intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THCS&THPT Trưng Vương

  1. TRƯỜNG THCS –THPT TRƯNG VƯƠNG TÀI LIỆU ÔN CUỐI KÌ II TỔ HÓA-SINH- CNg NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 BÀI 24. CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA Câu 1.Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 2.Cơ quan tương tự là những cơ quan A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 3.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. phản ánh nguồn gốc chung. Câu 4.Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy. C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung. Câu 5. Trong các bằng chứng sau, bằng chứng nào không phải là bằng chứng gián tiếp? A. Bằng chứng giải phẩu so sánh B. Bằng chứng tế bào học C. Bằng chứng sinh học phân tử D. Bằng chứng hóa thạch Câu 6. Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 7. Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc A. bằng chứng giải phẫu so sánh. B. bằng chứng phôi sinh học. C.bằng chứng địa lí sinh học. D. bằng chứng sinh học phân tử. Câu 8. Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau. C. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau. D. thực hiện các chức phận giống nhau. BÀI 25. HỌC THUYẾT ĐACUYN Câu 1. Đác-uyn quan niệm biến dị cá thể là A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động. B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản. C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được. 1
  2. D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh. Câu 2. Theo Đác-uyn nguyên nhân tiến hoá là do A. tác động của chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền trong điều kiện sống không ngừng thay đổi. B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài biến đổi. C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối. D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên. Câu 3. Theo Đác-uyn cơ chế tiến hoá tiến hoá là sự tích luỹ các A. các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể. C. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. Câu 4. Theo Đác-uyn loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian A. và không có loài nào bị đào thải. B. dưới tác dụng của môi trường sống. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một nguồn gốc chung. D. dưới tác dụng của các nhân tố tiến hoá. Câu 5. Theo quan niệm của Đac-uyn, sự hình thành nhiều giống vật nuôi, cây trồng trong mỗi loài xuất phát từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại là kết quả của quá trình A. phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo. B. phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên. C. tích luỹ những biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại đối với sinh vật. D. phát sinh các biến dị cá thể. Câu 6. Theo quan niệm của Đac-uyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định. Câu 7. Theo quan niệm của Đac-uyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành A. các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. B. các giống vật nuôi và cây trồng năng suát cao. C. nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. D. những biến dị cá thể. Câu 8. Theo quan niệm của Đac-uyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. Bài 26. THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI Câu 1.Tiến hoá nhỏ là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 2.Tiến hoá lớn là quá trình A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. 2
  3. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 3.Trong các phát biểu sau, phát biểu không đúng về tiến hoá nhỏ là A. tiến hoá nhỏ là hệ quả của tiến hoá lớn. B. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp. C. quá trình tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn. D. tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Câu 4.Thường biến không phải là nguồn nguồn nguyên liệu của tiến hoá vì A. đó chỉ là những biến đổi kiểu hình không liên quan đến biến đổi kiểu gen. B. chỉ giúp sinh vật thích nghi trước những thay đổi nhất thời hoặc theo chu kì của điều kiện sống. C. phát sinh do tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. D. chỉ phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. Câu 5.Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến. B. quá trình đột biến. C. giao phối. D. quá trình giao phối. Câu 6.Đa số đột biến là có hại vì A. thường làm mất đi khả năng sinh sản của cơ thể. B. phá vỡ các mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, giữa kiểu gen với môi trường. C. làm mất đi nhiều gen. D. biểu hiện ngẫu nhiên, không định hướng. Câu 7. Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền. (2) Đột biến. (3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1), (3). B. (1), (2). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 8. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên: A. alen. B. kiểu gen. C. kiểu hình. D. nhiễm sắc thể. Câu 9. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhân tố tiến hóa ? I. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh, đột ngột. II. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định. III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên tần số alen và thành phần kiểu gen. IV. Đột biến vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm phong phú vốn gen của quần thể. V. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên alen có lợi có thể bị đào thải, alen có hại có thể được giữ lại VI. Nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa là chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 10.Theo quan niệm hiện đại, ở các loài giao phối đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên chủ yếu là A. cá thể. B. quần thể. C. giao tử. D. nhễm sắc thể. BÀI 28. LOÀI Câu 1. Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 lòai sinh học khác nhau là A. chúng cách li sinh sản với nhau. B .chúng sinh ra con bất thụ. C. chúng không cùng môi trường. D. chúng có hình thái khác nhau. Câu 2. Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là 3
  4. A. phân hóa khả năng sinh sản cùa các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc. C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D.củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen. Câu 3. Cách li trước hợp tử thực chất là A .trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 4. Cách li sau hợp tử không phải là A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo ra con lai. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 5. Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li sau hợp tử. C. cách li tập tính. D. cách li mùa vụ. Câu 6. Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? I. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. IV. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. A. II, III B. I, IV. C. II, IV. D. I, III BÀI 29+30. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI Câu 1.Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở A. thực vật và động vật ít di động xa. B. động vật bậc cao và vi sinh vật. C. vi sinh vật và thực vật. D. thực vật và động vật bậc cao. Câu 2.Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường A. lai xa và đa bội hoá. B. tự đa bội hoá. C. địa lí. D. sinh thái. Câu 3.Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật A. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp. C. có khả năng di chuyển. D. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp. Câu 4.Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài. B. bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. C. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá. Câu 5.Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở A. thực vật và động vật có khả năng phát tán mạnh B. thực vật và động vật ít di động. C. chỉ có ở thực vật bậc cao. D. chỉ có ở động vật bậc cao. Câu 6. Con đường hình thành loài nhanh nhất là bằng con đường A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn. Câu 16. Giống lúa mì Triticuma estivum được tạo nên từ A. một loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 4n = 28 4
  5. B. một loài lúa mì hoang dại và hai loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 C. một loài lúa mì dại có 2n=14 và một loài cỏ dại có 2n = 28 NST nên có bộ NST 4n = 42 D. hai loài lúa mì hoang dại và một loài cỏ dại đều có 2n = 14 NST nên có bộ NST 6n = 42 Nguồn gốc sự sống, sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự phát sinh loài người Câu 1. Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. axit nuclêic và prôtêin. B. cacbohyđrat và prôtêin. C. lipit và gluxit. D. axit nuclêic và lipit. Câu 2.Theo quan điểm hiện đại, axit nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì A. có vai trò quan trọng trong sinh sản ở cấp độ phân tử. B. có vai trò quan trọng trong di truyền. C. có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền. D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể. Câu 3.Theo quan điểm hiện đại, prôtêin được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì A. có vai trò quan trọng trong sinh sản. B. có vai trò quan trọng trong di truyền. C. có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hoà, xúc tác, cấu tạo nên các enzim và hooc môn. D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể. Câu 4.Vật chất hữu cơ khác vật chất vô cơ là A. đa dạng, đặc thù, phức tạp và có kích thước lớn. B. đa dạng, phức tạp và có kích thước lớn. C. đa dạng và có kích thước lớn. D. đa dạng, đặc thù và có kích thước lớn. Câu 5.Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu độc đáo chỉ có ở cơ thể sống là A. trao đổi chất với môi trường. B. sinh trưởng cảm ứng và vận động. C. trao đổi chất, sinh trưởng và vận động. D. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hoá và sinh sản. Câu 1.Việc phân định các mốc thời gian địa chất căn cứ vào A. tuổi của các lớp đất chứa các hoá thạch. B. những biến đổi về địa chất, khí hậu, hoá thạch điển hình. C. lớp đất đá và hoá thạch điển hình. D. sự thay đổi khí hậu. Câu 2. Nghiên cứu sinh vật hoá thạch có ý nghĩa suy đoán A. tuổi của các lớp đất chứa chúng. B. lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng. C. lịch sử phát triển của quả đất. D. diễn biến khí hậu qua các thời đại. Câu 3. Những điều kiện về khí hậu, địa chất tạo ra yếu tố thúc đẩy vượn người phải chuyển từ trên cây xuống sống ở đất xảy ra ở giai đoạn nào sau đây? A. Nửa sau kỉ thứ ba thuộc đại Tân sinh B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh C. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh D. Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh Câu 4. Đại địa chất cổ xưa nhất của quả đất là: 5
  6. A. Đại Thái cổ. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh. Câu 5. Sự sống di cư từ dưới nước lên ở cạn vào: A. Kỷ Cambi B. Kỷ Xilua C. Kỷ Đêvôn D. Kỷ than đá Câu 6. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là: A. Sinh vật nguyên thủy. B. Sinh vật cổ. C. Sinh vật nguyên sinh. D. Hóa thạch. Câu 7. Đại Tân sinh gồm có cá kỉ: A. Cambri - Xilua - Đêvôn. B. Tam điệp - Giura. C. Thứ ba - Thứ tư. D. Tam điệp - Giura - Phấn trắng. Câu 8. Đại trung sinh gồm các kỷ: A. Cambi- Xilua- Đêvôn B. Tam điệp- Giura- Phấn trắng C. Cambi- Than đá- Pécmơ D. Tam điệp- Đêvôn- Phấn trắng Câu 9. Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở: A. Kỉ Phấn trắng. B. Kỉ Đệ tư. C. Kỉ Pecmơ. D. Kỉ Đệ tam Câu 10. Trong lịch sử phát triển của sinh giới, kỉ có thời gian ngắn nhất là: A. Kỉ Đệ tam B. Kỉ Đệ tứ Câu 1. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là: A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens Câu 2. Đặc điểm nào sau đây có ở vượn người? A. Đôi tay đã tự do khi di chuyển B. Có tư duy trừu tượng phức tạp C. Đã biết biểu lộ tình cảm vui buồn, giận dữ D. Đứng thẳng Câu 3. Điều kiện nào sau đây đã thúc đẩy vượn người chuyển xuống đất mở đầu cho phát sinh loài người? A. Biển mở rộng trên trái đất B. Khí hậu lạnh đột ngột và rừng bị thu hẹp C. Mưa bão nhiều D. Có nhiều núi lửa hoạt động Câu 4. Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người : A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C. có hệ thần kinh rất phát triển. D. có hoạt động tư duy trừu tượng. Câu 5. Các bằng chứng hóa thạch cho thấy loài xuất hiện sớm nhất trong chi Homo là loài A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Homo neanderthalensis. D. Homo sapiens. Câu 6. Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh A. tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. 6
  7. B. người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc. C. vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của loài người. D. người và vượn người có quan hệ gần gũi. Câu 7. Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là: A. Homo erectus B. Homo habilis C. Nêanđectan D. Crômanhôn Môi trường và các nhân tố sinh thái Câu 1. Khoảng nhiệt độ của môi trường nước mà cá rô phi sống được là từ 5,6oC đến 42oC. Khoảng nhiệt này được gọi là: A. Khoảng nhiệt cực thuận B. Giới hạn chịu đựng C. Khoảng giới hạn trên D. Khoảng giới hạn dưới Câu 2. Đối với cá rô phi Việt Nam, mức nhiệt độ 300C của nước, nơi cá sống, được gọi là: A. Nhiệt độ cực thuận B. Giới hạn trên về nhiệt độ C. Nhiệt độ gây chết D. Giới hạn dưới về nhiệt độ Câu 3. Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật. D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. Câu 4. Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. D. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 5 . Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là A. 200C. B. 250C. C. 300C. D. 350C. Câu 6 . Khoảng giới hạn sinh thái cho cá rô phi ở Việt nam là A. 20C- 420C. B. 100C- 420C. C. 50C- 400C. D. 5,60C- 420C. Câu 7. Giới hạn sinh thái là A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi. D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. Câu 8. Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất. B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường. D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Câu 1. Đối với sâu bọ ăn thực vật, nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể? A. Khí hậu B. Kẻ thù 7
  8. C. Nhiệt độ D. Ánh sáng Câu 2Đặc điểm nào sau đây là của quần thể động vật? A. Gồm các cá thể khác loài B. Các cá thể giao phối được với nhau và sinh sản bình thường C. Sống ở nhiều khu vực địa lý khác nhau D. Cách biệt với môi trường sống Câu 3Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Các cây thông trên một khu đồi B. Các con voi trong một khu rừng ở Châu Phi C. Các con cá trong hồ D. Các cây rau mác trên cùng một bãi bồi Câu 4Nhóm các sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Các động vật ăn cỏ trên một thảo nguyên B. Các con chim trong một khu rừng C. Các con giun đất trên một bãi đất D. Những con hổ trong một vườn bách thú Câu 5Hai hình thức biểu hiện sống trong quan hệ giữa các sinh vật cùng loài là: A. Hội sinh và cộng sinh B. Quần tụ và cách ly C. Hỗ trợ và cạnh tranh D. Quần tụ và hội sinh Câu 6Nhóm sinh vật nào sau đây là quần thể? A.Bèo trên mặt ao B. Cây ven hồ C. Chim trên lũy tre làng D. Cá mè trong ao Câu 7Hiệu suất nhóm có được nhờ quan hệ A. Hỗ trợ giữa các loài trong quần xã B. Đối kháng giữa các loài trong quần xã C. Hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể D. Đối kháng giữa các cá thể trong quần thể Câu 8Một trong những yếu tố đảm bảo cho quần thể duy trì ở mức độ phù hợp về số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể là A. Sự cạnh tranh khác loài B. Sự cạnh tranh cùng loài C. Kí sinh khác loài D. Nhập cư của các cá thể cùng loài Câu 9. Quan hệ hỗ trợ trong quần thể có ý nghĩa nào sau đây (1) đảm bảo quần thể tồn tại 1 cách ổn định. (2) giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. (3) giúp tăng khả năng sống sót và sinh sản trong quần thể. (4) giúp duy trì kích thước quần thể không vượt quá sức chịu đựng của môi trường. A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (3). C. (1), (2) và (4). D. (1), (3) và (4). Câu 10. Cho tập hợp các sinh vật sau: (1) Nhóm cây thông 3 lá trên đồi. (2) Nhóm ốc trong ruộng. (3) Nhóm cá trong hồ. (4) Nhóm ba ba trơn trong đầm. (5) Nhóm cây keo tai tượng trên đồi. Tập hợp sinh vật nào là quần thể? 8
  9. A. (3),(4), (5). B. (l),(4),(5). C. (2), (3), ( 4). D. (1), (3), (4). BÀI 37-38. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 1. Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. Câu 2. Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm A. trước sinh sản. B. đang sinh sản. C. trước sinh sản và đang sinh sản. D. đang sinh sản và sau sinh sản Câu 3. Điều không đúng khi kết luận mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể là mật độ có ảnh hưởng tới A. mức độ sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh và tác động của loài đó trong quần xã. B. mức độ lan truyền của vật kí sinh. C. tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản. D. các cá thể trưởng thành. Câu 4 Trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định do: A. sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm. B. sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm. C. sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng. D. sự tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử Câu 5 Tháp tuổi là sơ đồ sắp xếp các nhóm tuổi tính từ đáy lên là nhóm tuổi A. trước sinh sản  đang sinh sản  sau sinh sản B. sau sinh sản  đang sinh sản  trước sinh sản C. đang sinh sản  trước sinh sản  sau sinh sản D. có số lượng cá thể nhiều nhất đến ít nhất Câu 6 Cho các đặc điểm sau: (1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều. (2) Có sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. (3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường. (4) Các cá thể quần tụ để hỗ trợ nhau. Các đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là: A. (1), (2) B. (1), (3) C.(2), (3) D. (2), (4) Câu 7 Sự tăng trưởng kích thước của quần thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó hai nhân tố mang tính quyết định sự tăng trưởng kích thước của quần thể là A. mức sinh sản và nhập cư B. mức tử vong và xuất cư C. mức sinh sản và tử vong D. mức nhập cư và xuất cư Câu 8 Kích thước tối đa của quần thể là số lượng cá thể A. ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển B. nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với nguồn sống môi trường C. ít nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên D. nhiều nhất của các quần thể có kích thước lớn nhất trong tự nhiên 9
  10. BÀI 39. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT Câu 1 .Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 2 .Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh. C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. Câu 3. Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ. B. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt. C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái. D. Tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định. Câu 4Sự biến động số lượng cá thể của quần thể gây nguy hại lớn nhất cho đời sống các loài là sự biến động A. không theo chu kì B. theo chu kì ngày đêm C. theo chu kì mùa D. theo chu kì tuần trăng Câu 5Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể là: A. Biến động theo chu kì và không theo chu kì B. Do sự cố bất thường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm C. Theo mùa, do con người, do sự cố bất thường D. Do môi trường, theo mùa, theo chu kì nhiều năm Câu 7Cơ chế của trạng thái cân bằng của quần thể là do: A. Sự điều chỉnh tập tính dinh dưỡng của quần thể B. Sự thay đổi khả năng cạnh tranh của quần thể C. Sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể D. Sự tăng cường khả năng đấu tranh của quần thể Câu 8Hiện tượng mỗi quần thể có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở một trạng thái ổn định được gọi là: A. Sự điều hoà quần thể B. Trạng thái cân bằng của quần thể C. Sự thích nghi của quần thể D. Sự điều tiết quần thể CHƯƠNG II. QUẦN XÃ SINH VẬT BÀI 40. QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ Câu 1Tập hợp sau đây không phải một quần xã sinh vật là: A Một khu rừng B. Một hồ nước tự nhiên C. Các con chuột chũi trên một thảo nguyên D. Các con chim ở một cánh rừng Câu 2Tập hợp nào sau đây là quần xã sinh vật? 10
  11. A. Các con lươn trong một đầm lầy B. Các con dế mèn trong một bãi đất C. Các con hổ trong một khu rừng D. Các con cá trong một hồ tự nhiên Câu 3Hiện tượng khống chế sinh vật là yếu tố dẫn đến: A. Sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã B. Sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã C. Trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã D. Sự biến đổi của quần xã Câu 4Số lượng quần thể khác nhau trong quần xã thể hiện …………. của quần xã đó Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là: A. Thời gian tồn tại B. Tốc độ biến đổi C. Độ đa dạng D. Khả năng cạnh tranh Câu 5Cho các ví dụ: (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường. (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là: A. (2) và (3) B. (1) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (2) Câu 6Quần xã sinh vật có đặc điểm khác với quần thể sinh vật là: A. Tập hợp nhiều cá thể sinh vật B. Các cá thể trong quần xã luôn giao phối hoặc giao phấn được với nhau C. Gồm các sinh vật khác loài D. Có khu phân bố xác định Câu 7 Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh? A. Sâu bọ sống trong các tổ mối B. Trùng roi sống trong ống tiêu hoá của mối C. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn D. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển Câu 8Đặc trưng nào sau đây là một trong những đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Loài ưu thế. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 9Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y? A. Vi khuẩn lam B. Hải quỳ C. Rêu D. Tôm kí cư BÀI 41. DIỄN THẾ SINH THÁI Câu 1.Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ. Câu 2. Trong các nguyên nhân sau đây của diễn thế sinh thái, nguyên nhân có ảnh hưởng mạnh mẽ và nhanh chóng nhất là: A. Các nhân tố vô sinh B. Con người C. Các biến động địa chất D. Thiên tai như lũ lụt, bão… Câu 3. Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân huỷ. 11
  12. Câu 4Diễn thế nào sau đây là diễn thế phân huỷ A. Sự biến đổi từ đồi trọc thành rừng B. Sự tạo thành đảo giữa biển C. Tạo hồ từ một vùng đất trũng D. Diễn thế trên xác của một động vật Câu 5Diễn thế xảy ra trên môi trường đã có một quần xã nhất định được gọi là: A. Diễn thế trên cạn B. Diễn thế dưới nước C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế thứ sinh Câu 6 Trong diễn thế sinh thái, hệ sinh vật nào sau đây có vai trò quan trọng trong việc hình thành quần xã mới? A. Hệ thực vật B. Hệ động vật C. Vi sinh vật D. Hệ động vật và vi sinh vật Câu 7Nhóm sinh vật đầu tiên đến sống ở một môi trường trống, mở đầu cho một diễn thế nguyên sinh. Nhóm sinh vật trên được gọi là: A. Quần xã nguyên sinh B. Quần xã tiên phong C. Quần thể mở đầu D. Quần thể gốc BÀI 42. HỆ SINH THÁI Câu 1 .Đơn vị sinh thái bao gồm cả các nhân tố vô sinh là A. quần thể. B. loài. C. quần xã. D. hệ sinh thái. Câu 2:Vai trò của sinh vật sản xuất thuộc nhóm nào sau đây? A. Động vật ăn thực vật B. Cây xanh và một số tảo C. Vi khuẩn và nấm D. Tảo và nấm hoại sinh Câu 3:Vi sinh vật nào sau đây là sinh vật phân huỷ trong hệ sinh thái? A. Vi khuẩn lam B. Tảo đơn bào C. Nấm và vi khuẩn hoại sinh D. Động vật nguyên sinh Câu 4Nguyên nhân làm cho quần xã suy thoái nhanh là do A. nhân tố vô sinh B. tác động của môi trường C. tác động vô ý thức của con người D. tác động của thiên tai Câu 5Trong hệ sinh thái, từ sinh cảnh dùng để chỉ: A. Khu vực sống của quần xã B. Thành phần loài trong quần xã C. Độ đa dạng của quần xã D. Nơi sinh sản của quần xã Câu 6Trong hệ sinh thái, động vật đóng vai trò là: A. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật phân huỷ C. Sinh vật cung cấp D. Sinh vật sản xuất Câu 7Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh, tương đối ổn định, bao gồm …………. Từ điền đúng vào chỗ trống của câu trên là: A. Quần thể và khu vực sống của quần thể 12
  13. B. Quần xã và khu vực sống của quần xã C. Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật D. Các cơ thể sinh vật và môi trường sống của chúng BÀI 43. TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI Câu 1 Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. Câu 2 Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã. B. con đường trao đổi vật chất và năng luợng trong quần xã. C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ. D. mức độ tiêu thụ các chất hữu cơ của các sinh vật. Câu 3 Lưới thức ăn là A. nhiều chuỗi thức ăn. B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung. D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. Câu 4 Trong chuỗi thức ăn cỏ  cá  vịt  trứng vịt  người thì một loài động vật bất kỳ có thể được xem là A. sinh vật tiêu thụ. B. sinh vật dị dưỡng. C. sinh vật phân huỷ. D. bậc dinh dưỡng. Câu 5 Trong một chuỗi thức ăn, năng lượng của sinh vật ở mắt xích phía sau chỉ bằng một phần nhỏ năng lượng của sinh vật ở mắt xích trước đó. Hiện tượng này thể hiện qui luật A. chi phối giữa các sinh vật. B. tác động qua lại giữa sinh vật với sinh vật. C. hình tháp sinh thái. D. tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Câu 6 Giả sử một lưới thức ăn đơn giản gồm các sinh vật được mô tả như sau: cào cào, thỏ và nai ăn thực vật; chim sâu ăn cào cào; báo ăn thỏ và nai; mèo rừng ăn thỏ và chim sâu. Trong lưới thức ăn này, các sinh vật cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2 là A. chim sâu, thỏ, mèo rừng. B. cào cào, chim sâu, báo. C. chim sâu, mèo rừng, báo. D. cào cào, thỏ, nai. Câu 7 Tháp sinh thái hoàn thiện nhất là A. tháp năng lượng. B. tháp năng lượng Và tháp số lượng. C. tháp năng lượng và sinh khối. D. tháp sinh khối và tháp số lượng. Câu 10 Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được ký hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn. II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn. 13
  14. III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4. IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Bài tập 2 và nhiều cặp gen. Câu 1: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra A. 16 loại giao tử. B. 2 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 8 loại giao tử. Câu 2: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là A. 1/8. B. 1/4. C. 1/2. D. 1/16. Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1? A.AaBb × AaBb. B. Aabb × aaBb. C. aaBb × AaBb. D. Aabb × AAbb. Câu 4: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình? A. AaBbDd × aabbDD. B. AaBbdd × AabbDd. C. AaBbDd × aabbdd. D. AaBbDd × AaBbDD Câu 5: Ở ruồi giấm, gen qui định tính trạng màu sắc thân và gen qui định tính trạng độ dài cánh nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường (mỗi gen qui định một tính trạng). Lai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với dòng ruồi giấm thân đen, cánh cụt được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi cái F1, trong trường hợp xảy ra hoán vị gen với tần số18%. Tỉ lệ ruồi thân đen, cánh cụt xuất hiện ở FB tính theo lí thuyết là A. 82%. B. 9%. C. 41%. D. 18%. AB Câu 6: Biết hoán vị gen xảy ra với tần số 24%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen giảm ab phân cho ra loại giao tử Ab với tỉ lệ A. 24%. B. 48%. C. 12%. D. 76%. AB Ab Câu 7: Cho phép lai P: ×. Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu ab aB AB gen ở F1 sẽ là aB A. 1/16. B. 1/2. C. 1/8. D. 1/4. Câu 22: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB = ab = 8,5% ; Ab = aB = 41,5% B. AB= ab = 41,5%; Ab = aB = 8,5% C. AB = ab = 33% ; Ab = aB = 17% D. AB = ab = 17% ; Ab = aB = 33% . 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2