Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học lớp 10 - Trường THPT Hai Bà Trưng
lượt xem 180
download
Nhằm giúp đỡ cho các bạn học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi học kì II sắp tới, mời các bạn tham khảo “Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học lớp 10 - Trường THPT Hai Bà Trưng”. Tài liệu bao gồm lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm, tự luận về tính chất hóa học và phương pháp điều chế các đơn chất halogen, các hiđro halogenua, nước javel, clorua vôi…, kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì II môn Hóa học lớp 10 - Trường THPT Hai Bà Trưng
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: HÓA HỌC LỚP 10 - TRƯỜNG THPT HAI BÀ TRƯNG A.LÝ THUYẾT: 1.Tính chất hóa học và phương pháp điều chế các đơn chất halogen, các hiđro halogenua, nước javel, clorua vôi… * So sánh sự biến đổi: + tính oxi hóa của các nguyên tố trong nhóm Halogen. + tính axit và tính khử của các HX tương ứng. 2.Tính chất hóa học và phương pháp điều chế: O2, O3, S, SO2, SO3, H2SO4, H2S. * So sánh sự biến đổi về tính oxi hóa và tính khử của các hợp chất của lưu huỳnh 3. Phương pháp nhận biết: Axit (H+), bazơ (OH-), các ion Clorua (Cl-), Bromua (Br-), Iotua (I-), sunfat SO42-, sunfit (SO32-) và các khí O2, O3 , Cl2, HCl , H2S, SO2… 4. Tiếp tục rèn kỹ năng cân bằng phản ứng oxi hóa khử. 5. Khái niệm về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. B. BÀI TẬP : 1. Các bài tập trong sách giáo khoa và sách BT. SGK: 8tr96, 7tr101, 7tr106, 10tr119, 4,5tr132, 8,10 tr139, 8tr147, SBT: 5.14, 5.22, 5.38, 6.15, 6.39, 6.41, 6.47, 7.5 2. Hòa thành dãy biến hóa : a) MnO2 ®FeCl3 ® FeCl2 KMnO4 ® Cl2 ®HCl ® CuCl2 ® Cu(OH)2 ®CuSO4. NaCl ® NaClO ® HClO ® AlCl3 ®CaOCl2 ®AgCl ® Ag b) H2S S ® ZnS ® H2S ® S ®Na2S ® PbS SO2 ® SO3 ® H2SO4® SO2® Na2SO3 ® SO2®NaHSO3®Na2SO3 FeS2 H2SO4 ® CuSO4 ® CuS® CuO. æFe2(SO4)3®Fe(OH)3® Fe2O3 ®FeCl3 c). KMnO4 ® O2 ® O3 ® I2 ® NaI ® NaBr ® NaCl ® HCl ® FeCl3 3. Nhận biết : * Các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học : a) HNO3, Na2SO4, HCl, NaNO3, NaOH. b) NaCl, HCl, Na2SO4, H2SO4, NaOH
- c) NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2 * Các khí sau: a) O2, SO2, CO2. b) H2S, SO2, HCl, O2 ,CO2. c) O2, Cl2, O3, HCl, SO2 4. Một số bài toán: Câu 1: Khi hòa tan 4,8 gam Mg vào 150ml dung dịch H2SO4 loãng 2M. Tính thể tích H2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? Câu 2: Để pha loãng 1 lít dung dịch H2SO4 nồng độ 80% (D = 1,84 gam/ml) thành dung dịch có nồng độ 20% cần pha thêm một thể tích nước nguyên chất là bao nhiêu? Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 36,16 gam hỗn hợp Zn và Al bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan? Câu 4: Cho V lít khí SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch brom dư. Thêm dung dịch BaCl2 dư vào hỗn hợp trên thì thu được 2,33g kết tủa. V nhận giá trị nào trong số các phương án sau? Câu 5: Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 350ml dung dịch NaOH 1 M. Khối lượng muối thu được trong dung dịch là? Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 1,9 gam hỗn hợp Fe, Mg, Al bằng 200 gam dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,344 lít khí (đkc) và dung dịch A (nước bay hơi không đáng kể). Khối lượng của dung dịch A (gam) là? Câu 7: Cho 15,8g KMnO4 tác dụng hết với dung dịch HCl đặc. Thể tích khí Cl2(đktc) thu được là? Câu 8: Hòa tan 4,25g một muối halogen của kim loại kiềm vào nước được 200ml dung dịch A. Lấy 10 ml dung dịch A cho phản ứng với một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 0,7175g kết tủa. Công thức muối đã dùng và nồng độ mol của dung dịch A là? Câu 9: Khi clo hóa 3g hỗn hợp bột đồng và sắt cần 1,4 lít khí Cl2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của đồng trong hỗn hợp ban đầu bằng bao nhiêu? Câu 10: Hòa tan hết 5,28 gam hỗn hợp X gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 1,92 gam kết tủa và 2,24 lít khí SO2. % khối lượng của Al trong hỗn hợp là? 5. Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Trong phản ứng: Cl2 + H2O ¾¾ ® ¬¾ ¾ HCl + HClO thì : A. clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa B. clo chỉ đóng vai trò chất khử C. clo vừa l chất oxi hóa, vừa l chất khử D. nước đóng vai trò chất khử Câu 2: Phản ứng chứng tỏ HCl có tính khử là:
- 0 t A. MnO2 + 4HCl ¾¾ MnCl2 + Cl2 + H2O ® B. 2HCl + Mg(OH)2 ¾¾ MgCl2 + ® 2H2O 0 t C. 2HCl + CuO ¾¾ CuCl2 + H2O ® D. 2HCl + Zn ¾¾ ZnCl2 + H2 ® Câu 3: Axit hipoclorơ có công thức: A. HClO3 B. HClO C. HClO4 D. HClO2 Câu 4: Tính chất sát trùng và tẩy màu của nước Gia-ven là do: A. NaClO phân hủy ra oxi nguyên tử có tính oxi hóa mạnh B. NaClO phân hủy ra clo là chất oxi hóa mạnh C. do trong phân tử NaClO chứa nguyên tử clo có số oxihóa +1, thể hiện tính oxi hóa mạnh D. do chất NaCl có tính tẩy màu, sát trùng Câu 5: Clo có tính oxihóa mạnh hơn brom, phản ứng chứng minh điều đó là: A. Cl2 + 2NaBr ® Br2 + 2NaCl B. Br2 + 2NaCl ® Cl2 + 2NaBr C. F2 + 2NaBr ® Br2 + 2NaF D. I2 + 2NaBr ® Br2 + 2NaI Câu 6: Phản ứng không xảy ra là: A. dd NaF + dd AgNO3 B. dd NaCl + dd AgNO3 C. dd NaBr + dd AgNO3 D. dd NaI + dd AgNO3 Câu 7: Sự thăng hoa là: A. sự bay hơi của chất rắn B. sự bay hơi của chất lỏng C. sự bay hơi của chất khí D. một chất chuyển thẳng từ trạng thái rắn sang hơi Câu 8: Clo và axit HCl tác dụng với kim loại nào thì tạo ra cùng một hợp chất ? A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Zn. Câu 9: Có 3 lọ mất nhãn chứa chứa 3 chất riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Chọn hóa chất cần dùng để nhận biết các chất đó: A. dd NaOH B. chỉ cần AgNO3 C. giấy quy v AgNO3 D. dd BaCl2 Câu 10: Thành phần hóa học chính của nước clo là: A. HClO, HCl, Cl2, H2O B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O C. CaOCl2, CaCl2, Ca(OH)2, H2O D. HCl, KCl, KClO3, H2O Câu 11: Cho dung dịch Na2S vào các dung dịch: NaCl, KNO3, AgNO3, CuSO4. Số Na2S tác dụng cho kết tủa đen là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Câu 12: Số oxi hóa của clo trong phân tử CaOCl2 là: A. 0 B. -1 C. +1 D. -1 và +1 Câu 13: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm VIA là: A. ns2np4 B. ns2np5 C. ns2np6 D. ns2np2nd2 Câu 14: Người ta thu O2 bằng cách đẩy nước là do tính chất: A. Khí oxi nhẹ hơn nước B. Khí oxi tan nhiều trong nước C. Khí oxi ít tan trong nước D. Khí oxi khó hóa lỏng Câu 15: Có 2 bình đựng riêng biệt khí H2S và khí O2. Để phân biệt 2 bình đó người ta dùng thuốc thử là: A. dung dịch Pb(NO3)2 B. dung dịch NaCl C. dung dịch KOH D. dung dịch BaCl2 Câu 16: Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng: A.dung dịch KI B. Hồ tinh bột C. dung dịch KI có hồ tinh bột D. dung dịch NaOH Câu 17: Trong các chất sau ,dãy nào gồm các chất đều tác dụng với HCl? A. AgNO3; MgCO3; BaSO4 B. Al2O3; KMnO4; Cu C. Fe; CuO; Ba(OH)2 D. CaCO3; H2SO4; Mg(OH)2 Câu 18: Sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì hiện tượng xảy ra là: A. Dung dịch chuyển đục dần. B. Có kết tủa trắng xuất hiện. C. Dung dịch không có gì thay đổi. D. Dung dịch chuyển thành màu xanh. Câu 19: Các số oxi hóa của lưu huỳnh thường gặp là: A. -2, -4, +6, +8 B. -1, 0, +2, +4 C. -2, +6, +4, 0 D. -2, -4, -6, 0 Câu 20: Trong phản ứng : SO2 + 2H2S ® 3S + 2H2O: A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử B. lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa C. lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa D. lưu huỳnh trong SO2 bị khử, trong H2S bị oxi hóa Câu 21: Sau khi tiến hành thí nghiệm thường có khí thải gây độc hại cho sức khỏe: Cl2, H2S, SO2, HCl có thể khử ngay các khí thải đó bằng cách nào sau đây là tốt nhất ? A. Nút bông tẩm nước vôi trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước vôi. B. Nút bông tẩm nước trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước.
- C. Nút bông tẩm giấm ăn trong hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng giấm ăn. D. Nút bông tẩm nước muối hoặc sục ống dẫn khí vào chậu đựng nước muối. Câu 22: Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự axit giảm dần là: A. HCl > H2S > H2CO3 B. HCl > H2CO3 >H2S C. H2S > HCl > H2CO3 D. H2S > H2CO3 > HCl Câu 23: Thành phần của Oleum gồm : A. SO3 và H2O B. SO3 và H2SO4 đặc C. SO3 và H2SO4 loãng D. SO2 và H2SO4 đặc Câu 24: Dãy kim loại phản ứng được với H2SO4 loãng là: A. Cu, Zn, Na B. Ag, Ba, Fe, Cu C. K, Mg, Al, Fe, Zn D. Au, Pt, Al Câu 25: Khi cho cùng 1 lượng kẽm và cốc đựng dung dịch HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng kẽm ở dạng: A. viên nhỏ B. bột mịn, khuấy đều C. tấm mỏng D. thỏi lớn Câu 26: Câu đúng là: A. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng B. Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng C. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm D. Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Câu 27: Phản ứng nào sau đây là sai? A. H2SO4 lõang + Fe3O4 ® FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O B. H2SO4 đặc + Fe3O4 ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O C. H2SO4 đặc + FeO ® FeSO4 + H2O D. H2SO4 loãng + FeO ® FeSO4 + H2O Câu 28: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong dung dịch? A. Na2SO4 và CuCl2 B. BaCl2 và K2SO4 C. Na2CO3 và H2SO4 D. KOH và H2SO4 Câu 29: Ag để trong không khí bị biến thành màu đen do không khí bị nhiễm bẩn chất nào dưới đây? A. SO2 và SO3. B. HCl hoặc Cl2. C. H2 hoặc hơi nước. D. O3 hoặc H2S.
- Câu 30: Mg + H2SO4(đặc) ¾t MgSO4 + H2S + H2O. Hệ số cân bằng (là các số nguyên đơn ¾® 0 giản nhất)của phản ứng lần lượt là: A. 4, 4, 5, 1, 4 B. 5, 4, 4, 4, 1 C. 4, 5, 4, 1, 4 D. 1, 4, 4, 4, 5. Câu 31: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng A. Khối lượng sản phẩm tăng B. Tốc độ phản ứng. C. Khối lượng chất tham gia phản ứng giảm. D. Thể tích chất tham gia phản ứng. Câu 32. Cho FeCO3 tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư. Sản phẩm khí thu được là A. CO2 và SO2. B. H2S và CO2. C. SO2. D. CO2. Câu 33. Cho một lượng dư khí H2S (đktc) vào dung dịch CuSO4 dư, thu được 1,92 gam kết tủa. Thể tích H2S đã dùng là: A. 0,448 lít. B. 0,224 lít. C. 0,672 lít. D. 0,896 lít. Câu 34. Hoà tan hoàn toàn 5,6 lít khí SO2 (đktc) vào 100ml dung dịch KOH 3,5M. Muối tạo thành sau phản ứng là: A. K2SO3. B. KHSO3. C. K2SO3 và KHSO3. D. K2SO4 Câu 35. Cho V ml SO2 (đktc) sục vào dung dịch Br2 tới khi mất màu hoàn toàn dung dịch brom thì dừng lại, sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 2,33 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 112 ml. B. 224 ml. C. 1,12 ml. D. 4,48 ml. Câu 36. Để phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch BaCl2 2M cần phải dùng 500ml dung dịch Na2SO4 với nồng độ bao nhiêu? A. 0,1M. B. 0,4M. C. 1,4M. D. 0,2M. Câu 37. Để trung hoà 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,5M? A. 200ml. B. 300ml. C. 500ml. D. 700ml. Câu 38. Hoà tan hoàn toàn 13 gam một kim loại M có hoá trị II vào dung dịch H2SO4 loãng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Mg. B. Zn. C. Cu. D. Fe. Câu 39. Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn bột gồm hai kim loại Mg và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 28,0 gam. B. 29,1 gam. C. 29,0 gam. D. 28,1 gam.
- Câu 40. Hấp thụ hoàn toàn 12,8 g SO2 vào 250ml dung dịch NaOH 1,0M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là A. 15,6g, 5,3g B. 18g, 6,3g C. 15,6g, 6,3g D. Kết quả khác Câu 41. Trộn 2 thể tích H2SO4 0,2M với 3 thể tích H2SO4 0,5M được dung dịch H2SO4 có nồng độ là A. 0,38M B. 0,4M C. 0,25M D. 0,15M Câu 42. Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5,0 lit dung dịch H2SO4 2,0 M là A. 10 mol B. 5 mol C. 20 mol D. 2,5 mol Câu 43. Cho 3,9g kim loại X hoá trị II vào 250 ml H2SO4 loãng 0,3M, để trung hoà lượng axit dư cần dùng 60ml dd KOH 0,5M. Kim loại X là A. Mg B. Zn C. Mn D. Al Câu 44. Khi ninh (hầm) thịt cá, người ta làm gì cho chúng nhanh chín ? A. Dùng nồi áp suất B. Chặt nhỏ thịt cá. C. cho thêm muối vào. D. Cả 3 đều đúng. Câu 45. Tốc độ phản ứng là A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 46. Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (25o). Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi ? A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột. B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M. C. Thực hiện phản ứng ở 50oC. D. Dùng dung dịch H2SO4 gấp đôi ban đầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 119 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 81 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 49 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 39 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 69 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 43 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 51 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 44 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn