intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Lê Quang Cường

  1. UBND TP BÀ RỊA TRƯỜNG THCS LÊ QUANG CƯỜNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II- SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2022 – 2023 PHẦN I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Chương VII. CHỦ ĐỀ BÀI TIẾT Bài 38. Bài tiết và cấu tạo bài tiết nước *HS nêu rõ vai trò của sự bài tiết. tiểu. Bài 39. Bài tiết nước tiểu. *HS nêu sự tạo thành nước tiểu và thải nước tiểu Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu. *HS kể một số bệnh về thận và đường tiết niệu, các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu. Cách phòng tránh các bệnh này. Biết giữ vệ sinh hệ tiết niệu Chương VIII. CHỦ ĐỀ DA *HS mô tả được cấu tạo của da và các chức năng Bài 41. có liên quan.( như ở phần chữ đóng khung cuối Cấu tạo và chức năng của Da bài) Bài 42. Vệ sinh Da * Kể một số bệnh ngoài da (bệnh da liễu) và cách phòng tránh. * Vận dụng kiến thức vào việc giữ gìn vệ sinh và rèn luyện da. Chương IX. *Nêu rõ các bộ phận của hệ thần kinh, cấu tạo, THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN khái quát chức năng của hệ thần kinh. Bài 43. Giới thiệu chung hệ thần kinh. Bài 45. Dây thần kinh Tủy *Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh Tủy. Bài 46. Trụ não, tiểu não, não trung gian *Vị trí và chức năng các phần. Bài 47. Đại Não *Cấu tạo và chức năng của Đại não, trung tâm của phản xạ có điều kiện. Bài 48. Hệ thần kinh sinh dưỡng * Phần chữ đóng khung ở cuối bài. Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác. *Mô tả cấu tạo của cầu mắt qua sơ đồ,và giới thiệu thành phần của màng lưới. Sự tạo ảnh qua màng lưới. Bài 50. Vệ sinh mắt * Phân biệt các tật của mắt * Phòng tránh các bệnh tật về mắt Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác. * Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản. * Phòng tránh các bệnh tật về tai. Bài 52. Phản xạ không điều kiện và phản * Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ xạ có điều kiện. có điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa của các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng. * Sự thành lập và ức chế các 1
  2. phản xạ có điều kiện ở người. Bài 53. Hoạt động thần kinh cấp cao ở * Vai trò của tiếng nói và chữ viết. người. Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh. * Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh Chương X: NỘI TIẾT * Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Bài 55. Giới thiệu chung hệ nội tiết Tính chất và vai trò của Hoocmoon. Bài 56. Tuyến yên,Tuyến Giáp. *Xác định vị trí nêu rõ chức năng của tuyến yên, tuyến giáp Bài 57. Tuyến tụy và tuyến trên thận. *Xác định vị trí nêu rõ chức năng của tuyến tụy, tuyến trên thận. Bài 58.Tuyến sinh dục *Xác định vị trí nêu rõ chức năng của tuyến sinh dục. Những thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì dưới tác dụng của hoocmon sinh dục Bài 59. Sự điều hòa và phối hợp hoạt động * Trình bày quá trình điều hoà và phối hợp hoạt của các tuyến nội tiết. động của một số tuyến nội tiết. Chương XI. SINH SẢN * Nêu rõ vai trò của các bộ phận của cơ quan Bài 60. Cơ quan sinh dục nam. sinh sản nam . *Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì. Bài 61. Cơ quan sinh dục nữ. *Nêu rõ vai trò của các bộ phận cơ quan sinh sản nữ. *Trình bày những thay đổi hình thái sinh lí cơ thể ở tuổi dậy thì. Bài 62. Thụ tinh, thụ thai và phát triển của *Trình bày những điều kiện cần để trứng được Thai. thụ tinh và phát triển thành thai. Bài 63. Cơ sở khoa học của các biện pháp *Nêu rõ cơ sở khoa học của các biện pháp tránh tránh thai. thai. Bài 64. Các bệnh lây truyền qua đường * Nêu sơ lược các bệnh lây qua đường sinh dục sinh dục (bệnh tình dục) và ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ sinh sản vị thành niên: Bài 65. Đại dịch AIDS – Thảm họa của *Nêu Nguyên nhân,Triệu chứng,Tác hại loài người Cách lây truyền. (Kiến thức trọng tâm đã có trong vở ghi và các em có thể tham khảo ở các tài liệu khác) PHẦN II. CÂU HỎI - BÀI TẬP VẬN DỤNG Câu 1: Mô tả cấu tạo của đại não. Cho biết sự tiến hóa của đại não người so với não động vật khác trong lớp thú ? - Ở người, đại não là phần phát triển nhất. a. Cấu tạo ngoài: - Khối lượng đại não người lớn - Rãnh liên bán cầu chia đại não thành 2 nửa bán cầu não. - Các rãnh sâu chia bán cầu não làm 4 thuỳ (thuỳ trán, đỉnh, chẩm và thái dương) - Các khe và rãnh (nếp gấp) nhiều tạo khúc cuộn, làm tăng diện tích bề mặt não lên 2300 – 2500 cm2. 2
  3. - Đại não người xuất hiện vùng vận động ngôn ngữ, vùng hiểu tiếng nói và chữ viết. Đó chính là hệ thống tín hiệu thứ hai hoàn toàn không có ở các động vật thuộc lớp thú. Là do kết quả quá trình lao động của con người. b. Cấu tạo trong: - Chất xám (ở ngoài) làm thành vỏ não, dày 2 -3 mm gồm 6 lớp. - Chất trắng (ở trong) là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với các phần khác của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tủy sống. Trong chất trắng còn có các nhân nền. * Các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các động vật khác trong lớp Thú là: - Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp Thú. - Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các nơ ron (khối lượng chất xám lớn). - Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp Thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói, hiểu chữ viết) Câu 2: Phân biệt tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện. Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện 1.Trả lời các kích thích tương ứng hay 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kích thích không điều kiện kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Bẩm sinh 2. Được hình thành trong đời sống 3. Bền vững 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất 4. Có tính chất cá thể , không di truyền chủng loại. 5. Số lượng hạn chế 5. Số lượng không hạn định 6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời trong cung phản xạ 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7. Trung ương chủ yếu có sự tham gia của vỏ não. VD:… VD:… Câu 3. Phản xạ là gì? Nêu những điều kiện cần để thành lập được một phản xạ có điều kiện. Vai trò của phản xạ trong đời sống. * Khái niệm: Là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh. * Điều kiện để thành lập PXCĐK: - Cần có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước. Quá trình tác động hai loại kích thích đó phải được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên được củng cố. - Khoảng cách giữa hai kích thích phải rất gần nhau. Nếu thời gian cách xa thì không gây được PXCĐK. - Cơ quan cảm thụ và trung ương thần kinh, đặc biệt là vỏ não phải bình thường, không bị tổn thương. - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng của vỏ não lại với nhau. - Vai trò của phản xạ trong đời sống: + Phản xạ giúp cơ thể phản ứng kịp thời và có hiệu quả đối với những thay đổi của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể, tạo cho cơ thể khả năng thích ứng với các điều kiện sống. + PXKĐK là cơ sở của mọi hoạt động mang tính chất bản năng ở động vật và người. 3
  4. + PXCĐK là cơ sở của các hoạt động nhận thức, tinh thần, tư duy, trí nhớ ở người và một số động vật bậc cao. Câu 4: Phân biệt tật cận thị và viễn thị. Nêu cách phòng tránh tật cận thị học đường (HS tự trình bày). Nêu các cách phòng chống các bệnh về mắt? Giữ mắt sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước muối loãng, nhỏ thuốc mắt. Ăn uống đủ vitamin (A). Khi ra đường nên đeo kính… Câu 5. So sánh tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết. Cho biết sự điều hòa các tuyến nội tiết diễn ra như thế nào? * So sánh tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết - Giống nhau: + Đều được cấu tạo từ những tế bào tuyến. + Các tế bào tuyến đều tạo ra sản phẩm tiết. - Khác nhau: Tuyến nội tiết Tuyến ngoại tiết - Không có ống dẫn, chất tiết ngấm trực tiếp - Có ống dẫn, chất tiết theo ống dẫn ra ngoài vào máu và theo máu đến các cơ quan. tuyến. - Kích thước nhỏ - Kích thước lớn - Lượng chất tiết thường ít, song hoạt tính cao - Lượng chất tiết thường nhiều, hoạt tính không cao - Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp, tuyến trên - Ví dụ: Tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi, tuyến thận,…. nhờn,…. * Cho biết sự điều hòa các tuyến nội tiết diễn ra như thế nào? - Tuyến yên tiết hoocmon điều khiển hoạt động của các tuyến nội tiết. - Các tuyến nội tiết cũng tiết hoocmon chi phối hoạt động của tuyến yên. Đó là cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược. Câu 6. Theo em trong khẩu phần ăn hàng ngày của bản thân cần phải bổ sung thành phần muối khoáng nào để phòng chống bệnh bướu cổ? Hãy giải thích tác dụng của việc làm trên. - Cần bổ sung thành phần muối Iốt. - Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn hằng ngày, tuyến giáp không tiết ra tirôxin (TH), tuyến yên sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân của bệnh bướu cổ. Câu 7. a. Nêu cơ chế thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện “ Tiếng gõ mõ là tín hiệu gọi ăn” ở gà ? Thành lập: Khi cho gà ăn kết hợp với tiếng gõ mõ, làm nhiều lần như vậy ở gà hình thành PXCĐK là: “ Tiếng gõ mõ là tín hiệu gọi ăn”, nên khi nghe mõ là gà chạy về ăn. Sở dĩ như vậy là do giữa vùng thính giác và vùng ăn uống của vỏ não đã hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời. Ức chế: Tuy nhiên, nếu gõ mõ gà chạy về mà không được ăn, nhiều lần như vậy thì về sau có tiếng mõ gà không chạy về nữa. Đó là do đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa vùng thính giác và vùng ăn uống không được củng cố đã mất đi. 4
  5. b. Em hãy liên hệ bản thân nêu phản xạ có điều kiện là thói quen xấu và nêu cách ức chế phản xạ này? (HS tự trả lời) Câu 8. Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao? (HS tự trả lời) Câu 9. Trình bày chức năng của tinh hoàn và buồng trứng. Nêu rõ những biến đổi của các cơ thể dưới tác dụng của các hoocmon sinh dục ở tuổi dậy thì đối với nam và nữ. (HS tự trả lời) Câu 10. Những điều kiện cần cho sự thụ tinh, sự thụ thai. Hiện tượng kinh nguyệt là gì? * Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng ở 1/3 vòi dẫn trứng về phía ngoài và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử. * Sự thụ thai: Xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung * Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để đón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày. Câu 11. Cơ sở của các biện pháp tránh thai. Nêu rõ ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. - Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai: * Nguyên tắc tránh thai: - Ngăn không cho trứng chín và rụng - Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh - Không cho trứng đã thụ tinh làm tổ để thụ thai * Phương tiện tránh thai phù hợp: - Dùng viên thuốc tránh thai, ngăn trứng chín và rụng - Dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo - Thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng - Sử dụng dụng cụ tránh thai (dụng cụ tử cung) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung * Mang thai ở độ tuổi này có nguy cơ tử vong cao vì: - Dễ xảy thai, đẻ non - Con nếu đẻ thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ tử vong. Nếu phải nạo thai dễ dẫn tới vô sinh do bị dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con. - Có nguy cơ phải bỏ học, ảnh hưởng tới tiền đồ, sự nghiệp. (Lưu ý đề cương mang tính gợi ý. HS cần có thêm các kiến thức đã học để làm bài)  Chúc các em ôn tập và thi tốt  5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2