cung Câu 2: Hệ bài tiết nước tiểu gồm:      A. Thận, cầu thận, nang cầu thận    C. Thận, ống đái, nang cầu thận, bóng đái      B. Thận, cầu thận, ống dẫn nước tiểu     D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái,  ống đái. Câu 3: Rèn luyện da như thế nào là đúng?      A. Tắm nắng lúc 7 – 8 giờ      B. Tắm nắng lúc 12 – 14 giờ
  8.      C. Phải luôn rèn luyện da tới mức tối đa      D. Tắm nước lạnh vào mù đông Câu 4: Vùng chức năng của đại não chỉ có ở người      A. Vùng tam giác     B. Vùng hiểu chữ viết C. Vùng chấn động      D. Vùng thị giác Câu 5: Hoocmon tuyến yên là:      A. Kích tố tăng trưởng CH       B. Insulin       C. Tiroxin  D. Ơstrôgen Câu 6: Bệnh bướu cổ do rối loạn xảy ra ở:      A. Tuyến tụy B. Tuyến giáp C. Tuyến trên thận         D. Tuyến yên Câu 7: Những việc làm nào sau đây không nên làm:      A. Thường xuyên tập thể thao C. Thường xuyên trang điểm      B. Tắm rửa hằng ngày D. Dùng kem chống nắng khi đi biển Câu 8: Nước tiểu đầu khác máu ở chỗ:      A. Không có protein C. Ít chất cặn bã      B. Nồng độ loãng D. Nhiều chất dinh dưỡng Câu 9: Lựa chọn nội dung ở cột A (cấu tạo)nối với nội dung ở cột B (chức năng) để  có câu trả lời hoàn chỉnh A B C (Cấu tạo) (Chức năng) (Trả lời) 1. Tầng sừng a. Tiếp nhận các kích thích xúc giác 1­ 2. Thụ quan và dây thần kinh b. Điều hòa thân nhiệt 2­ 3. Tuyến mồ hôi c. Bài tiết 3­
  9. 4. Lớp mỡ dưới da, lông và cơ  d. Bảo vệ 4­ co chân lông, các mạch máu,  tuyến mồ hôi. II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):  Trình bày sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết?  Lấy ví dụ minh họa Câu 2 (2 điểm):  Cơ quan sinh dục nam gồm những bộ phận nào? Chức năng mỗi bộ phận đó? Câu 3 (2 điểm):  Để bảo vệ và vệ sinh hệ thần kinh chúng ta cần làm những gì? Vì sao? Câu 4 (1 điểm):  Vận dụng kiến thức đã học để giải thích: a, Vì sao không nên nhịn tiểu lâu? b, Vì sao không nên ăn quá nhiều protein, quá mặn hoặc quá chua? ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN: SINH HỌC KHỐI: 9 Câu 1: Trình bày đối tượng, nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
  10. Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng  người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Giải thích? Câu 3: Trình bày các mối quan hệ khác loài giữa các sinh vật? Ví dụ? Câu 4: Trình bày nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục của hiện tượng  ô nhiễm môi trường hiện nay. Câu 5: Nêu các bước để điều tra tác động của con người tới môi trường? Câu 6: a, Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Ví dụ ?   b, Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Câu 7: Hãy kể tên những hành động, sự việc mà em biết đã vi phạm Luật Bảo  vệ môi trường. Mỗi học sinh cần phải làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi  trường? TRƯỜNG THCS YÊN MỸ              ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II­MÔN SINH 9 NĂM HỌC 2016 ­ 2017                                    Thời gian: 45 phút I.Trắc nghiệm (3 điểm) Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
  11. Câu 1: Tài nguyên nước thuộc nguồn tài nguyên nào sau đây? A. Tái sinh      B.Không tái sinh     C. Vô tận    D. Cả B,C đúng  Câu 2 : Dùng vi khuẩn E.coli để sản xuất hoocmon insulin là ứng dụng? A. Công nghệ gen C. Phương pháp chọn lọc cá thể B. Công nghệ tế bào D. Phương pháp chọn lọc hàng loạt Câu 3 : Ví dụ nào sau đây không phải là một quần thể sinh vật ? A. Các cá thể cá trôi cùng sống ở một ao B. Các cá thể lúa trong một ruộng C. Các cá thể ốc bươu cùng sống ở 1 ao D. Các cá thể cá trôi ở 2 ao cạnh nhau Câu 4 : Trong các loại tài nguyên sau, đâu là loại tài nguyên tái sinh? A. Tài nguyên đất C. Năng lượng B. Tài nguyên khoáng sản D. Dầu mỏ Câu 5 :Tại sao pháp luật nước ta cấm kết hôn trong vòng 4 đời ?       A. Do giao phối gần làm suy thoái nòi giống       B. Vì gen lặn gây bệnh tạo thể đồng hợp và có biểu hiện ra bệnh tật di truyền       C. Câu a,b đều đúng       D. Cả a,b đều sai Câu 6 : Bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính Y được di truyền như thế nào ?       A. Di truyền thẳng từ mẹ sang con gái B. Di truyền thẳng từ mẹ sang con trai       C. Di truyền chéo từ cha sang con gái D. Không di truyền Câu 7: Động vật đẳng nhiệt thì thân nhiệt biến đổi như thế nào ? A. Thân nhiệt được giữ ổn định B. Thân nhiệt phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường C. Thân nhiệt thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường
  12. D. Cả A,B,C đều sai. Câu 6 : Hãy lựa chọn các mối quan hệ khác loài sao cho phù hợp với đặc điểm : Quan hệ Đặc điểm 1.Cộng sinh A. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn  bên kia không có lợi và cũng không có hại 2.Hội sinh B. Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật 3.Cạnh tranh C. Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn  thực vật, thực vật bắt sâu bọ. 4.Kí sinh,  D. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh  nửa kí sinh dưỡng, máu….. từ sinh vật đó. 5.Sinh vật ăn  E. Các sinh vật khác nhau tranh giành thức ăn, nơi ở và các điều  sinh vật khác kiện sống khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển  của nhau.. Đáp án : 1…… 2…… 3…… 4…… 5……  II. Tự luận (7 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) a, Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Ví dụ ?  b, Tại sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? Câu 2 : (1,5 điểm)  Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng người mẹ  quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai? Giải thích? Câu 3: (3 điểm) Nêu các bước để điều tra tác động của con người tới môi trường?  Qua các bài thực hành tìm hiểu môi trường, em hãy nhận xét tình hình môi  trường hiện nay ở địa phương và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm  môi trường nơi mình đang sinh sống? 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2