Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
lượt xem 4
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lý lớp 8 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
- TRƯỜNG THCS LONG TOÀN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VẬT LÝ 8 – HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1.Công cơ học: khi có lực tác dụng lên vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực thì lực thực hiện công. Công Thức tính công : A = F.S hoặc A = P.h Trong đó : A là công cơ học (J) F; P là lực tác dụng lên vật (N) S; h là quãng đường vật dịch chuyển (m) 2. Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. A Công thức tính công suất: P = => A = P .t; t = A / P t Trong đó: P là công suất (W) A là công thực hiện (J). t là thời gian thực hiện công (s). (1W = 1 J/s, 1kW = 1000W , 1MW = 1000 000W ). 3. Cơ năng - Khi một vật có khả năng thực hiện công cơ học thì vật có cơ năng. Đơn vị của cơ năng là Jun (J). - Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng. - HS lấy ví dụ về 1 vật có cơ năng: 4. Nêu nội dung của thuyết cấu tạo chất? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. - Nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 5. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt. 1
- 6. Nhiệt lượng - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (kí hiệu J). 7. Dẫn nhiệt - Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ phần này sang phần khác của một vật bằng hình thức dẫn nhiệt. - Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. - Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 8. Đối lưu: Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 9. Bức xạ nhiệt: Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. 10. Công thức tính nhiệt lượng a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. b) Công thức tính nhiệt lượng: khi có 2 vật truyền nhiệt cho nhau thì: - Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra: Qtỏa = m1.c1.∆t01 = m1.c1.(t01 - t0) Trong đó: Qtỏa: Nhiệt lượng vật tỏa ra (J); m1: Khối lượng của vật 1 (kg). to1: Độ tăng nhiệt độ (0C) c1: Nhiệt dung riêng của chất làm vật 1(J/kg.K). t01: nhiệt độ ban đầu của vật 1 (0C) t0: nhiệt độ của vật khi cân bằng nhiệt (0C) - Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Qthu = m2.c2.∆t02 = m2.c2.(t0 - t02) Trong đó: Qthu: Nhiệt lượng vật thu vào (J); m2: Khối lượng của vật 2 (kg). to2: Độ tăng nhiệt độ (0C). c2: Nhiệt dung riêng của chất làm vật 2 (J/kg.K). t02: nhiệt độ ban đầu của vật 2 (0C) 2
- t0: nhiệt độ của vật khi cân bằng nhiệt (0C) Câu 11: a) Nguyên lí truyền nhiệt: Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. + Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. b) Phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa = Qthu B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (tham khảo) Câu 1. Tại sao quả bóng bay thổi căng, dù được buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 2. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. D. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Câu 3. Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Cả Khối lượng và trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật . Câu 4.. Thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào cùng một cốc nước nóng. Khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của 3
- A. ba miếng bằng nhau. B. miếng nhôm cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng chì. C. miếng chì cao nhất, rồi đến của miếng đồng, miếng nhôm. D. miếng đồng cao nhất, rồi đến của miếng nhôm, miếng chì. Câu 5. Nhiệt năng của một vật phụ thuộc vào A. khoảng cách giữa các phân tử cấu tạo nên vật. B. khối lượng riêng của vật. C. sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật. D. vật được làm từ chất liệu gì. Câu 6. Vật nào sau đây có khả năng hấp thụ nhiệt tốt? A. Vật có khả năng dẫn nhiệt tốt B. Vật có bề mặt sần sùi và sẫm màu C. Vật có bề mặt nhẵn, màu sáng D. Vật có nhiệt năng thấp. Câu 7. Trong những ngày rét, sờ vào kim loại ta lại thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt nào đã xảy ra? A. Đối lưu C. Dẫn nhiệt. B. Bức xạ nhiệt. D. Cả dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt xảy ra đồng thời. Câu 8. Vì sao khi đun cùng một lượng nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm nhanh sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. C. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. Câu 9. Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào? A. Sự bức xạ nhiệt. C. Sự dẫn nhiệt của không khí. B. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. D. Sự đối lưu. Câu 10. Ở xứ lạnh tại sao người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính? Chọn câu trả lời đúng nhất? A. Đề phòng lớp này vỡ thì còn có lớp khác. B. Không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà. C. Để tăng thêm bề dày của kính. D. Để tránh gió lạnh thổi vào nhà. 4
- Câu 11. Nung nóng một cục sắt thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Nhận xét nào sau đây là đúng: A. Nhiệt năng của cục sắt tăng và của nước giảm. B. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều tăng. C. Nhiệt năng của cục sắt giảm và của nước tăng. D. Nhiệt năng của cục sắt và của nước đều giảm. Câu 12. Nung nóng một cục sắt rồi thả vào chậu nước lạnh, nước nóng lên, cục sắt nguội đi. Trong quá trình này có sự chuyển hóa năng lượng: A. Từ nhiệt năng sang nhiệt năng. C. Từ cơ năng sang cơ năng. B. Từ cơ năng sang nhiệt năng. D. Từ nhiệt năng sang cơ năng. Câu 13. Một vật có nhiệt năng 200J, sau khi nung nóng nhiệt năng của nó là 400J. Hỏi nhiệt lượng mà vật nhận được là bao nhiêu? A. 600J B. 200J C. 100J D. Một giá trị khác Câu 14. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Để đun nóng 100g nước tăng lên 1 0C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng: A. 420J. B. 42J. C. 4200J. D. 420kJ. Câu 15. Người ta cung cấp cho 5lít nước một nhiệt lượng là Q = 600kJ. Cho nhiệt dung riêng của nước là C = 4200J/kg.độ. Hỏi nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ? A. 30,70C. B. 34,70C. C. 28,60C. D. 32,70C. C. BÀI TẬP VẬN DỤNG (tham khảo) Bài 1. Bạn Hiếu nâng một cái hộp nặng 4kg từ sàn nhà lên kệ cao 3m trong thời gian 3 giây. Tính công và công suất của bạn Hiếu. Bài 2. Một ấm đun nước bằng nhôm có khối lượng 0,5kg chứa 2 lít nước ở 25 oC. Muốn đun sôi ấm nước này cần một nhiệt lượng là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K. Bài 3. Trộn 25 lít nước sôi với 75 lít nước ở 15 0C. Tính nhiệt độ cuối cùng của nước, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bài 4. Thả một quả cầu nhôm khối lượng 200g được nung nóng đến 100 0C vào 500g nước ở 200C. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường xung quanh, tính nhiệt độ của quả cầu khi có cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kg.K và 4200J/kg.K. Bài 5. Thả quả cầu đồng khối lượng 0,5kg vào 200g nước. Quả cầu nguội đi từ 90 oC đến 20oC. Xem quả cầu và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K và 4200J/kg.K. Tính: 5
- a) Nhiệt lượng quả cầu đồng tỏa ra. b) Nhiệt độ ban đầu của nước. Câu 6. Hãy quan sát đèn lồng hay chơi trong dịp trung thu (chiếc đèn kéo quân), em hãy cho biết vì sao chỉ cần 1 ngọn nến phía dưới mà chiếc đèn có thể quay được? Câu 7. a. Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây những ống khói rất cao? b. Sự ấm lên của Trái Đất do nguyên nhân nào? Em đã làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? Gợi ý Trả lời: a) Việc xây dựng những ống khói rất cao trong các nhà máy có hai tác dụng cơ bản: + tạo ra sự đối lưu tốt, làm cho khói thoát ra được nhanh chóng. + Ngoài ra ống khói cao còn có tác dụng làm cho khói thoát ra bay lên cao, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. b) Trái Đất ấm lên là do sự mất cân bằng trong sự hấp thụ và bức xạ nhiệt từ Mặt Trời đến. Do các hoạt động của con người mà khí quyển của Trái Đất ngày càng ô nhiễm, nó hấp thụ và giữ lại nhiều bức xạ nhiệt hơn. Sự ấm lên của Trái Đất dẫn đến hậu quả mực nước biển dâng, đất nhiễm mặn, thiên tai bão lụt… - Những việc em cần làm góp phần bảo vệ môi trường: Hạn chế sử dụng đồ nhựa 1 lần, sử dụng túi nilong sinh học, trồng thêm nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi… 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 75 | 7
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2017-2018 - Trường THCS Long Toàn
13 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 136 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 6 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
5 p | 82 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 128 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Chương Dương
2 p | 36 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Quận 1
2 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Tiếng Anh 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
15 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn