intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 môn: Sinh học 9 - Trường THCS Mường Lèo (Năm học 2012-2013)

Chia sẻ: Nguyễn Công Liêu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

89
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Sinh học, mời các bạn cùng tham khảo nội dung đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 môn "Sinh học 9 - Trường THCS Mường Lèo" năm học 2012-2013 dưới đây. Nội dung tài liệu cung cấp cho các bạn những câu hỏi bài tập có hướng dẫn lời giải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập kiểm tra 1 tiết học kỳ 1 môn: Sinh học 9 - Trường THCS Mường Lèo (Năm học 2012-2013)

  1. TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ     THCS MƯỜNG LÈO ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 9 NĂM HỌC 2012 – 2013 I. Lý thuyết. Câu 1: Trình bày các khái niệm: Tính trạng, cặp tính trạng tương   phản, di truyền? Cho ví dụ minh họa? ­ Tính trạng là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lý của một cơ  thể. Ví dụ: Hạt vàng; hạt xanh; môi dày; mắt nâu ... ­ Cặp tính trạng tương phản là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau   của cùng một loại tính trạng. Ví dụ: Vàng và Xanh; Tóc xoăn và tóc thẳng ...  ­ Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho  các thế hệ con cháu. ­ Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ  sau giống thể hệ trước. Câu 2: NST là gì? Phân biệt NST thường với NST giới tính? a. Khái niệm NST: NST là thể vật chất mang gen nằm trong nhân tế bào,  dễ bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm có tính kiềm. b. Phân biệt NST thường và NST giới tính. NST thường NST giới tính ­   Có   nhiều   cặp,   luôn   ở   trạng   thái  ­ Có một cặp, đôi khi là 1 chiếc, chỉ  có  đồng hợp. giới đồng giao tử ở trạng thái đồng hợp. ­ Giống nhau ở cả hai giới. ­ Khác nhau ở giống đực và giống cái. ­ Mang gen quy định các tính trạng  ­ Mang gen quy định giới tính hoặc tính  thường. trạng liên quan đến giới tính. Câu 3: Trình bày các hoạt động cơ bản của NST trong nguyên phân? Trong nguyên phân, NST có các hoạt động cơ bản sau: + Hoạt động tự nhân đôi: Vào kỳ trung gian, các NST đơn đang ở dạng sợi  mảnh tự nhân đôi và dính nhau ở tâm động tạo thành NST kép. + Hoạt động đóng xoắn: Vào kỳ đầu các NST bắt đầu đóng xoắn và đóng   xoắn cực đại vào kỳ giữa. + Hoạt động tập hợp thành hàng : Vào kỳ  giữa, các NST kép tập trung  thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.
  2. + Hoạt động phân ly: Vào kỳ  sau, các NST kép tách nhau  ở  tâm động và  phân ly đồng đều về hai cực tế bào. + Hoạt động tháo xoắn: Vào kỳ cuối, các NST đơn tháo xoắn trở về dạng  sợi mảnh. Câu 4: Đặc điểm cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của phân tử  ADN? Chức năng phân tử ADN?  a. Cấu tạo hóa học phân tử ADN. ­ ADN là axit đêôxi ribô nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố  hóa học:   C, H, O, N và P. ­ ADN là đại phân tử  có kích thước và khối lượng lớn, có thể  dài đến  hàng trăm micrômet và khối lượng hàng chục triệu đơn vị các bon. ­ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêotit. Có 4  loại nuclêôtit đó là: Ađênin (A), Timin (T), Guanin (G) và Xitôzin(X).  ­ Các nuclêôtit liên kết với nhau theo chiều dọc tạo thành mạch. Phân tử  ADN gồm 2 mạch liên kết lại. b. Cấu trúc không gian. ­ Theo mô hình J.Oatsơn và F. Crick công bố  năm 1953 thì ADN là một   chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều đặn quanh trục từ  trái  sang phải (xoắn phải) tạo vòng xoắn mang tính chu kỳ. Mỗi vòng xoắn có 10  cặp nuclêôtit, chiều dài vòng xoắn 34A và đường kính 20A. ­ Giữa các nuclêôtit của 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng các liên kết  hyđrô theo nguyên tắc bổ sung: A mạch này liên kết với T mạch kia bằng 2 liên   kết hyđrô và ngược lại; G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 liên kết  hyđrô và ngược lại. Câu 5: Trình bày quá trình tự nhân đôi ADN?  ­ Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế  bào, tại các NST ở  kỳ  trung gian của quá trình phân bào vào lúc các NST đang ở dạng sợi mảnh. ­ Cơ chế: + Đầu tiên, các enzim tác dụng làm phân tử  ADN tháo xoắn và dần tách   hai mạch đơn ra. + Khi hai mạch đơn tách ra, mỗi mạch đơn trở  thành một mạch gốc lần   lượt liên kết với các nuclêôtit tự do của môi trường nội bào để hình thành mạch  đơn mới. Mạch mới và mạch gốc xoắn lại tạo thành ADN con. Một mạch hình   thành liên tục, mạch kia hình thành gián đoạn. Các enzim nối các đoạn ADN và   chỉnh sửa. + Nguyên tắc tự  sao ADN: Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bán bảo  toàn và nguyên tắc bổ sung.
  3. + Quá trình kết thúc sẽ tạo 2 ADN con giống hệt nhau và giống ADN mẹ  lúc đầu. Hai ADN con này sau đó được phân chia cho 2 tế bào con khi phân bào. II. Bài tập về di truyền phân tử. 1. Cơ sở lý thuyết ­ Gọi L là chiều dài phân tử ADN (gen), N là tổng số nuclêotit của gen ta   có: A = T; G = X. %A = %T; %G = %X %A + %G = 50%N N = A + T + G + X = 2A + 2 G = 2(A + G) = ...  L= (N/2).3,4 => N = (2xL)/3,4. 2. Bài tập áp dụng. Bài 1: Cho gen B có chiều dài 5100 A. Biết nuclêôtit loại A chiếm 20%  tổng số nuclêôtit của gen. Tìm số nu mỗi loại của gen B. Bài giải ­ Tổng số nu của gen B là: N = 2 x L/3,4 = (2 x 5100)/3,4 = 3000 (nu) ­ A = T = 20% .N = (3000 x 20)/100 = 600 (nu) ­ G = X = 30%N = (3000 x 30)/100 = 900 (nu) Bài 2: Cho gen b có tổng số 3600 nuclêôtit. Biết Hiệu số của nuclêotit loại  A với loại không bổ sung với nó là 300 nu. Tính chiều dài của gen b. 2. Tìm số nu mỗi loại của gen b. Bài giải 1. Chiều dài gen b là: L = (N/2) x 3,4 = 1800 x 3,4 = 6120(A) 2. Tiín số nu của gen b: Theo bài ra ta có A – G = 300; mặt khác theo NTBS thì A + G = N/2 = 1800 Vậy ta được: 2A = 2100. A = T = 1050 (nu) G = X = 750 (nu) Chúc các em học sinh đạt điểm cao. Thầy giáo Hoài Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1