Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 3
download
Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI KÌ II SINH 11 – NĂM HỌC 2022-2023 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT Chủ đề: Tập tính của ĐV 1. Nhận ra được ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. 2. Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được (Khái niệm, ví dụ, cơ sở thần kinh). 3. Phân biệt được các hình thức học tập ở động vật 3.1. Phân biệt được hình thức học tập quen nhờn và in vết ( Khái niệm, ví dụ, ý nghĩa); 3.2. Phân biệt được hình thức học tập học ngầm và học khôn ( Khái niệm, ví dụ, ý nghĩa); 3.3. Phân biệt được hình thức học tập điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động ( Khái niệm, ví dụ, ý nghĩa) 4. Ứng dụng tập tính vào đời sống sản xuất và thực tiễn. Chủ đề: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật 1. Tái hiện được khái niệm sinh trưởng, phát triển ở thực vật, mô phân sinh. 2. Nhận biết đối tượng nào có sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp; các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật. 3. Liệt kê các nhân tố chi phối sự ra hoa. 4. Xác định được vai trò sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp; vị trí và chức năng của các loại mô phân sinh. 5. Sắp xếp các ví dụ vai trò của các loại hoocmon ra hoa; ví dụ về ứng dụng kiến thức sinh trưởng, phát triển cho phù hợp. Chủ đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật 1. Nhận biết được khái niệm sinh trưởng, phát triển, biến thái ở động vật; phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn; các yếu tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật. 2. Nhận dạng được vai trò của mỗi biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật. 3. Xác định được vai trò của các loại HM ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. 4. Sắp xếp các ví dụ cho phù hợp với từng kiểu phát triển ở động vật. 5. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại trực tiếp cho cây trồng? 6. Tại sao nhiệt độ xuống thấp (trời rét) lại có thể ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của động vật biến nhiệt và hằng nhiệt? 7. Tại sao cho trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng? 8. Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường? Chủ đề: Sinh sản ở thực vật 1. Nêu khái niệm sinh sản vô tính, sinh sản bằng bảo tử, sinh sản sinh dưỡng, sinh sản hữu tính ở thực vật. 2. Cơ sở sinh học của các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. 3. Liệt kê các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. 4. Nhận biết các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật thông qua các ví dụ. 5. Nêu khái niệm thụ phấn, thụ tinh, thụ tinh kép. 6. Vận dụng lý thuyết quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi tính: + Số NST trong các túi phôi. + Số hạt phấn, túi phôi hình thành. + Hiệu suất thụ tinh của hạt phấn, túi phôi. B. MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Chủ đề: Tập tính của ĐV Câu 1: Tập tính động vật là gì? A. Là thói quen của động vật sống trong một môi trường nhất định. B. Là chuỗi phản ứng của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường. C. Là những hoạt động sống thích nghi với những môi trường nhất định. D. Là bản năng của động vật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Câu 2: Vì sao tập tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành? A. Vì số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn. B. Vì sống trong môi trường đơn giản. C. Vì không có thời gian để học tập. D. Vì khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron. Câu 3: Các loại tập tính của động vật? A. Tập tính bẩm sinh - tập tính học được. B. Tập tính bẩm sinh - tập tính xã hội. C. Tập tính học được - tập tính xã hội. D. Tập tính xã hội - tập tính tự phát. Câu 4: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính bẩm sinh? A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. B. Thú non mới được sinh ra có thể tìm vú mẹ để bú.
- C. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu thì chạy xa. D. Ve sầu kêu vào ngày hè. Câu 5: Ví dụ nào sau đây không phải là ví dụ về tập tính học được? A. Chuột nghe thấy tiếng mèo kêu phải chạy xa. B. Con mèo ngửi thấy mùi cá là chạy tới gần. C. Chim sâu thấy bọ nẹt không dám ăn. D. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản. Câu 6: Ý nào sau đây không phải là sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh và tập tính học được? A. Tập tính bẩm sinh sinh ra đã có, tập tính học được hình thành trong quá trình sống. B. Cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh là các phản xạ không điều kiện, cơ sở thần kinh của tập tính học được là các phản xạ có điều kiện. C. Tập tính bẩm sinh không di truyền, còn tập tính học được dễ mất đi. D. Tập tính bẩm sinh mang tính đặc trưng cho loài còn tập tính học được mang tính cá thể. Câu 7: Cơ sở thần kinh của tập tính học được là: A. phản xạ không điều kiện. B. chuỗi các phản xạ không điều kiện. C. phản xạ. D. chuỗi các phản xạ có điều kiện. Câu 8: Tập tính động vật là… nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển. A. những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) B. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể C. chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể D. một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường Câu 9: Ứng dụng tập tính nào của động vật đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người? A. Biến đổi những tập tính bẩm sinh. B. Tập tính bẩm sinh. C. Phát triển những tập tính học tập. D. Thay đổi tập tính học tập. Câu 10: Phần lớn các tập tính ở người và các nhóm động vật có hệ thần kinh phát triển là tập tính học được vì: A. có hệ thần kinh phát triển và cuộc sống xã hội phức tạp. B. có nhiều hoạt động sống để thích nghi và tồn tại. C. có hệ thần kinh phát triển và tuổi thọ dài. D. môi trường sống luôn thay đổi nên cần học tập nhiều để tồn tại Câu 11: Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ linh trưởng là A. quen nhờn. B. học khôn. C. học ngầm. D. in vết. Câu 12: Học theo kiểu in vết ở động vật: A. chỉ có ở giai đoạn trưởng thành. B. chỉ có ở chim. C. có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành. D. chỉ xảy ra trong một giai đoạn rất ngắn. Câu 13: Tinh tinh biết cách dùng một cành cây nhỏ đã tuốt lá, luồn vào tổ mối để bắt mối ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. điều kiện hoá B. in vết C. học khôn D. quen nhờn Câu 14: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập A. học khôn. B. học ngầm. C. điều kiện hoá hành động. D. điều kiện hoá đáp ứng. Chủ đề: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Câu 1: Sinh trưởng của thực vật là A. quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. B. sinh trưởng theo chiều dài của thân và rễ cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ. C. do tầng phát sinh mạch dẫn (mô phân sinh bên) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác, mạch rây. D. quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hoá của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt. Câu 2: Sinh trưởng sơ cấp của cây là A. sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. C. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm. D. sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm. Câu 3: Sinh trưởng thứ cấp là A. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra. B. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây hai lá mầm hoạt động tạo ra. C. sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra. D. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra. Câu 4: Mô phân sinh là nhóm các tế bào
- A. đã phân hoá không duy trì được khả năng nguyên phân B. chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân C. đã phân chia duy trì được khả năng nguyên phân D. chưa phân chia không duy trì được khả năng nguyên phân Câu 5: Các cây nào sau đây không có sinh trưởng thứ cấp? A. Lúa, ngô, tre, hoa hồng B. Mít, cà phê, bơ, vú sữa C. Bạch đàn, trúc, sắn, khoai lang D. Tre, lúa mì, dừa, ngô. Câu 6: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật A. đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây B. hocmon, đặc điểm di truyền. C. các thời kỳ sinh trưởng, hocmom D. hocmon, đặc điểm di truyền, các thời kỳ sinh trưởng của giống, của loài cây Câu 7. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật A. Nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng. B. Hàm lượng nước, ánh sáng, ôxi, dinh dưỡng khoáng. C. Nhiệt độ, hàm lượng nước, ôxi, dinh dưỡng khoáng, thời vụ. D. Nhiệt độ, hàm lượng nước, ánh sáng, dinh dưỡng khoáng, chế độ chăm sóc. Câu 8. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều dài của cây. B. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần. C. Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm. D. Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh. Câu 9. Mô phân sinh bên và phân sinh lóng có ở vị trí nào của cây? A. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây một lá mầm. D. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm. Câu 10. Thân cây dừa to ra nhờ hình thức sinh trưởng nào? A. sơ cấp B. thứ cấp C. tầng sinh bần D. tầng sinh mạch Câu 11. Sinh trưởng sơ cấp có tác dụng: A. Làm cho cây phát triển chiều cao. B. Làm cho cây phát triển mạnh bề ngang C. Làm kéo dài thời gian sống của cây D. Làm cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra mạnh hơn Câu 12. Sinh trưởng thứ cấp có tác dụng: A. Làm cho cây phát triển chiều cao. B. Làm cho cây phát triển mạnh bề ngang C. Làm kéo dài thời gian sống của cây D. Làm cho quá trình trao đổi chất trong cây diễn ra mạnh hơn Câu 13. Mô phân sinh bên gồm? A. tầng sinh bần, tầng sinh mạch. B. tầng sinh bần, mô phân sinh lóng C. tầng sinh mạch, mô phân sinh lóng D. mô phân sinh chồi nách, mô phân sinh bên Câu 14. Mô phân sinh đỉnh có ở? A. chồi nách, lá non B. chóp rễ, chồi đỉnh C. lá non, chóp rễ D. chồi nách, chồi đỉnh Câu 15. Sinh trưởng sơ cấp tạo ra? A. mạch rây sơ cấp, mạch gỗ thứ cấp B. mạch gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp C. mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp D. mạch gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp Câu 16. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra? A. mạch rây sơ cấp, mạch gỗ thứ cấp B. mạch gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp C. mạch gỗ thứ cấp, mạch rây thứ cấp D. mạch gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp Câu 17. Gỗ lõi được tạo ra do kết quả A. hoạt động sinh trưởng sơ cấp B. hoạt động sinh trưởng thứ cấp C. hoạt động mô phân sinh đỉnh D. Hoạt động mô phân sinh lóng Câu 18: Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây? A. Ở đỉnh rễ. B. Ở thân. C. Ở chồi nách. D. Ở chồi đỉnh. Câu 19. Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp? A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây. B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm. C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
- D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ). Câu 20. Xitôkilin có vai trò A. kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào, hình thành chồi B. kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào, ưu thế ngọn. C. kích thích sự phân chia tế bào, làm nhanh quá trình già của tế bào, hình thành chồi. D. ức chế sự phân chia tế bào, làm chậm quá t.rình già của tế bào, hình thành chồi Câu 21. Êtylen có vai trò A.Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả. B.Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá. C. Thúc quả chóng chín, rụng lá, kìm hãm rụng quả. D. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả. Câu 22. Gibêrelin có vai trò A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân. B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân. C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân. Câu 23. Axit abxixic (ABA)có vai trò chủ yếu là A. kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở. B. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. C. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng đóng. D. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở. Câu 24. Người ta sử dụng auxin tự nhiên (AIA) và auxin nhân tạo (ÂN, AIB) nhằm mục đích A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ Câu 25: Gibêrelin được dùng để A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt Câu 26: Cho các nhân tố sau: I. Tuổi cây. II. Nhiệt độ thấp. III. Quang chu kì. IV. Phitocrom. V. Hoocmon ra hoa. Khi nói về các nhân tố chi phối sự ra hoa của thực vật có hoa, có mấy ý đúng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 27: Phitôcrôm Pđ và Pđx Có mối liên hệ với nhau như thế nào? A. Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng B. Hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng C. Dạng Pđ không chuyển hóa được sang dạng Pđx D. Dạng Pđx không chuyển hóa được sang dạng Pđ Câu 28: Xuân hóa là: A. Sự lệ thuộc của ra hoa ở cây chỉ sau khi trải qua nhiệt độ thấp. B. Sự ra hoa phụ thuộc vào mùa xuân. C. Quá trình trẻ hóa của cây đã già. D. Quan hệ giữa sự phát triển của thực vật với mùa xuân. Câu 29: Quang chu kì là A. chu kì ánh sáng trong một ngày. B. sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm. C. chu kì thay đổi cường độ và thời gian chiếu sáng trong một ngày đêm. D. số giờ của ánh sáng ngày thay đổi theo chu kì 24 giờ. Câu 30: Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng (cấu trúc và chức năng sinh lí) các thành phần tế bào, mô, cơ quan làm cho cây A. ra hoa, kết quả, tạo hạt. B. tăng về kích thước, khối lượng. C. tăng về chiều dài của thân và rễ. D. tăng về đường kính của thân và rễ.
- Chủ đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Câu 1: Sinh trưởng của cơ thể động vật là: A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. B. Quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng kích thước và số lượng của tế bào. C.Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trong cơ thể. Câu 2: Phát triển là quá trình A. Quá trình tăng kích thước của các hệ cơ quan trong cơ thể. B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái. C.Quá trình tăng kích thước của các mô trong cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước của các cơ quan trọng cơ thể. Câu 3: Biến thái là sự thay đổi A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng. B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng. C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng. D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng. Câu 4: Sinh trưởng và phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có A. đặc điểm hình thái,cấu tạo tương tự với con trưởng thành nhưng khác về sinh lý. B. đặc điểm hình thái,cấu tạo và sinh lý giống với con trưởng thành. C. đặc điểm hình thái,cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành. D. đặc điểm hình thái,cấu tạo và sinh lý khác với con trưởng thành. Câu 5: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành Câu 6: Sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật có đặc điểm A. con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo, sinh lí B. con non phải trải qua nhiều lần lột xác, qua nhiều dạng trung gian để trở thành con trưởng thành C. con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. D. con non giống với con trưởng thành về hình thái, cấu tạo; hoàn thiện dần về sinh lí để trở thành con trưởng thành Câu 7: Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái. A. Cá chim, châu chấu, ếch B. Bướm, chuồn chuồn, hươu, nai C. Rắn, ruồi giấm, bướm D. Cá voi, bồ câu, rắn, người Câu 8: Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn A. Châu chấu, ếch, muỗi. B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi. C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua. D. Cá chép , gà ,thỏ, khỉ. Câu 9: Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn. A. Bướm, châu chấu, cá heo B. Ruồi, ếch, bướm C. Cào cào, bướm, rắn mối D. Ve sầu, tôm, cua. Câu 10: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo mấy giai đoạn : A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 11: Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây: A. Bướm → trứng → sâu → nhộng → bướm B. Bướm → sâu → trứng → nhộng → bướm C. Bướm → nhộng → sâu → trứng → bướm D. Bướm → nhộng → trứng → sâu → bướm Câu 12. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn A. Phôi B. Phôi và hậu phôi Câu 13. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. Phôi B. Phôi và hậu phôi C. Hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh Câu 14: Quá trình nào sau đây không phải là của quá trình phát triển ở động vật. A. Sinh trưởng B. Phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể C. Phân hoá tế bào D.Tạo ra thế hệ mới. Câu 15: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn: A. Phôi B. Phôi và hậu phôi C. Hậu phôi D. Hậu phôi và trưởng thành Câu 16: Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn: A. phôi B. phôi thai và sau sinh. C. hậu phôi D. Phôi thai và trưởng thành Câu 17: Đặc điểm của quá trình phát triển không qua biến thái là : 1. Giai đoạn phôi diễn ra trong tử cung của mẹ. 2. Con non phát triển chưa hoàn thiện so với con trưởng thành. 3. Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo tương tự với con trưởng thành.
- 4. Gồm 2 giai đoạn: phôi và hậu phôi. 5. Hình thức này gặp ở một số động vật không xương sống và đa số các loài động vật có xương sống. Số nhận định đúng khi nói về phát triển không qua biến thái là A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 18: Đặc điểm của quá trình biến thái không hoàn toàn là 1. Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng thụ tinh. 2 Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện. 3. Ấu trùng khác xa với con trưởng thành 4. Giai đoạn hậu phôi có hiện tượng biến thái 5. Thức ăn ấu trùng con chỉ là lá cây. Số nhận định đúng khi nói về biến thái không hoàn toàn là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 19: Đặc điểm của quá trình biến thái hoàn toàn là : 1. Giai đoạn phôi diễn ra trong trứng thụ tinh. 2. Con non phát triển chưa hoàn thiện so với con trưởng thành. 3. Con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành. 4. Giai đoạn hậu phôi có hiện tượng biến thái. 5. Thức ăn của con non là chỉ là lá cây. Số nhận định đúng khi nói về biến thái hoàn toàn là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 Câu 20: Để trở thành châu chấu trưởng thành thì ấu trùng châu chấu phải A. trải qua 1 đến 2 lần lột xác. B. trải qua 2 đến 3 lần lột xác. C. trải qua 3 đến 4 lần lột xác. D. trải qua 4 đến 5 lần lột xác. Câu 21. Tirôxin có tác dụng: A. Kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào B. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể. C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. D. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. Câu 22. Vai trò của ostrogen là A. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào. C. Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng. Câu 23. Đặc điểm nào sau đây chỉ đúng với chức năng của hoocmôn testosteron? A. Kích thích phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. Kích thích tổng hợp prôtêin và phát triển xương C. Kích thích phân chia tế bào, tăng kích thước tế bào. D. Kích thích tổng hợp prôtêin và tăng cường phát triển cơ bắp Câu 24. Ở cơ thể bé gái vào thời kì dậy thì hoocmôn được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí là: A. Tirôxin B. GH. C. Ơstrôgen. D. Testostêrôn. Chủ đề: Sinh sản ở thực vật Câu 1. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản A. cần 2 cá thể B. không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái C. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái D. chỉ cần giao tử cái Câu 2. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính A. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái B. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái C. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái D. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái Câu 3. Xét các đặc điểm sau: 1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp 2. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh 3. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền 4. Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn 5. Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh 6. Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào? A. (1), (2), (3), (4) và (6) B. (3) và (5) C. (1) và (2) D. (1), (2), (3), (4) và (5) Câu 4. Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng
- A. rễ phụ B. lóng C. thân rễ D. thân bò Câu 5. Sinh sản bằng bào tử là tạo ra thế hệ mới từ A. bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể B. bào tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể C. bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể D. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể Câu 6. Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST) A. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội B. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội C. đơn bội và hình thành cây đơn bội D. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội Câu 7. Đặc điểm của bào tử là tạo được A. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài B. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài C. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài D. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài Câu 8. Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây B. chỉ từ rễ của cây C. chỉ từ một phần thân của cây D. chỉ từ lá của cây Câu 9. Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại D. giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả Câu 10. Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định Câu 11: Sinh sản hữu tính ở thực vật là A. sự kết hợp có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. B. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. C. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. D. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Câu 12: Thụ phấn là A. sự kéo dài ống phấn trong vòi nhuỵ. B. sự di chuyển của tinh tử trên ống phấn. C. sự nảy mầm của hạt phấn trên đầu nhuỵ D. sự rơi hạt phấn vào núm nhuỵ và nảy mầm. Câu 13: Tự thụ phấn là: A. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với nhuỵ của cây khác cùng loài. B. Sự thụ phấn của hạt phấn với nhuỵ của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây. C. Sự thụ phấn của hạt phấn cây này với cây khác loài. D. Sự kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác. Câu 14: Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là: A. Sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử. B. Sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nhân nội nhũ. C. Sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái (trứng) trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội. D. Sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi. Câu 16. Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận: A. nhị, cánh hoa, đài hoa. B. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ. C. cánh hoa và đài hoa. D. bầu nhuỵ và cánh hoa. Câu 17: Thụ phấn chéo là trường hợp A. Hạt phấn của hoa loài này thụ phấn cho noãn của hoa loài khác B. Thụ phấn nhờ côn trùng sâu bọ C. Thụ phấn nhờ gió D. Hạt phấn của hoa cây này thụ phấn cho noãn hoa cây khác . Câu 18: Ý nghĩa sinh học của thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là
- A. hình thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới. B. hình thành hợp tử lưỡng bội và nội nhũ tam bội. C. hình thành nội nhũ có bộ nhiễm sắc thể tam bội. D. tiết kiệm chất dinh dưỡng để tập trung cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Hòa Ninh
9 p | 45 | 5
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
4 p | 46 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Thanh Quan
2 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn