intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

Chia sẻ: Tỉnh Bách Nhiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo tài liệu Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao để nắm chi tiết nội dung đề cương nhằm ôn tập, kiểm tra kiến thức chuẩn bị cho bài thi sắp tới đạt kết quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Mỗ Lao

  1. Đề cương ôn tập học kỳ II năm học 2020-2021 TRƯỜNG THCS MỖ LAO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN VẬT LÝ 8 I. Lí thuyết 1. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chuyển động phân tử phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ? 2. Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng của một vật? 3. Nêu các hình thức truyền nhiệt mà em đã học? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không là gì? 4. a, Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức. b, Nêu nguyên lí truyền nhiệt? Viết phương trình cân bằng nhiệt II. Bài tập giải thích hiện tượng: 1. Đồng thời bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước nóng và một cốc nước lạnh. Hỏi thuốc tím trong cốc nào tan nhanh hơn? Hãy giải thích vì sao? 2. Tại sao khi giặt quần áo bằng nước xà phòng nóng thì sạch hơn nước xà phòng lạnh? 3. Hai ấm đựng nước giống nhau một ấm bằng nhôm, một ấm bằng thủy tinh. Khi đun bếp trong điều kiện như nhau thì ấm nào sôi nhanh hơn. Tại sao 4. Tại sao trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày nóng sờ vào kim loại ta thấy nóng? III. Bài tập tính toán: Bài 1: Một con Ngựa kéo một xe đi đều với vận tốc 9km/h. Lực kéo của ngựa là 200N. Tính công suất của ngựa? Bài 2: Một ấm nhôm khối lượng 500g chứa 1,8 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của nước là 250C. (Bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường) Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K Bài 3: a) Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng khi cung cấp cho 5kg kim loại này ở 200C một nhiệt lượng 59kJ để nó nóng lên đến 500C. Kim loại đó tên là gì? b) Người ta cung cấp cho 10 lít ở 300C một nhiệt lượng 840kJ. Hỏi nước nóng đến bao nhiêu độ? 0 Bài 4: Thả một quả cầu nhôm có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 100 C vào một cốc 0 0 nước ở 20 C . Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 C . Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880 J/kg.K và của nước là c2 = 4200 J/kg.K. Hãy tính: a) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. b) Khối lượng nước trong cốc. IV. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích: A. Lớn hơn 100cm3 B. Bằng 100cm3 C. Nhỏ hơn 100cm 3 D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3. Câu 2: Đối lưu là hình thức chủ yếu của môi trường nào? A. Lỏng và rắn B. Rắn, lỏng và khí C. Khí và rắn D. Lỏng và khí Câu 3: Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền: A. Từ vật có khối lượng lớn sang vật có khối lượng nhỏ hơn. B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. C. Từ vật có nhiệt năng lớn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 4: Về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày là vì: A. áo dày nặng hơn. B. giữa các lớp áo mỏng có không khí nên dẫn nhiệt kém. C. áo dày truyền nhiệt chậm hơn áo mỏng. D. áo mỏng nhẹ hơn. Câu 5: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A. Khi nhiệt độ giảm. 1
  2. Đề cương ôn tập học kỳ II năm học 2020-2021 TRƯỜNG THCS MỖ LAO B. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. C. Khi nhiệt độ tăng. D. Khi thể tích của các chất lỏng lớn. Câu 6: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị nhiệt dung riêng? A. Jun, kí hiệu là J B. Jun trên kilôgam Kelvin, kí hiệu là J/kg.K C. Jun kilôgam, kí hiệu là J.kg D. Jun trên kilôgam, kí hiệu là J/kg Câu 7: Vì sao trong một số nhà máy người ta thường xây dựng những ống khói rất cao? A. Vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự bức xạ nhiệt tốt. B. Vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự truyền nhiệt tốt. C. Vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự dẫn nhiệt tốt. D. Vì ống khói cao có tác dụng tạo ra sự đối lưu tốt. Câu 8: Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn màu khác? A. Vì để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Vì để hạn chế sự đối lưu. C. Vì để hạn chế sự dẫn nhiệt. D. Vì để hạn chế sự bức xạ nhiệt. Câu 9: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào đúng? A. Thủy ngân, đồng, nước, không khí. B. Đồng, thủy ngân, nước, không khí. C. Đồng, nước, thủy ngân, không khí. D. Không khí, nước, thủy ngân, đồng. Câu 10: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Thể tích. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Nhiệt độ. Câu 11: Để đun nóng một vật có khối lượng 2kg từ 200C đến 1500 C cần phải cung cấp một nhiệt lượng 119,6 kJ. Vật đó được làm bằng: A. Nhôm (880J/kg.K) B. Chì (130J/kg.K) C. Thép (460J/kg.K) D. Đồng (380J/kg.K) Câu 12: Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng hình thức A. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. C. Đối lưu. D. Đối lưu, dẫn nhiệt. Câu 13: Trong thí nghiệm của mình năm 1827, Brao-nơ quan sát được A. các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn, có lúc nhanh, có lúc chậm, có lúc ngừng B. các hạt phấn hoa chuyển động liên tục theo một quỹ đạo nhất C. Các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng D. các phân tử nước chuyển động không ngừng theo một quỹ đạo nhất định Câu 14: Nhiệt năng của một vật A. chỉ có thể thay đổi bằng cách truyền nhiệt. B. không thể thay đổi được. C. chỉ có thể thay đổi bằng cách thực hiện công. D. có thể thay đổi bằng cách truyền nhiệt và thực hiện công. Câu 15: Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Khi đó A. nhiệt năng của cục sắt và nhiệt năng của nước đều giảm. B. nhiệt năng của cục sắt và nhiệt năng của nước đều tăng. C. nhiệt năng của cục sắt tăng và nhiệt năng của nước giảm. D. nhiệt năng của cục sắt giảm và nhiệt năng của nước tăng. Câu 16: Cần cẩu A nâng được 800kg lên cao 5m trong 30 giây. Cần cẩu B nâng được 1100kg lên cao 6m trong 1 phút. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu? A. Công suất của cần cẩu A lớn hơn. B. Công suất của cần cẩu B lớn hơn. C. Công suất của hai cần cẩu bằng nhau D. Chưa đủ dữ liệu để so sánh hai công suất này. 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2