intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2022-2023 - Trường THCS Mạo Khê II

  1. TRƯỜNG THCS MẠO KHÊ II ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN TIN HỌC 6 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Lệnh Replace được sử dụng khi nào? A. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản. B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản. C. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản. D. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản. Câu 2. Cách di chuyển con trỏ soạn thảo trong bảng là: A. Chỉ sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím. B. Chỉ sử dụng chuột. C. Sử dụng thanh cuộn ngang, dọc. D. Có thể sử dụng chuột, phim Tab hoặc các phim mũi tên trên bàn phím. Câu 3. Sơ đồ tư duy là gì? A. Một sơ đồ trình bày thông tin trực quan bằng cách sử dụng từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, các đường nối để thể hiện các khái niệm và ý tưởng. B. Văn bản của một vở kịch, một bộ phim. C. Bản vẽ kiến trúc 1 ngôi nhà. D. Một sơ đồ hướng dẫn đường đi. Câu 4. Thông tin trong sơ đồ tư duy thường được tổ chức thành: A. Tiêu đề, đoạn văn. B. Chủ đề chính, chủ đề nhánh. C. Mở bài, thân bài, kết luận. D. Chương, bài, mục. Câu 5. Sơ đồ tư duy gồm các thành phần: A. Bút, giấy, mực. B. Phần mềm máy tính. C. Từ ngữ ngắn gọn, hình ảnh, đường nối, màu sắc,... D. Con người, đồ vật, khung cảnh,... Câu 6. Phát biểu nào không phải là ưu điểm của việc tạo sơ đồ tư duy bằng phần mềm máy tính? A. Có thể sắp xếp, bố trí với không gian mở rộng, dễ dàng sửa chữa, thêm bớt nội dung. B. Có thể chia sẻ được cho nhiều người. C. Có thể làm ở bất cứ đâu, không cần công cụ hỗ trợ. D. Có thể kết hợp và chia sẻ để sử dụng cho các phần mềm máy tính khác. Câu 7. Có thể vẽ sơ đồ tư duy trong trường hợp nào sau đây? A. Tóm tắt bài học lịch sử. B. Viết lời bài hát.
  2. C. Giải một bài toán. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 8. Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình: A. Cho bạn bè biết mật khẩu để nếu quên còn hỏi bạn. B. Sử dụng cùng một mật khảu cho mọi thứ. C. Thay đổi mật khảu thường xuyên và không cho bất cứ ai biết. D. Đặt mật khẩu dễ đoán cho khỏi quên Câu 9. Nếu bạn thân của em muốn mượn tên đăng nhập và mật khẩu tài khoản trên mạng của em để sử dụng trong một thời gian, em sẽ làm gì? A. Cho mượn ngay không cần điều kiện gì. B. Cho mượn một ngày thôi rồi lấy lại, chắc không có vấn đề gì. C. Cho mượn nhưng yêu cầu bạn phải hứa là không được dùng để làm việc gì không đúng. D. Không cho mượn, bảo bạn tự tạo một tài khoản riêng, nếu cần em có thể hướng dẫn. Câu 10. Khi sử dụng internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em bị hại. A. Hư hỏng màn hình máy tính B. Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc. C. Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử. D. Tốn chi phí cao để cập nhật phần mềm. Câu 11. Tìm đáp án SAI trong các phương án sau đây: Khi dùng Internet có thể A. Bị lôi kéo vào các hoạt động không lành mạnh. B. Máy tính bị nhiễm virus hoặc mã độc. C. Tin tưởng mọi nguồn thông tin trên mạng. D. Bị lừa đảo hoặc lợi dụng. Câu 12. Em nhận được tin nhắn và lời mời kết bạn trên Facebook từ một người mà em không quen biết.Em sẽ làm gì? A. Chấp nhận yêu cầu kết bạn và trả lời tin nhắn ngay. B. Nhắn tin hỏi người đó là ai, để xem mình có quen không, nếu quen mới kết bạn. C. Vào Facebook của họ, đọc thông tin, xem ảnh xem có phải người quen không, nếu phải thì kết bạn, không phải thì thôi. D. Không chấp nhận kết bạn và không trả lời tin nhắn. Câu 13. Em thường xuyên nhận được các tin nhắn trên mạng có nội dung như: “mày là một đứa ngu ngốc, béo ú”, “mày là một đứa xấu xa, không đáng làm bạn” … từ một người lớn mà em quen. Em nên làm gì. A. Bỏ qua, chắc họ chỉ trêu thôi. B. Nhắn tin lại cho nhười đó các nội dung tương tự. C. Gặp thẳng người đó hỏi tại sao lại làm thế và yêu cầu dừng ngay.
  3. D. Nói chuyện với thầy cô giáo, bố mẹ về sự việc để xin ý kiến giải quyết Câu 14. Hành động nào sau đây là đúng? A. Luôn chấp nhận lời mời kết bạn của người lạ. B. Nói với bố mẹ và thầy cô về việc em bị đe dọa qua mạng. C. Chia sẻ cho các bạn những video bạo lực. D. Đăng thông tin không đúng về một người bạn cùng lớp lên mạng xã hội. Câu 15. Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản? A. Căn giữa đoạn văn bản. B. Chọn chữ màu xanh. C. Thay đổi kiểu chữ thành chữ nghiêng. D. Thêm hình ảnh vào văn bản. Câu 16. Các lệnh định dạng trang văn bản nằm trong thẻ nào trong phần mềm soạn thảo? A. Page layout B. Design C. Paragraph D. Font Câu 17. Phần mềm soạn thảo văn bản không có chức năng nào sau đây? A. Nhập văn bản B. Sửa đổi, chỉnh sửa văn bản C. Lưu trữ và in văn bản D. Chỉnh sửa hình ảnh và âm thanh Câu 18. Thuật toán là gì? A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề. B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề. C. Một ngôn ngữ lập trình. D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu. Câu 19. Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 20. Thuật toán có thể được mô tả bằng: A. Ngôn ngữ viết. B. Ngôn ngữ kí hiệu. C. Ngôn ngữ logic toán học. D. Ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối. Câu 21. Cấu trúc tuần tự là gì? A. Là cấu trúc xác định thứ tự dữ liệu được lưu trữ. B. Là cấu trúc lựa chọn bước thực hiện tiếp theo. C. Là cấu trúc xác định thứ tự các bước được thực hiện.
  4. D. Là cấu trúc xác định số lần lặp lại một số bước của thuật toán. Câu 22. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là thuật toán? A. Một bản nhạc hay. B. Một bức tranh đầy màu sắc. C. Một bản hướng dẫn về cách nướng bánh với các bước cần làm. D. Một bài thơ lục bát. Câu 23. Trong các ví dụ sau, đâu là câu có thể biểu diễn bằng cấu trúc lặp A. Nếu sáng mai trời mưa, em sẽ mang theo áo mưa. B. Nếu vẫn chưa làm hết bài tập, em phải làm bài tập đến khi nào hết. C. Nếu được nghỉ ba ngày vào dịp Tết Dương lịch thì gia đình em sẽ đi du lịch, còn không sẽ có kế hoạch khác. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 24. Bạn Hoàng xây dựng thuật toán cho nhân vật di chuyển trên sân khấu với quy luật như sau: Nếu nhân vật gặp chướng ngại vật (chẳng hạn tảng đá), thì nhân vật sẽ đổi hướng trước khi tiếp tục di chuyển về phía trước. Nếu nhân vật không gặp phải chướng ngại vật, thì nhân vật tiếp tục tiến về phía trước Bạn Hoàng nên dùng loại cấu trúc điều khiển nào? A. Cấu trúc tuần tự B. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu C. Cấu trúc lặp D. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ II. THỰC HÀNH: 1. Em hãy soạn thảo và định dạng đoạn văn bản như hình dưới đây. - Sử dụng phông chữ Time New Roman, cỡ chữ 14 - Căn lề trang vản bản: lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề phải 2cm, lề trái 3cm - Đặt hướng trang đứng, khoảng cách giữa các dòng trong đoạn là 1,5 - Lưu văn bản với tên của em
  5. 2. Tạo bảng danh sách học sinh với cột Tên được trình bày theo thứ tự vần A, B, C như sau: stt Họ đệm Tên Lớp 1 Nguyễn Hải Bình 6A 2 Hoàng Thuỳ Dương 6A 3 Nguyễn Thu Hằng 6B Em hãy bổ sung thêm bạn Ngô Văn Chinh vào danh sách vẫn đảm bảo yêu cầu danh sách được sắp xếp theo thứ tự A, B, C 3. Bạn Thành viết một thuật toán mô tả việc đánh răng. Bạn ấy ghi các bước như sau: 1. Rửa sạch bàn chải. 2. Súc miệng. 3. Chải răng. 4. Cho kem đánh răng vào bàn chải. Em hãy sắp xếp lại công việc đánh răng của bạn Thành theo trật tự đúng, sau đó mô tả thuật toán thực hiện công việc trên bằng sơ đồ khối. Gợi ý: Sắp xếp lại theo trật tự đúng: 4-3-2-1 Vẽ sơ đồ khối Bắt đầu Cho kem đánh răng vào bàn chải. Chải răng Súc miệng Rửa sạch bàn chải Kết thúc -------------------Hết-----------------------
  6. 1.C 2.D 3.A 4.B 5.C 6.C 7.A 8.C 9. D 10.B 11.C 12.D 13.D 14.B 15.D 16. A 17.D 18.B 19.B 20.D 21.C 22. C 23.B 24.D 3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2