intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II Năm học: 2021 – 2022 MÔN: SINH HỌC 7 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Sinh sản bằng cách phân đôi thường có ở A. trùng biến hình, trùng roi, thằn lằn B. trùng roi, thủy tức, giun C. trùng giày, giun, thủy tức D. trùng roi, trùng biến hình, trùng giày Câu 2. Người ta thường huấn luyện cho loài chim nào chuyên bắt cá? A. Cốc đế B. Bói cá C. Bồ nông D. Nhạn Câu 3. Giun đũa là động vật A. lưỡng tính, thụ tinh trong B. Phân tính, thụ tinh trong C. lưỡng tính, thụ tinh ngoài D.phân tính, thụ tinh ngoài Câu 4. Thú mỏ vịt được xếp vào lớp thú vì A. cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước B. nuôi con bằng sữa mẹ C. bộ lông dày giữ nhiệt D. đẻ trứng Câu 5.Thú biết bay thực sự là A.dơi B.chồn bay C.sóc bay D.cầy bay Câu 6.Nguyên nhân gây nên sự di trú của chim là do A.thiếu thức ăn và nhu cầu sinh sản B.nhu cầu sinh sản của loài và nhiệt độ môi trường sống thấp C.nhu cầu sinh sản của loài D.thiếu thức ăn và nhiệt độ môi trường sống thấp Câu 7.Sự sinh sản tiến hóa nhất trong các lớp động vật là A.lớp lưỡng cư B.lớp bò sát C.lớp chim D.lớp thú Câu 8.Động vật nào sau đây thụ tinh ngoài? A.Chim bồ câu B.Cá chép C.Thỏ D.Thằn lằn bóng đuôi dài
  2. Câu 9.Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp đấu tranh sinh học? A.Sử dung thiên địch B.Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại C.Sử dụng thuốc diệt cỏ D.Gây vô sinh diệt động vật gây hại Câu 10.Những động vật đới lạnh không có tập tính ngủ đông nên khi mùa đông lạnh giá chúng sẽ A.ngủ vào mùa hè B.di cư để tránh rét C.Hoạt động cả bốn mùa D.ăn nhiều để chống rét Câu 11.Hình thức sinh sản tiến hóa nhất A.đẻ con và nuôi con bằng sữa B.có tập tính bảo vệ con non C.có tập tính chăm sóc con D. cả A,B,C đều đúng Câu 12.Động vật vùng hoang mạc chủ yếu hoạt động vào A.buổi sáng B.buổi trưa C.buổi chiều D.ban đêm Câu 13. Bướu trên lưng lạc đà có thể biến thành A. nước B. mỡ C. Chất dinh dưỡng D. A và C đúng Câu 14.Động vật phát triển đa dạng và phong phú nhất là A.môi trường đới lạnh B.môi trường hoang mạc đới nóng C.môi trường nhiệt đới gió mùa D.tất cả các vùng trên trái đất Câu 15.Nhiều loài bò sát và động vật nhỏ sống ở vùng hoang mạc có tập tính chui sâu vào trong cát để A.chống nóng B.tránh kẻ thù C.ngủ D.tìm mồi II.TỰ LUẬN Câu 1. Tại sao nói sự đẻ con và nuôi con bằng sữa của thú là hình thức sinh sản tiến hóa nhất? Sự đẻ con và nuôi con bằng sữa của lớp Thú là hình thức sinh sản tiến hóa nhất. - Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng.
  3. - Phôi trực tiếp lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và thải chất bã cũng qua nhau thai, vì thế phôi được bảo vệ an toàn trong cơ thể mẹ - Sau khi rời khỏi cơ thể mẹ, con non được nuôi dưỡng bằng sữa do tuyến vú tiết ra. Sữa là thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cho con non lớn lên rất nhanh. Câu 2. Sự hoàn chỉnh dần cơ quan di chuyển của động vật có lợi ích gì đối với chúng? Cho ví dụ. Sự hoàn chỉnh và phức tạp hóa hệ vận động, di chuyển tạo điều kiện cho con vật có nhiều hình thức di chuyển hơn và ở từng cơ quan vận động, các động tác đa dạng hơn thích nghi với điều kiện sống của từng loài. Ví dụ: Ở đa số các loài chim khi kiếm ăn trên cạn có thể có nhiều kẻ thù, nhưng nhờ có cánh nên có thể bay để tự vệ. Nhái, ếch có thể nhảy xuống nước khi gặp điều kiện bất lợi ở trên cạn. Khỉ ngoài việc đi lại, bàn tay còn thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo...) Câu 3. Hãy minh họa bằng những ví dụ cụ thể về vai trò của thú. Là học sinh em cần phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển? -Cung cấp thực phẩm:lợn, bò, trâu.. -Cung cấp dược liệu: Sừng hưu nai, mật gấu… -Làm đồ mĩ nghệ: da, lông (hổ, Báo), ngà voi, sừng tê giác.. -Vật thí nghiệm: Chuột, thỏ.. - Cung cấp sức kéo: voi, trâu, bò, lạc đà.. * Biện pháp: -Xây dựng khu bảo tồn, bảo vệ môi trường sống -Cấm săn bắt thú bừa bãi đặc biệt là thú đang nuôi con -Bảo vệ động vật hoang dã.. Câu 4.Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Vì:
  4. -Ở vùng nhiệt đới gió mùa có mưa nhiều, khí hậu nóng ẩm, thực vật phát triển mạnh và phong phú cung cấp nguồn thức ăn và môi trường sống cho nhiều loài động vật. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh học.Nêu biện pháp cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học. *Nguyên nhân: -Nạn phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng rừng làm nương rẫy - Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã. - Việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, thải các chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp chưa qua sử lí.. -Xây dựng khu đô thị, nuôi trồng thủy sản….. *Biện pháp để bảo vệ đa dạng sinh học: -Nghiêm cấm khai thác rừng, đốt rừng bừa bãi, hủy hoại môi trường sống của các loài động vật -Không săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, động vật quý hiếm.. -Xây dựng khu bảo tồn động vật -Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và đa dạng loài… Câu 6. Thế nào là động vật quý hiếm? Làm thế nào để bảo vệ động vật quý hiếm? - Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về nhiều mặt như: Thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu… đồng thời phải là động vật hiện đang có số lượng giảm sút trong tự nhiên. - Để bảo vệ động vật quý hiếm cần đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường sống của chúng, không săn bắt, buôn bán trái phép. Cần đẩy mạnh việc chăn nuôi và xây dựng các khu bảo tồn… Câu 7.Người ta đã sử dụng thiên địch trong biện pháp đấu tranh sinh học như thế nào. Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. *Người ta đã sử dụng thiên địch trong biện pháp đấu tranh sinh học như : -Dùng gia cầm(gà, vịt) để tiêu diệt sâu bọ, ốc mang vật chủ trung gian -Dùng cá đuôi cờ để ăn bọ gậy và ấu trùng của sâu bọ gây hại
  5. - Cóc, chim sẻ, thằn lằn tiêu diệt sâu bọ -Nuôi mèo để tiêu diệt chuột -Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám -Để tiêu diệt cây xương rồng phát triển mạnh, người ta một loài bướm đêm từ Achentina để đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng. * Ưu điểm và hạn chế ( HS tự soạn)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0