intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý lớp 9 năm học 2012 -2013

Chia sẻ: Nguyen Thi B | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

236
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn học sinh và quý thầy cô hãy tham khảo Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý lớp 9 năm học 2012 -2013 - Đề 1 để hệ thống lại kiến thức đã học cũng như kinh nghiệm ra đề.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lý lớp 9 năm học 2012 -2013

  1. Đề cương HỌC KỲ II- Vật Lý 9(2012-2013) Phần 1 : TRẮC NGHIỆM . Câu 1: Đặt một vật AB trước một thấu kính phân kỳ sẽ cho ảnh A/B/. A. Là ảnh ảo, cùng chiều., nhỏ hơn AB B. Là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn AB. C .Là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn AB. D. Là ảnh ảo, cùng chiều., lớn hơn AB. Câu 2: Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây . A. Luân phiên tăng , giảm. B. Luôn luôn không đổi .C. Luôn luôn giảm D. Luôn luôn tăng. Câu3:Máy phát điện xoay chiều,bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện. A. Cuộn dây dẫn và nam châm. B. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn C .Nam châm điện và sợi dây dẫn . D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 4: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí do toả nhiệt trên đường dây tải điện sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng tiết diện dây dẫn lên 3 lần ? A. Giảm 3 lần. B. Tăng 3 lần. C Giảm 9 lần . D. Tăng 9 lần . Câu 5: Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì : A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Góc khúc xạ bằng hơn góc tới. C. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. D. Góc khúc xạ lớn hoặc nhỏ hơn góc tới.
  2. Câu 6: Khi đặt một vật trước dụng cụ quang học,cho ảnh ảo,cùng chiều,bằng vật thì dụng cụ đó là : A. Gương phẳng . B. Thấu kính hội tụ . C. Thấu kính phân kỳ . D. Máy ảnh. Câu7: Một thấu kính phân kỳ có tiêu cự là f = 20cm. Một vật đặt trước thấu kính cho ảnh ảo có độ cao bằng nửa vật . Vị trí của vật so với thấu kính là : A. 20cm . B. 18 cm C. 16 cm D. 10 cm. Câu 8:Mắt của một người có khoảng Cc là 150 cm. Để đọc rõ chữ trong sách người này phải làm gì? A.Phải đeo kính hội tụ . B. Phải đeo kính phân kỳ. C. Không cần đeo kính . D. Phải đeo kính cận. Câu 9: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1500 vòng . Cuộn thứ cấp là 4500 vòng . Hiệu điện thế lấy ra ở cuộn thứ cấp là 180 V. Hiệu điện thế đưa vào cuộn sơ cấp là : A. 60 (V) B. 200 (V) C. 300 (V) D. 90 (V) Câu 10: Trước khi truyền tải năng lượng điện .Nếu tăng hiệu điện thế đầu nguồn lên gấp 500 lần ,thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ: A. Giảm 250.000 lần B. Giảm 10.000 lần C. Tăng 25.000 lần D. Giảm 25.000 lần. Câu 11: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Góc tới bằng 00 thì góc khúc xạ bằng 00. B. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.
  3. C. Góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. D. Góc tới giảm thì góc khúc xạ tăng. Câu 12: Ánh sáng màu đỏ và vàng ở đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bởi nguồn phát ánh sáng nào sau đây ? A .Nguồn phát ánh sáng trắng. B. Nguồn phát ánh sáng màu đỏ. C. Nguồn phát ánh sáng màu vàng. D. Nguồn phát ánh sáng màu đỏ hoặc màu vàng. II/ Tự Luận : Bài 1: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 1500 vòng . Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế 220V. Tính hiệu điện thế ở cuộn thứ cấp , biết rằng số vòng dây cuộn thứ cấp là 750 vòng . Máy biến thế trên là máy tăng thế hay máy hạ thế ? Bài 2:.Vật sáng AB = 4cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính một đoạn 8 cm . a/ Vẽ theo tỉ lệ đã cho và trình bày cách ảnh A/B/ của AB tạo bởi thấu kính . b/ Tính khoảng cách từ ảnh A/B/ đến thấu kính và chiều cao của ảnh A/B/. -Phần I : TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Trước khi chuyển trả năng lượng điện. Nếu tăng hiệu điện thế đầu nguồn lên gấp 500 lần, thì công suất hao phí trên đường dây tải điện sẽ là: A. Tăng 25.000lần B. Giảm 10.000 lần C. Giảm 25.000lần D. Giảm 250.000lần
  4. Câu 2: Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1.500 vòng. Cuộn dây thứ cấp là 4500 vòng. Hiệu điện thế lấy ra ở cuộn dây thứ cấp là 180V. Hiệu điện thế đưa vào cuộn dây sơ cấp là: A. 90 (V) B. 60 (V) C. 300 (V) D. 200 (V) Cấu 3: Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì: A. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới B. Góc khúc xạ bằng góc tới C. Góc khúc xạ bằng 2 lần góc tới D. Góc khúc xạ lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới Câu 4: Đặt một sáng cao 4cm có dạng mũi tiên vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kinh hội tụ 24cm. Thấu kính có tiêu cụ 12cm. Ánh sáng của vật tạo bởi thấu kính A. Ảnh ảo, cách thấu kinh 24 cm B. Ảnh ảo, cách thấu kinh 48 cm C. Ảnh thật, cách thấu kinh 48 cm D. Ảnh thật, cách thấu kinh 24 cm Cầu 5: Quan sát một vật nhỏ qua kinh lúp, vật đặt trong tiêu cụ, ta thấy: A. Một ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật C. Một ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật B. Một ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật D. Một ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật Câu 6: Đặt một vật AB trước một thấu kinh phân kỳ sẽ cho ảnh A’B’ : A. A’B’ là ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật C. A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. A’B’ là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật D. A’B’ là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật Cầu 7: Khi đặt vật trong tiêu cụ của thấu kính hội tụ thì ảnh tạo bởi thấu kinh là:
  5. A. Một ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật C. Một ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật B. Một ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật D. Một ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật\ Câu 8: Ảnh trên phim trong máy ảnh: A Ảnh thật, nhỏ hơn vật, và ngược chiều với vật C Ảnh ảo, nhỏ hơn vật,và cùng chiều với vật B Ảnh thật, lớn hơn vật, và cùng chiều với vật DẢnh ảo, nhỏ hơn vật, và ngược chiều với vật Câu 9: Khi cho dòng điện một chiều không đổi chạy vào cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp: A. Xuất hiện dòng điện một chiều không đổi C. Xuất hiện dòng điện xoay chiều B. Xuất hiện dòng điện một chiều biến đổi D. Không xuất hiện dòng điện nào cả Câu 10: Biết điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Thấu kính nào dưới đây làm kính cận cho mắt này: A. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 (cm) B. Thấu kính phân kỳ có tiêu cự 5 (cm) C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 (cm) D. Thấu kính phân kỳ có tiêu cực 50 (cm) Câu 11: Một thấu kính phân ký có tiêu cực là f = 20cm. Một vật đặt trước thấu kinh cho ảnh ảo có độ cao bằng nữa vật. Vị trí của vật so với thấu kính là: A. 20cm B. 10cm C. 18cm D. 16cm Câu 12: Để được ánh sáng trắng, người ta trộn thích hợp 3 chùm sáng nào đây?
  6. A. Đỏ, lục, lam B. Chàm, cam, tím C. Vàng, tím, lục D. Đỏ, lam, vàng Câu 13: Khi đặt trước dụng cụ quang học cho ảnh ảo, cùng chiều bằng vật thì dụng cụ đó là: A. Thấu kính hội tụ B. Gương phẳng C. Thấu kính phân kỳ D. Máy ảnh Cấu 14: Vật AB đặt trước một thấu kính cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Điều kiện thêm nào sau đây cho phép khẳng định thấu kính đó là thấu kính phân kỳ: a/ Ảnh là ảnh ảo b/ Ảnh cao hơn vật c/ Ảnh thấp hơn vật d/ Ảnh bằng vật Phần II: TỰ LUẬN : Bài 1: Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp là 1.500 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn dây sơ cấp một hiệu điện thế 220V. Tính hiệu điện thế ở cuộn dây thứ cấp. Biết rằng số vòng dây cuộn thứ cấp là 750 vòng. Máy biến thế trên là máy tăng thế hay hạ thế. Bài 2: . Vật sáng AB=4cm được đặt vuồn góc trước một thấu kinh hội tụ có tiêu cự f = 12cm. Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kinh một đoạn 8 cm. a/ Vẽ theo tỉ lệ đã cho và trình bày cách vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính b/ tính khoảng cách từ ảnh A’B’ đến thấu kính và chiều cao của ảnh A’B’ Bài 3: Hai kính lúp có số bội giác lần lượt là 2x và 5x. Khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện thì trường hợp dùng kính nào thì ảnh nhìn thấy sẽ lớn hơn? So sánh tiêu cự của hai kính ? Bài 4: Đặt vật sáng AB ( có dạng mũi tên ) vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, điểm
  7. B nằm trên trục chính, cách thấu kính một khoảng 18 cm. Thấu kính có tiêu cự f = 12 cm. a/ Dựng ảnh A/B/ của AB tạo bởi thấu kính ( theo tỉ lệ ) b/ Tính khoảng cách từ ảnh A/B/ đến thấu kính và chiều cao của ảnh A/B/ . Biết AB = 2cm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2