Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
lượt xem 2
download
Với “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề cương!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Đức Trọng
- TRƯỜNG THPT ĐỨC TRỌNG TỔ: VẬT LÝ-TIN HỌC-CN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TIN HỌC 11 Năm học 2022-2023 I. CÁC YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Cấu trúc lặp: Nhận biết: Chỉ ra được cấu trúc lặp trong một thuật toán, Chỉ ra được câu lệnh lặp trong chương trình. Trình bày được cú pháp của các câu lệnh lặp: Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, Câu lệnh lặp với số lần biết trước. Thông hiểu: Thông qua ví dụ, giải thích được trong một thuật toán có thể cần sử dụng cấu trúc lặp để mô tả những công việc mà chúng được lặp lại một cách xác định. Giải thích được hoạt động của cấu trúc lặp và câu lệnh lặp trong hai trường hợp: Câu lệnh lặp với số lần chưa biết trước, Câu lệnh lặp với số lần biết trước. 2. Kiểu dữ liệu List: Nhận biết: Nêu được khái niệm list. Nêu được cách khai báo và truy cập (tham chiếu) đến các phần tử của list. Nêu được cách nhập từ bàn phím các phần tử của list. Nêu được cách in ra màn hình list. Thông hiểu: Giải thích được các đặc trưng của list: hữu hạn, có thứ tự, cùng một kiểu dữ liệu và truy cập qua chỉ số. Giải thích được để làm việc với list trong chương trình cần thực hiện được các công việc: Nhập mảng, Truy cập để tính toán trên mảng và in ra mảng. 3. Kiểu dữ liệu chuỗi (xâu): Nhận biết: Nêu được xâu là một dãy kí tự (có thể coi xâu là list). Nêu được cách gán giá trị trực tiếp cho xâu, cách truy cập phần tử của xâu. Nêu được các phép toán (ghép và so sánh) trên xâu. Kể ra được tên một số thủ tục và hàm thông dụng trên xâu. Thông hiểu: Thông qua ví dụ, giải thích tác dụng của một số thủ tục và hàm thông dụng về xâu. Vận dụng: Viết được một số hàm và thủ tục để xử lí xâu trong tình huống cụ thể. Vận dụng cao: Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu và hàm, thủ tục trên xâu. 4. Kiểu dữ liệu tệp: Nhận biết: Nêu được đặc điểm, vai trò của kiểu dữ liệu tệp, Nêu được khái niệm tệp văn bản. Nêu được các thao tác cơ bản đối với tệp văn bản.: mở tệp để đọc / mở tệp để ghi; đọc dữ liệu từ tệp / ghi dữ liệu ra tệp; đóng tệp.
- Thông hiểu: So sánh được hai cách lưu trữ dữ liệu trong chương trình: Lưu trữ trong biến nhớ và Lưu trữ trong tệp. + Giải thích được tác dụng của một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp. So sánh được hai cách làm việc với tệp văn bản: sử dụng tệp để đọc dữ liệu vào và sử dụng tệp để ghi dữ liệu ra. Vận dụng: Viết đúng các câu lệnh làm việc với tệp theo yêu cầu cụ thể: gán tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp. Viết được chương trình đọc, ghi dữ liệu sử dụng tệp. 5. Chương trình con: Nhận biết: Nêu được vai trò của chương trình con trong lập trình, Nêu được cách khai báo chương trình con. Chỉ ra được các chương trình con trong một chương trình cụ thể. Thông hiểu: Giải thích được mối liên quan giữa chương trình và chương trình con (thủ tục, hàm). Vận dụng: Trong các tình huống/ví dụ cụ thể, chỉ ra được các thành phần của phần đầu của thủ tục, hàm. Trong các tình huống/ví dụ cụ thể, viết được câu lệnh (gọi) thực hiện một thủ tục, hàm. Viết được thủ tục, hàm đơn giản. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM THAM KHẢO Câu 1. Cú pháp câu lệnh lặp nào sau đây ĐÚNG? A. while : B. while do ; C. while ; D. while ; Câu 2. Vòng lặp While kết thúc khi nào? A. Khi tìm được Output. B. Khi tìm được Input. C. Khi chưa đủ số vòng lặp. D. Khi một điều kiện cho trước được thỏa mãn. Câu 3. Cú pháp của câu lệnh for với chuỗi lặp là hàm range có dạng: A. for in range(start, end, step): B. for in range(start, step): C. for in range(start, end, step); D. for in range(start, end, step) ; Câu 4. Cho biết kết quả sau khi chạy chương trình sau: for i in range(1, 8): print(i, ‘ ’) A. In ra màn hình các số từ 1 đến 8. B. In ra màn hình các số từ 1 đến 7. C. In ra màn hình các số chẵn từ 2 đến 10. D. In ra màn hình các số lẻ 1 đến 9. Câu 5. Cho biết kết quả sau khi thực hiện chương trình sau: for i in range(5, 0, -1): print(i, ‘ ’) A. In ra màn hình các số từ 5 4 3 2 1. B. In ra màn hình các số từ 1 đến 4. C. In ra màn hình 5 dấu cách. D. Chương trình báo lỗi. Câu 6. Cho danh sách List sau: L= [1, 2, 3, 4, 5]. Để in danh sách đảo ngược ta thực hiện phương thức nào sau đây? A. L.reverse(1:5) B. L.reverse() C. print(L]) D. L.copy() Câu 7. Để đếm số lượng phần tử trong List, ta sử dụng hàm nào sau đây?
- A. reverse B. sort C. copy D. len Câu 8. Lệnh nào sau đây dùng để truy cập đến các phần tử trong List? A. [] or [:] B. [-1] or [:] C. [] or [:] D. [0] or [:] Câu 9. Lệnh nào sau đây in ra màn hình các phần tử của List? List = [1, 2, 3, “list”, “chuỗi”] A. print(“List”) B. print(“List[1]) C. print(List) D. print() Câu 10. Đoạn lệnh sau đây thực hiện công việc gì? n = int(input(“Nhập n: ”) A = list(map(int, input().split())) A. In các phần tử xuất hiện trong List. B. Tính tổng các phần tử trong List. C. Nhập các phần tử của List. D. Truy cập đến các phần tử trong List. Câu 11. Cho biết kết quả khi thực hiện đoạn chương trình sau: a = [64, "du lieu", 54, 23] a.append("baitap") print(a) A. [64, ‘du lieu’, 54, 23] B. [64, ‘du lieu’, ‘baitap’, 54, 23] C. [64, ‘du lieu’, 54, 23, ‘baitap’] D. [‘baitap’, 64, ‘du lieu’, 54, 23] Câu 12. Cho List = [1, 4, 5, 6, 7]. Để in phần tử thứ 2 của danh sách trên ta viết? A. print(List[1]) B. print(List[4]) C. print(List[0]) D. print(List[7]) Câu 13. Cho biết kết quả sau khi chạy chương trình sau: S = “Duc Trong – Lam Dong” print(S.upper()) A. Duc Trong – Lam Dong B. Duc trong – lam dong C. DUC TRONG – LAM DONG D. duc trong – lam dong Câu 14. Cho chuỗi sau: s = “Thanh pho hoa”. Để in giá trị thứ 2 của chuỗi trên ta viết? A. print(s[0]) B. print(s[1]) C. print(s[2]) D. print(s) Câu 15. Cho hai chuỗi sau: s1 = “Chiếc lá”; s2 = “ cuối cùng”. Sau khi thực hiện phép ghép chuỗi s3 = s1 + s2 ta nhận được kết quả nào sau đây? A. s3 = “Chiếc lá cuối cùng ” B. s3 = “Chiếc lá cuối” C. s3 = “Chiếc lácuối cùng” D. s3 = “Chiếc lá cuối cùng” Câu 16. Để xác định chiều dài của chuỗi, ta sử dụng hàm nào sau đây? A. reverse B. upper C. lower D. len Câu 17. Cho chuỗi sau: s = “Tin hoc”, khi thực hiện tham chiếu s[4] ta được kết quả? A. “e” B.“h” C. “n” D. “ ” Câu 18. Lệnh nào sau đây dùng để truy cập đến các phần tử trong chuỗi? A. [] or [:] B. (Chỉ số) or [:] C. [] or [:] D. or [tên chuỗi]: Câu 19. Cho biết kết quả sau khi chạy chương trình sau: s = “Thanh pho Da Lat” print(s.count(“Da”, 0, len(s))) A. 2 B. 10 C. 1 D. 3 Câu 20. Trong Python, chuỗi kí tự là: A. Là một dãy các kí tự trong bảng mã ASCII. B. Là một dãy các kí tự số.
- C. Là một dãy gồm 26 chữ cái Tiếng Anh. D. Là một dãy gồm 29 chữ cái Tiếng Việt. Câu 21. Để mở file chỉ để đọc dữ liệu ta chọn cách thức mô tả mode nào sau đây? A. a B. r C. w D. w+ Câu 22. Thủ tục mở tệp để ghi nối đuôi dữ liệu trong tệp có dạng: A. =open(,’a’, encoding=’utf-8’) B. =open(,’r’, encoding=’utf-8’) C. =open(,’a+’, encoding=’utf-8’) D. =open(,’w’, encoding=’utf-8’) Câu 23. Sau khi làm việc xong phải đóng tệp là vì? A. Hoàn tất việc đọc/ghi tệp. B. Để mở ra tệp mới và ghi. C. Không cần phải đóng tệp. D. Để xuất được kết quả ra màn hình. Câu 24. Dữ liệu kiểu tệp có đặc điểm nào sau đây? A. Khi tắt máy, dữ liệu kiểu tệp sẽ mất đi. B. Lưu trữ trong thời gian ngắn và bị mất khi tắt điện. C. Lưu trữ lâu dài trong bộ nhớ ngoài và không bị mất khi tắt điện. D. Lượng thông tin lưu trữ trên tệp rất nhỏ. Câu 25. Khi làm việc với tệp, phương thức read(n) có nghĩa: A. Đọc n -1 kí tự trong file. C. Đọc n kí tự trong file. B. Trả về giá trị TRUE nếu file có thể đọc được. D. Đóng một file đang mở. Câu 26. Chương trình sau thực hiện công việc gì? f1 = open(“D:\TT.txt”, “r”, encoding = ‘utf-8’) f1. read() A. Đọc dòng cuối cùng trong file. B. Đọc toàn bộ nội dung trong file. C. Chương trình báo lỗi. D. Ghi nội dung văn bản vừa nhập vào file. Câu 27. Các thao tác cơ bản khi làm việc trên tệp văn bản gồm? A. Đọc/ghi tệp văn bản, đóng tệp, mở tệp, sao chép tệp. B. Mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản, đóng tệp. C. Gán tên tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản, đóng tệp. D. Mở tệp, đọc/ghi tệp văn bản, đóng tệp, chia sẻ tệp. Câu 28. Khẳng định nào sau đây ĐÚNG khi nói về kiểu dữ liệu kiểu tệp? A. Lưu trữ ở bộ nhớ trong và bị mất khi tắt điện. B. Không thể lưu trữ trong bộ nhớ ngoài. C. Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài như ổ cứng, USB…và không bị mất khi tắt điện. D. Lượng thông tin lưu trữ trên tệp tối đa là 1MB. Câu 29. Sắp xếp các thao tác sau để được thao tác ĐÚNG trên tệp? 1. Mở tệp. 2. Đóng tệp. 3. Đọc/ghi tệp văn bản. A. 321 B. 1 2 3 C. 2 3 1 D. 1 3 2 Câu 30. Thủ tục mở tệp để đọc dữ liệu không dấu có dạng? A. = open(, ‘r’,, encoding = ‘utf-8’) B. = open(, ‘r’) C. = open(, ‘a’, encoding = ‘utf-8’) D. = open(, ‘w’) Câu 31. Lệnh nào sau đây dùng để ghi một câu tục ngữ vào tệp “tucngu.txt” với biến tệp tep? A. tep.write(“Uống nước nhớ nguồn”) B. tep.read(“Uống nước nhớ nguồn”) C. tep.readline(“Uống nước nhớ nguồn”) D. write.tep(“Uống nước nhớ nguồn”) Câu 32. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về số lượng các phần tử lưu trữ trong tệp? A. Không được lớn hơn 128 kí tự. B. Không chứa các kí tự có dấu Tiếng Việt. C. Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa. D. Phải được khai báo trước. Câu 33. Thủ tục mở tệp để ghi mới dữ liệu có dấu có dạng?
- A. = open(, ‘r’,, encoding = ‘utf-8’) B. = open(, ‘w’) C. = open(, ‘r’) D. = open(, ‘w’, encoding = ‘utf-8’) Câu 34. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG khi nói về tệp văn bản? Tệp văn bản là: A. tệp tham chiếu đến dữ liệu cần truy cập bằng cách xác định trực tiếp vị trí của dữ liệu. B. tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự theo mã ASCII. C. tệp chứa dữ liệu được tổ chức theo một cách thức nhất định. D. tệp bắt đầu từ đầu tệp đến cuối tệp để truy cập đến một dữ liệu nào đó. Câu 35. Mở file với chế độ mode = ‘w+’ có ý nghĩa gì ? A. Mở file để đọc và ghi thêm vào cuối file. B. Tạo một file mới để ghi, nếu file tồn tại thì sẽ bị ghi mới. C. Mở file để đọc và ghi nội dung trên màn hình. D. Tạo một file mới để đọc và ghi, nếu file tồn tại thì sẽ bị ghi mới. Câu 36. Cấu trúc chung của một chương trình con gồm mấy phần? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 37. Từ khóa nào dùng để bắt đầu một hàm hoặc thủ tục trong chương trình con? A. def B. Funtion C. Read D. for Câu 38. Chương trình sau thực hiện công việc gì? def CV(x,y): p = (x + y)*2 return p print(CV(9,7)) A. Tính diện tích hình chữ nhật với chiều dài 9, chiều rộng 7. B. Tính chu vi hình chữ nhật với chiều dài 9, chiều rộng 7. C. Vẽ hình chữ nhật với chiều dài 9, chiều rộng 7 D. Vẽ hình chữ nhật với kích thước bất kì. Câu 39. Phát biểu nào dưới đây ĐÚNG khi nói về biến cục bộ trong chương trình con? A. Là biến được tạo ra trong chương trình con và chỉ sử dụng trong chương trình con đó. B. Là biến được tạo ra trong chương trình con và được sử dụng trong toàn bộ chương trình. C. Là biến được tạo ra bên ngoài chương trình con. D. Là biến được sử dụng trong chương trình chính. Câu 40. Cú pháp nào sau đây dùng để thực hiện ̣(gọi) một chương trình con? A. def ([): [] B. () C. [tên chương trình con]>() D. def() Câu 41. Khẳng định nào sau đây SAI khi nói về lợi ích của chương trình con? A. Chỉ sử dụng các lệnh duy nhất một lần. B. Tránh việc viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh. C. Hỗ trợ thực hiện những chương trình lớn, phức tạp. D. Thuận tiện cho việc phát triển, nâng cấp chương trình. Câu 42. Đoạn chương trình con sau thực hiện công việc gì? def min(x, y): if x
- C. Tìm số nhỏ nhất trong hai số nguyên. D. In ra các số trong đoạn x, y. Câu 43. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về thủ tục trong chương trình con? A. Thực hiện lệnh nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó. B. Thực hiện một số thao tác và trả về giá trị qua tên của nó. C. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức. D. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức. Câu 44. Tìm lỗi sai trong chương trình dưới đây? c = input() def kt(s): if s = ‘c’: print(“end”) kt(c) A. Thiếu dấu “= ” trong câu điều kiện. B. Thừa dấu : sau câu lệnh def kt(s). C. Không được dùng câu lệnh if trong chương trình con. D. Thừa dấu nháy trong câu điều kiện. Câu 45. Khẳng định nào sau đây là ĐÚNG khi nói về hàm và thủ tục? A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức. B. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức. C. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức. D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức. Câu 46. Cho biết kết quả sau khi chạy chương trình sau? def max(a, b): if a>b: return a elif a < b: return b else: return “Hai số bằng nhau” print(max(9,8)) A. 8 B. 9 C. “Hai số bằng nhau” D. 17 Câu 47. Cấu trúc thủ tục chương trình con nào sau đây ĐÚNG? A. def ([): B. def (): [] C. def (): D. def ([]) II. PHẦN TỰ LUẬN VÀ THỰC HÀNH Câu 1. Viết chương trình nhập vào 2 số nguyên x, y từ bàn phím. Tính tổng và tích của chúng, ghi kết quả vào tệp tongtich.out trên ổ đĩa D? Câu 2. Tệp SO.inp trên ổ đĩa D chứa 1 dòng duy nhất là 1 dãy số nguyên. Viết chương trình đọc dãy số và tính tổng phần tử đầu tiên và cuối cùng của dãy, ghi kết quả vào tệp TONG.out? Câu 3. Viết chương trình tìm số lớn nhất của dãy số a gồm n phần tử chứa trong tệp SN.inp (chứa 2 dòng, dòng 1 là số lượng phần tử, dòng 2 là các phần tử, mỗi phần tử cách nhau 1 dấu cách) trên ổ đĩa D, ghi giá trị lớn nhất vào tệp MAX.out. Câu 4. Viết chương trình con tìm bội chung nhỏ nhất của hai số nguyên? Nhập 2 số nguyên a,b từ bàn phím, dùng chương trình con vừa viết để in ra màn hình bội chung nhỏ nhất của a và b. Câu 5. Viết chương trình con tính giai thừa của một số nguyên dương bất kì? Nhập số n từ bàn phím, dùng chương trình con vừa viết để in ra giá trị là giai thừa của n.
- …….…..….HẾT……..……..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn