intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 12 (KHXH) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 HỌ TÊN : …………………………….LỚP : ………………………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII - K12 – BAN KHXH I./ TRẮC NGHIỆM: CHƯƠNG 5: SÓNG ÁNH SÁNG Câu 1. Trong chân không, ánh sáng có bước sóng lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, vàng, lam, tím là A. ánh sáng tím B. ánh sáng đỏ C. ánh sáng vàng. D. ánh sáng lam. Câu 2. Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai? A. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím. C. Tia tử ngoại tác dụng lên phim ảnh. D. Tia tử ngoại kích thích sự phát quang của nhiều chất. Câu 3. Trong một thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân giao thoa trên màn là i. Khoảng cách từ vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 6 (cùng một phía so với vân trung tâm) là A.6i B. 3i C. 5i D. 4i Câu 4. Điều nào sau đây về tia hồng ngoại là không đúng. A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại là bức xạ đơn sắc có màu hồng. C. Tác dụng nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt nên được dùng trong nông nghiệp, công nghiệp là để sấy khô. D. Tia hồng ngoại có thể biến điệu như sóng điện từ, nên được dùng để điều khiển từ xa ( ti vi, xe đồ chơi…) Câu 5. Máy đo nhiệt độ ( nhiệt kế điện tử) có thể đo nhiệt độ từ xa từ vài cm cho đến hàng chục mét, nó đặc biệt hữu dụng trong trường hợp cần đo nhiệt độ ở những nơi có vị trí xa hoặc những môi trường nguy hiểm. Máy (nhiệt kế) hoạt động dựa vào tác dụng của loại sóng điện từ nào. A. Tia X. B. Tia hồng ngoại. C. Tia tử ngoại. D. Tia sáng nhìn thấy. Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa Y âng có khoảng vân giao thoa là i, khoảng cách từ vân sáng bậc 5 bên này đến vân tối bậc 4 bên kia vân trung tâm là: A. 8,5i. B. 7,5i. C. 6,5i. D. 9,5i. Câu 7: Khoảng vân là A. khoảng cách giữa hai vân sáng cùng bậc trên màn hứng vân. B. khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp trên màn hứng vân. C. khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối liên tiếp trên màn hứng vân. D. khoảng cách từ vân trung tâm đến vân tối gần nó nhất. 1
  2. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 Câu 8: Trong ngành giao thông vận tải, khi hành khách đi máy bay sẽ phải qua cửa an ninh để soi người và hành lý. Đây là ứng dụng của sóng điện từ nào. A. Tia hồng ngoại B. Tia tử ngoại. C. Tia X D. Ánh sáng nhìn thấy. Câu 9: Khi đi dưới nắng Mặt Trời quá lâu, làn da chúng ta dễ bị đen, sạm, nám da… và nguy cơ mắc các bệnh về da liễu hay ung thư da. Đó là do ảnh hưởng của tia cực tím ( Tia UV) có trong ánh sáng Mặt Trời. Vậy tia cực tím là. A. Tia gama. B. Tia Rơn ghen C. Tia tử ngoại D. Tia hồng ngoại. Câu 10: Công thức tính khoảng vân giao thoa trong thí nghiệm giao thoa của I-âng là D a D D A. i  B. i  C. i  D. i  a D 2a a Câu 11. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc. Gọi i là khoảng vân, trên màn quan sát, vân tối thứ nhất cách vân sáng trung tâm một khoảng A. 2i. B. i/2 C. i/4 D. i. Câu 12. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là 0,55µm. Hệ vân trên màn có khoảng vân là A. 1,2mm. B. 1,0mm. C. 1,3mm. D. 1,1mm. Câu 13. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m. Ánh sáng chiếu vào hai khe có bước sóng 0,5 µm. Vị trí vân sáng bậc 4 là A. 4 mm. B. 2,8 mm. C. 2 mm. D. 3,6 mm. Câu 14. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,50 μm, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Khoảng vân giao thoa là A. 0,25 mm. B. 0,45 mm. C. 0,50 mm. D. 0,75 mm. Câu 15. Một ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong chân không là 600 nm. Tần số của ánh sáng này là 2
  3. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 A. 2.1014 Hz B. 5.1011Hz C. 5.1014Hz D. 2.1011Hz Câu 16. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng vân đo được trên màn quan sát là 1,14 mm. Trên màn, tại điểm M cách vân trung tâm một khoảng 5,7 mm là vân gì? A. Vân sáng bậc 6. B. vân tối thứ 5. C. vân sáng bậc 5. D. vân tối thứ 6. Câu 17. Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng A. 0,48 μm. B. 0,40 μm. C. 0,60 μm. D. 0,76 μm. Câu 18. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trong hệ vân trên màn, vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm 2,4 mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm là A. 0,5 m. B. 0,7 m. C. 0,4 m. D. 0,6 m. Câu 19. Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng đơn sắc. Cho khoảng cách giữa 2 khe a = 1mm; khoảng cách từ 2 khe đến màn D = 3m. Ánh sáng có bước sóng  = 0,5  m. Vị trí vân tối thứ 5. A. 1,5mm B. 4mm C. 6,75mm D. 6mm Câu 20: Giao thoa ánh sáng với 2 nguồn kết hợp cách nhau 4mm bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6µm. Vân sáng bậc 3 cách vân trung tâm là 0,9mm. Tính khoảng cách D từ hai nguồn đến màn? A. 20 cm. B. 2 m. C. 1,5m. D. 2 cm. Câu 21: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, hai khe hẹp cách nhau một khoảng a = 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là D = 1,5m. Hai khe được chiếu bằng bức xạ có bước sóng λ = 0,6μm. Trên màn thu được hình ảnh giao thoa. Tại điểm M trên màn cách vân sáng trung tâm một khoảng 5,4mm có vân sáng bậc A. 6. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 22: Trong thí nghiệm giao thoa ás với hai khe Young cách nhau 0,5 mm, ás có bước sóng 0,5 m, màn ảnh cách hai khe 2 m. Bề rộng vùng giao thoa trên màn là L=17 mm. Tính số vân quan sát được trên màn. A. 8 vân sáng; 8 vân tối B. 9 vân sáng; 8 vân tối C. 9 vân sáng; 9 vân tối D. 8 vân sáng; 9 vân tối 3
  4. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 CHƯƠNG 6: LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG Câu 1: Hiện tượng quang điện chứng tỏ ánh sáng có. A. Tính chất sóng. B. Tính chất hạt. C. Lưỡng tính sóng hạt. D. Tính cộng hưởng. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về phôtôn ánh sáng? A. Phôtôn chỉ tồn tại trong trạng thái chuyển động. B. Mỗi phôtôn có một năng lượng xác định. C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng tím lớn hơn năng lượng phôtôn ánh sáng đỏ. D. Năng lượng của các phôtôn của các ánh sáng đơn sắc khác nhau đều bằng nhau. Câu 3: Pin quang điện hoạt động dựa vào A. hiện tượng quang điện ngoài. B. hiện tượng quang điện trong. C. hiện tượng tán sắc ánh sáng . D. sự phát quang của các chất. Câu 4: Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được A. hiện tượng quang – phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng. C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài. Câu 5: Nguyên tắc hoạt động của quang trở dựa vào hiện tượng A. iôn hoá B. quang điện ngoài C. quang dẫn D. phát quang của chất rắn Câu 6: Nhận xét nào sau đây về hiện tượng quang phát quang là đúng: A. Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8s sau khi ánh sáng kích thích tắt; B. Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích; C. Ánh sáng lân quang hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích; D. Ánh sáng lân quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích; Câu 7: Tia Laze không có đặc điểm nào sau đây. A. Tính đơn sắc cao B. Tính định hướng cao C. Cường độ cao D. Công suất trung bình có cường độ lớn. Câu 8: Năng lượng của 1 phôton được xác định bằng. A. 𝜀 = B. 𝜀 = C. 𝜀 = D. 𝜀 = . 4
  5. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 Câu 9: Biết công thoát của kim loại là 4,14 eV. Giới hạn quang điện là A. 0,50 m. B. 0,26 m. C. 0,30 m. D. 0,35 m. Câu 10: Công thoát êlectrôn (êlectron) ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10- 34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J . Giới hạn quang điện? A. 0,33 μm. B. 0,22 μm. C. 0,66. 10-19 μm. D. 0,66 μm. Câu 11: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4 μm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng A. 4,97.10-31J B. 4,97.10-19J C. 2,49.10-19J D. 2,49.10-31J Câu 12: Một kim loại có công thoát, λ0 = 0,332m. Tính công thoát của kim loại. A. 0,532 eV. B. 3,74 meV. C. 3,74 eV. D. 0,35 eV. Câu 13: Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108m/s. Năng lượng phôtôn này A. 1,21 eV B. 11,2 eV. C. 12,1 eV. D. 121 eV. Câu 14: Giới hạn quang điện của Ge là o = 1,88m. Tính năng lượng kích họat (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron dẫn) của Ge? A. 0,66eV B. 6,6eV C. 0,77eV D. 7,7eV Câu 15: Một kim loại có công thoát là 2,5eV. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó: A. 0,4969  m B. 0,649  m C. 0,325  m D. 0,229  m Câu 16: Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm Catot là 0,66m. Tính công thoát của kim loại dùng làm Catot A. 1,882eV B. 2.10-19 J C. 4.10-19 J D. 18,75eV Câu 17: Công thoát electron của kim loại làm catôt của một tế bào quang điện là 4,5eV. Chiếu vào catôt lần lượt các bức xậ có bước sóng  1= 0,16  m,  2 = 0,20  m,  3 = 0,25  m,  4 = 0,30  m,  5 = 0,36  m,  6 = 0,40  m. Các bức xạ gây ra được hiện tượng quang điện là: A.  1,  2. B.  1,  2,  3. C.  2,  3,  4. D.  3,  4,  5. 5
  6. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 Câu 18: Nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng En = -1,5 eV sang trạng thái dừng có năng lượng Em = -3,4 eV. Bước sóng của bức xạ mà nguyên tử hiđrô phát ra xấp xỉ bằng A. 0,654.10-7m. B. 0,654.10-6m. C. 0,654.10-5m. D. 0,654.10-4m. Câu 19: Cho: 1eV = 1,6.10-19 J; h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Khi êlectrôn (êlectron) trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quĩ đạo dừng có năng lượng Em = - 0,85eV sang quĩ đạo dừng có năng lượng En = - 13,60eV thì nguyên tử phát bức xạ điện từ có bước sóng A. 0,4340 μm. B. 0,4860 μm. C. 0,0974 μm. D. 0,6563 μm. Câu 20: Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Bán kính quỹ đạo dừng N là A. 47,7.10-11m. B. 21,2.10-11m. C. 84,8.10-11m. D. 132,5.10-11m. Câu 19: Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Bán kính quỹ đạo dừng M trong nguyên tử hiđrô là A. 132,5.10-11 m. B. 84,8.10-11 m. C. 21,2.10-11 m. D. 47,7.10-11 m. Câu 21: Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 2,12.10 -10m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng A. L. B. O. C. N. D. M. Câu 22: Các nguyên tử hidro đang ở trạng thái dừng ứng với electron chuyển động trên quỹ đạo có bán kính gấp 9 lần so với bán kính Bo. Khi chuyển về các trạng thái dừng có năng lượng thấp hơn thì các nguyên tử sẽ phát ra các bức xạ có tần số khác nhau. Có nhiều nhất mấy tần số? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 II./ TỰ LUẬN: Câu 1: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,6µm. Tìm khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân tối thứ nhất ở cùng phía của vân trung tâm. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 2: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 4m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,6µm. Xác định vị trí vân tối thứ 4. 6
  7. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 3: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, bước sóng ánh sáng làm thí nghiệm là 0,50µm, hình ảnh thu được giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 5mm. Tính khoảng cách giữa hai khe hẹp. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 4: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn chắn là 2m. Ánh sáng dùng làm thí nghiệm có bước sóng 0,45µm. Khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 2 là bao nhiêu? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 3mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2m, bước sóng dùng trong thí nghiệm là 0,60µm. Tại điểm M cách vân trung tâm 1,2mm là vân sáng hay vân tối? bậc mấy? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 6: Công thoát êlectron ra khỏi một kim loại là A = 1,88 eV. Biết hằng số Plăng h = 6,625.10 -34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. Xác định giới hạn quang điện của kim loại đó. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7
  8. Trường THPT Đào Sơn Tây Khối 12 Câu 7: Trong chân không, bức xạ đơn sắc màu vàng có bước sóng 0,589 m . Năng lượng của phôtôn ứng với bức xạ này là bao nhiêu eV? Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s và 1 eV = 1,6.10-19 J. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 8: Đối với nguyên tử hiđrô, các mức năng lượng ứng với các quỹ đạo dừng K, M có giá trị lần lượt là: -13,6 eV; -1,51 eV. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s và e = 1,6.10-19 C. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng M về quỹ đạo dừng K, thì nguyên tử hiđrô có thể phát ra bức xạ có bước sóng bao nhiêu? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 9: Biết bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11m. Tính bán kính quỹ đạo dừng M trong nguyên tử hiđrô. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 10: Biết hằng số Plăng h = 6,625.10-34 J.s và độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.10-19 C. Khi nguyên tử hiđrô chuyển từ trạng thái dừng có năng lượng -1,514 eV sang trạng thái dừng có năng lượng -3,407 eV thì nguyên tử phát ra bức xạ có tần số bao nhiêu ? ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0