TRƯỜNG THCS PHƯỚC NGUYÊN<br />
TỔ SINH - HÓA<br />
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN CÔNG NGHỆ 7<br />
I.<br />
<br />
TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
Câu 1: Đất trồng là:<br />
A. Kho dự trữ thức ăn của cây<br />
B. Do đá núi mũn ra, cây nào cũng sống được.<br />
C. Lớp bề mặt tơi xốp của trái đất có khả năng sản xuất ra sản phẩm cây trồng<br />
D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất.<br />
Câu 2: Thành phần đất trồng gồm?<br />
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ.<br />
<br />
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng.<br />
<br />
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ.<br />
<br />
D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ.<br />
<br />
Câu 3: Đất trung tính có trị số pH dao động trong khoảng nào?<br />
A. pH = 3-9<br />
<br />
B. pH < 6,5<br />
<br />
C. pH = 6,6 – 7,5<br />
<br />
D. pH >7,5<br />
<br />
C. pH= 7,5<br />
<br />
D. pH >7,5<br />
<br />
Câu 4: Đất kiềm là đất có độ pH bao nhiêu?:<br />
A. pH < 6,5<br />
<br />
B. pH= 6,6- 7,5<br />
<br />
Câu 5: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lý vì:<br />
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều.<br />
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái.<br />
C. Diện tích đất trồng có hạn.<br />
D.Giữ gìn cho đất không bị thoái hóa.<br />
Câu 6: Mục đích của việc bón vôi là:<br />
A. Giảm bớt độ chua của đất<br />
B. Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất<br />
C. Tăng bề dày lớp đất trồng<br />
D. Tăng độ che phủ đất.<br />
Câu 7: Phân hữu cơ gồm:<br />
A. Phân vi lượng<br />
B. Phân NPK<br />
C. Phân xanh, phân chuồng, phân rác, than bùn, khô dầu<br />
D. Phân vi sinh<br />
Câu 8: Nhóm phân nào sau đây là phân hóa học?<br />
A. Supe lân, phân lợn, urê<br />
<br />
B. Urê, NPK, Supe lân<br />
<br />
C. Phân trâu, bò; bèo dâu; DAP<br />
<br />
D. Cây muồng muồng, khô dầu dừa, NPK<br />
<br />
Câu 9 : Thay giống cũ bằng giống mới năng suất cao có tác dụng gì ?<br />
A. Tăng chất lượng nông sản<br />
<br />
B. Làm tăng năng suất cây trồng<br />
<br />
C. Tăng vụ trong năm<br />
<br />
D. Làm thay đổi cơ cấu cây trồng<br />
<br />
Câu 10: Phương pháp chọn lọc là phương pháp sử dụng:<br />
A. Tác nhân vật lí, hóa học để gây đột biến<br />
B. Nguồn giống khởi đầu chọn cây có đặc tính tốt, thu lấy hạt<br />
C. Phấn hoa của cây dùng làm bố, thụ phấn cho cây dùng làm mẹ<br />
D. Mô hoặc tế bào của cây nuôi cấy trong môi trường đặc biệt<br />
Câu 11: Khoanh một đoạn vỏ trên cành rồi dùng đất trộn lẫn mùn bó lại, là cách làm của phương<br />
pháp nào sau đây:<br />
A. Ghép mắt.<br />
<br />
B. Chiết cành<br />
<br />
C. Giâm cành<br />
<br />
D. Nuôi cấy mô<br />
<br />
Câu 12: Từ giống phục tráng, ta phải trải qua quá trình chọn lọc và nhân giống trong bao nhiêu<br />
năm mới có thể nhân thành giống sản xuất đại trà?<br />
A. 1 năm<br />
<br />
B. 2 năm<br />
<br />
C. 3 năm<br />
<br />
D. 4 năm<br />
<br />
Câu 13: Biện pháp sử dụng đất nào là tạo điều kiện cho cây trồng phát triển mạnh?<br />
A. Thâm canh tăng vụ<br />
<br />
C. Không bỏ đất hoang<br />
<br />
B. Chọn cây trồng phù hợp với đất<br />
<br />
D. Vừa sử dụng vừa cải tạo<br />
<br />
Câu 14: Mục đích của việc gieo trồng đúng thời vụ để phòng trừ sâu bệnh hại là:<br />
A. Tránh thời kì sâu, bệnh phát triển mạnh<br />
B. Làm thay đổi điều kiện sống và thức ăn của sâu, bệnh<br />
C. Loại trừ mầm mống sâu, bệnh hại<br />
D. Loại trừ nơi ẩn náu của sâu, bệnh<br />
Câu 15: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần:<br />
A. Đất cát, đất thịt, đất sét<br />
<br />
B. Đất thịt, đất cát, đất sét<br />
<br />
C.Đất sét, đất thịt, đất cát<br />
<br />
D. Đất cát, đất sét, đất thịt<br />
<br />
Câu 16: Biện pháp dùng vợt, bẫy đèn để diệt sâu, bệnh hại là:<br />
A. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh<br />
B. Biện pháp thủ công<br />
C. Biện pháp hóa học<br />
D. Biện pháp sinh học<br />
<br />
II.<br />
<br />
TỰ LUẬN<br />
<br />
1. Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta? Để thực hiện nhiệm vụ của<br />
trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?<br />
Trả lời<br />
<br />
Vai trò của trồng trọt:<br />
-<br />
<br />
Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.<br />
<br />
-<br />
<br />
Cung cấp nông sản để xuất khẩu.<br />
<br />
Nhiệm vụ của trồng trọt: đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.<br />
Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, có thể sử dụng một số biện pháp sau:<br />
- Khai hoang lấn biển để tăng diện tích đất canh tác.<br />
- Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng để tăng sản lượng nông sản.<br />
- Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt để tăng năng suất cây trồng<br />
2. Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót; phân đạm, kali, phân hỗn hợp<br />
thường dùng bón thúc ?<br />
Trả lời<br />
-<br />
<br />
Phân hữu cơ và phân lân: các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải<br />
có thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan cây mới sử dụng được nên thường được dùng để<br />
bón lót.<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân đạm, kali, hỗn hợp: có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan nên cây sử dụng được ngay nên<br />
thường dùng để bón thúc.<br />
<br />
3. Nêu tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng và một số dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu bệnh<br />
phá hại.<br />
Trả lời<br />
-<br />
<br />
Tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng: Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi<br />
bị sâu, bệnh phá hoại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản<br />
giảm, thậm chí không cho thu hoạch.<br />
<br />
-<br />
<br />
Một số dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu bệnh phá hại:<br />
Cành bị gãy, lá bị thủng, lá, quả bị biến dạng, quả bị chảy nhựa, lá, quả bị đốm đen nâu, cây, củ bị<br />
thối, thân, cành bị sần sùi, …<br />
<br />
4. Để đảm bảo chất lượng các loại phân bón, cần phải bảo quản như thế nào?<br />
Trả lời:<br />
Đối với phân hóa học cần thực hiện các biện pháp sau:<br />
- Đựng trong chum, vại đậy kín hoặc gói bằng bao nilon<br />
- Để nơi cao ráo thoáng mát<br />
- Không để lẫn lộn các loại phân với nhau<br />
Đối với phân chuồng: có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dung bùn ao trét kín<br />
bên ngoài.<br />
5. Nêu các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp hóa học và<br />
biện pháp sinh học.<br />
Trả lời:<br />
Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại:<br />
<br />
-<br />
<br />
Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh<br />
<br />
-<br />
<br />
Biện pháp thủ công.<br />
<br />
-<br />
<br />
Biện pháp hóa học.<br />
<br />
-<br />
<br />
Biện pháp sinh học.<br />
<br />
-<br />
<br />
Biện pháp kiểm dịch thực vật<br />
<br />
Ưu, nhược điểm:<br />
- Biện pháp hóa học:<br />
+ Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.<br />
+ Nhược điểm: gây độc cho người, cây trồng, vật nuôi, làm ô nhiễm môi trường, giết chết các sinh vật<br />
khác ở ruộng.<br />
- Biện pháp sinh học:<br />
+ Ưu điểm: hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn cho con người, hiệu quả bền vững<br />
lâu dài.<br />
+ Nhược điểm: hiệu lực chậm, giá thành cao, khó thực hiện.<br />
6. Em hãy lấy ví dụ một số loài côn trùng có lợi và một số loài côn trùng có hại. Ở địa phương em<br />
đã thực hiện phòng trừ sâu, bệnh hại bằng cách nào?<br />
Trả lời:<br />
- Côn trùng có lợi: ong mật, ong mắt đỏ, bươm bướm,...chúng diệt các côn trùng có hại và thụ phấn<br />
cho cây trồng.<br />
- Côn trùng có hại: châu chấu, sâu, rầy nâu, bọ xít,... chúng ăn các bộ phận của cây, truyền một số bệnh<br />
cho cây trồng.<br />
- Biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở địa phương: (TỰ TRẢ LỜI)<br />
7. Nêu các biện pháp sử dụng đất và mục đích của từng biện pháp<br />
Trả lời:<br />
- Thâm canh, tăng vụ: tăng số lượng nông sản<br />
- Không bỏ đất hoang: tăng diện tích đất trồng<br />
- Chọn cây trồng phù hợp với đất:tăng năng suất cây trồng<br />
- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo: để sớm cho thu hoạch<br />
8. Những điều kiện cần thiết để bảo quản tốt hạt giống<br />
Trả lời:<br />
- Hạt giống phải đạt chuẩn: khô, mẩy, không lẫn tạp chất...<br />
- Nơi bảo quản phải bảo đảm nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, phải kín để chim, chuột, côn trùng không<br />
xâm nhập được<br />
- Trong quá trình bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, sâu, mọt để có biện pháp xử lí kịp<br />
thời<br />
- hết -<br />
<br />