intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút Sinh học 10 HKII năm học 2013 – 2014

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

480
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để ôn tập tốt môn Sinh học chuẩn bị cho các kỳ thi học kỳ HK2 mời các bạn cùng tham khảo “Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút Sinh học 10 HKII năm học 2013 – 2014”. Đề cương hệ thống lý thuyết và các bài tập trắc nghiệm về Phân bào sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức lý thuyết và làm nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm phần này một cách chính xác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập kiểm tra 45 phút Sinh học 10 HKII năm học 2013 – 2014

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT SINH HỌC 10 HKII NĂM HỌC 2013 - 2014 Chương PHÂN BÀO A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT I. Chu kì tế bào: 1. Khái niệm : (SGK) 2. Các giai đoạn của chu kì tế bào: Gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân a. Kì trung gian gồm 3 pha: PHA ĐẶC ĐIỂM G1 Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng của tế bào S Diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể (NST) G2 Tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào b. Điều hòa chu kì tế bào: Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ . Các tế bào trong cơ thể đa bào chỉ phân chia khi nhận được tín hiệu từ bên ngoài cũng như bên trong tế bào. Nếu cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng hoặc trục trặc thì cơ thể sẽ có thể bị lâm bệnh . 2. Quá trình nguyên phân a. Phân chia nhân (phân chia vật chất di truyền) Kì Đặc điểm Kì đầu - Các NST sau khi nhân đôi ở kì trung gian dần được co xoắn. - Màng nhân dần tiêu biến, thoi vô sắc (thoi phân bào) xuất hiện dần. Kì giữa - Các NST co xoắn cự đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. - Thoi phân bào đính vào 2 phía của NST tại tâm động. Kì sau Các Crômatít tách khỏi tâm động và di chuyển trên thoi vô sắc về 2 cực của tế bào. Kì cuối Tại mỗi cực tế bào, NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. b. Phân chia tế bài chất (TBC) + Tế bào động vật: TBC được phân chia bằng cách thắt màng tế bào ở trung tâm mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Tế bào thực vật: TBC được phân chia bằng cách tạo vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. c. Ý nghĩa của nguyên phân + Kết quảcủa nguyên phân: Từ 1 tế bào (2n) ------Sau 1 lần nguyên phân -------> 2 tế bào con (2n) + Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản + Đối với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. + Đối với sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Tóm lại: Nguyên phân đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào của một cơ thể và qua các thế hệ của các loài sinh sản sinh dưỡng. 3. Quá trình giảm phân: Xãy ra ở cơ quan sinh sản, gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì trung gian trước khi xãy ra giảm phân I
  2. a. Diễn biến của giảm phân + Giảm phân I Kì Đặc điểm Kì đầu I - Chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân (vài ngày, vài năm tùy loài). - Các cặp NST kép tương đồng cặp đôi với nhau - Trong quá trình cặp đôi có thể xãy ra hiện tượng trao đổi đoạn của các Crômatít. - Sau khi cặp đôi, NST kép tương đồng co ngắn dần, màng nhân và nhân con dần tiêu biến, thoi phân bào xuất hiện. Kì giữa I - Các NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo. - Thoi phân bào từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào 1 phía của mỗi NST kép tại tâm động. Kì sau I Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào về một cực của tế bào. Kì cuối I Các NST kép tháo xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi phân bào biến mất, tế bào chất phân đôi tạo thành 2 tế bào con có bộ NST gồm toàn NST kép nhưng có số lượng giảm đi một nữa. + Giảm phân II : - Kết thúc giảm phân I, các NST trong mỗi tế bào vẫn ở trạng thái kép và không có sự nhân đôi. Mỗi tế bào con tiếp tục phân chia tế bào qua 4 kì : Kì Đặc điểm Kì đầu II - Các NST kép dần co xoắn lại. - Màng nhân dần tiêu biến, thoi vô sắc (thoi phân bào) xuất hiện dần. Kì giữa - Các NST co xoắn cự đại và tập trung thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo. II - Thoi phân bào đính bào 2 phía của NST kép tại tâm động. Kì sau Các Crômatít tách khỏi tâm động và di chuyển trên thoi vô sắc về 2 cực của tế II bào. Kì cuối - Tại mỗi cực tế bào, NST dãn xoắn, màng nhân xuất hiện. II - Kết quả: Từ 1 tế bào (2n) qua 2 lần phân bào liên tiếp cho ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nữa (n) b. Ý nghĩa của giảm phân + Giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân là cơ chế đảm bảo việc duy trì bộ NST đặc trưng và ổn định cho loài sinh sản hữu tính. + Trong giảm phân xãy ra sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST, mặt khác có thể có sự trao đổi đoạn của các NST đã tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST. Các NST này phối hợp ngẫu nhiên trong thụ tinh tạo ra nhiều biến dị tổ hợp , là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sinh vật , đồng thời là nguồn nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự nhiên., giúp sinh vật thích nghi với môi trường. B. CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI I. Câu hỏi lý thuyết (tự luận) Câu 1: Chu kì tế bào là gì , bao gồm những giai đoạn nào ? Tại sao người ta lại cho rằng bệnh ung thư có thể xem như là bệnh rối loạn điều hòa phân bào ? Hướng dẫn trả lời:
  3. * Chu kì tế bào là gì , bao gồm những giai đoạn nào ? ( Khái niệm SGK); ND ở phần trên * Bệnh ung thư có thể xem như là bệnh rối loạn điều hòa phân bào vì chu kì tế bào được điều khiển bằng một hệ thống điều hòa tinh vi . Nếu chu kì tế bào được điều hòa thì sự phân bào diễn ra bình thường, khi đó cơ thể sinh trưởng phát triển bình thường. Các tế bào ung thư đã thoát ra khỏi sự điều hòa phân bào nên phân chia liên tục tạo nên các khối u trong cơ thể => sinh bệnh Câu 2: Nêu đặc điểm của quá trình nguyên phân, giảm phân và ý nghĩa của từng quá trình ? Hướng dẫn trả lời: Nội dung trên phần lí thuyết * Câu 3: Hoạt động nào của NST dẫn tới hiện tượng số lượng NST sau nguyên phân vẫn giữ nguyên như ở tế bào mẹ Hướng dẫn trả lời:  Hiện tượng nhân đôi của NST ở kì trung gian  Sự sắp xếp hàng một của các NST kép trên mặt phảng xích đạo ở kì giữa nguyên phân  Sự phân ly đồng đều của các cặp NST con (Crômatit) ở kì sau nguyên phân. * Câu 4: Ý nghĩa của sự đóng xoắn và tháo xoắn của NST trong quá trình phân bào ? Hướng dẫn trả lời:  Sự đóng xoắn của NST tạo điều kiện cho NST sắp xếp thành hàng trên mặt phẳng xích đạo và phân li đồng đều về các cực tế bào.  Sự tháo xoắn của NST ở kì trung gian giúp chúng thực hiện các chức năng di truyền; tự nhân đôi ADN , sao mã và giải mã để tổng hợp prôtêin cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, là cơ sở cho quá trình nhân đôi của NST. Câu 5: Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì giữa của nguyên phân thoi vô sắc bị phân hủy ? Hướng dẫn trả lời: Nếu kì giữa nguyên phân thoi vô sắc bị phân hủy thì NST không di chuyển được về 2 cực của tế bào , số NST trong tế bào sẽ tăng lên gấp bội . Câu 6: Hiện tượng các NST kép bắt đôi với nhau thành từng cặp tương đồng ở kì đầu I trong giảm phân có ý nghĩa gì ? Hướng dẫn trả lời: Ở kì đầu I của giảm phân, các NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng để khi bước vào kì giữa I NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo để đảm bảo khi phân li ở kì sau I được đồng đều và số lượng NST giảm đi một nửa. Câu 7: Nêu các hoạt động của NST xãy ra ở giảm phân I. Hướng dẫn trả lời: Các hoạt động của NSt xãy ra ở kì giảm phân I là: - Biến đổi hình thái NST qua các kì phân bào - Nhân đôi NST ở kì trung gian trước lần giảm phân I - Có sự bắt đôi các NST kép tương đồng và có thể xãy ra trao đổi chéo các đoạn NST ở kì đầu I - Các NSTkép tương đồng xếp hàng 2 trên mặt phẳng xíchđạo của thoi phân bàoở kì giữa I - Phân li độc lập của mỗi NST kép trong từng cặp NST kép tương đồng về 2 cực tế bào - Kết thúc giảm phân I , từ 1 tế bào (2n) cho ra 2 tế bào có bộ NSt đơn bội kép (n kép) Câu 8 : Cơ chế nào giúp duy trì và ổn định bộ NST của loài ? Hướng dẫn trả lời:  Ở loài sinh sản sinh dưỡng, bộ NST được duy trì bởi cơ chế nguyên phân mà thực chất là sự tự nhân đôi của NST , kết hợp với cơ chế phân li đồng đều của các Crômatít trong từng NST kép về hai cực của tế bào
  4.  Ở loài sinh sản hữu tính, bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Trong đó có các sự kiện quan trọng là: sự tự nhân đôi của NST, phân li độc lập, tổ hợp tự do của NST trong nguyên phân và giảm phân ; sự tổ hợp của các NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong quá trình thụ tinh. Câu 9: Nêu vắn tắt sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân. Đặc điểm so sánh Nguyên phân Giảm phân Diễn biến Chỉ phân chia 1 lần Diễn ra 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần Sự cặp đôi và trao đổi Không có Xảy ra ở kì đầu I đoạncủa các NST kép trong cặp NST tương đồng Sự tập trung của NST (ở Xếp thành 1 hàng Xếp thành 2 hàng ( kì giữa GPI) kì giữa) trên mặt phẳng và xếp thành hàng 1 ( kì giữa GP xích đạo của thoi vô sắc II) Sự liên kết của NST kép Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào với tơ vô sắc của thoi đính vào cả 2 phía của mỗi đính vào 1 phía của mỗi NST kép phân bào NST kép tại tâm động. tại tâm động(kì giữa GPI) và đính 2 phía (kì giữa GPII) Sự phân li của NST Phân li đồng đều của các NST Ở giảm phân I có sự phân li đồng đơn về các cực của tế bào. đều của các NST kép tương đồng về các cực của tế bào Kết quả của quá trình Từ 1 tế bào (2n) cho ra 2 tế bào Từ 1 tế bào (2n) cho ra 4 tế bào phân bào con giống hệt tế bào mẹ (2n) con có bộ NST giảm đi một nữa (n) Câu 10: Có 64 tế bào sinh trứng khi giảm phân bình thường cho bao nhiêu trứng, bao nhiêu tế bào thể cực ? Hướng dẫn trả lời: - Mỗi tế bào sinh trứng khi giảm phân sẽ tạo ra 1 tế bào trứng và 3 thể cực - Vậy 64 tế bào sinh trứng khi giảm phân bình thường cho + Tế bào trứng: 64 x 1 = 64 trứng + Tế bào thể cực: 64 x 3 = 192 tế bào thể cực Câu 11: Muốn có 4000 tinh trùng cần có bao nhiêu tế bào sinh tinh trải qua giảm phân ? Hướng dẫn trả lời: - Mỗi tế bào sinh tinh khi giảm phân sẽ tạo ra 4 tinh trùng - Vậy muốn có 4000 tinh trùng cần có 4000 : 4 = 1000 tế bào sinh tinh Câu 12: Ở lúa 2n = 24. Hãy xác định Câu hỏi Hướng dẫn trả lời a. Số tâm động ở kì sau nguyên phân 48 b. Số tâm động ở kì sau giảm phân I 24 c. Số crômatit ở kì sau nguyên phân 48 d. Số NST ở kì sau nguyên phân 48 e. Số NST kép ở kì giữa giảm phân I 24 g. Số NST kép ở kì cuối giảm phân I 12 f. Số NST đơn ở kì giữa giảm phân II 12
  5. Câu 13: Một tế bào lưỡng bội 2n nguyên phân liên tiếp 9 đợt thì số tế bào con sẽ tạo được bao nhiêu ? Hướng dẫn trả lời : - Gọi k là số đợt nguyên phân liên tiếp từ 1 tế bào lưỡng bội ban đầu - Số tế bào mới được tạo thành sau k đợt nguyên phân là 2k . => Số tế bào mới được tạo thành sau 9 đợt nguyên phân là 29 = 512 tế bào Câu 14: Ở gà có bộ NST 2n = 78 . Một tế bào sinh dục đực nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Hãy tính số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đã tạo ra số giao tử nói trên ? Hướng dẫn trả lời - Tế bào sinh dục sơ khai (2n = 78 ) ; tạo ra giao tử ( n = 39) - Tổng số giao tử được tạo ra sau giảm phân bình thường là 19968 NST : 39 NST = 512 giao tử - Số tế bào con được tạo ra sau n lần nguyên phân từ tế bào sơ khai là : 1 tế bào con sau giảm phân cho 4 giao tử => 512 giao tữ được tạo ra từ 512 : 4 = 128 = 7 2 tế bào - Số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 2n = 27 => n = 7 lần PHẦN BA : SINH HỌC VI SINH VẬT CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT A. KIẾN THỨC LÝ THUYẾT I. Đặc điểm chung của vi sinh vật - Kích thước nhỏ, chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi, là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, một số là tập hợp đơn bào. - Hấp thụ và chuyển hóa dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng. II. Các hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật 1. Căn cứ nguồn cung cấp năng lượng; vi sinh vật chia 2 nhóm + Vi sinh vật quang dưỡng: nguồn năng lượng là ánh sáng + Vi sinh vật hóa dưỡng: nguồn năng lượng lấy từ các hợp chất vô cơ hay hữu cơ 2. Căn cứ nguồn cung cấp cacbon ; vi sinh vật chia 2 nhóm + Vi sinh vật tự dưỡng: nguồn cacbon chủ yếu là CO2 + Vi sinh vật dị dưỡng: nguồn cacbon chủ yếu là các hợp chất hữu cơ Như vậy, hình thức dinh dưỡng ở vi sinh vật dựa trên tiêu chí nguồn cung cấp năng lượng và sử dụng nguồn cac bon, được chia thành 4 kiểu: + Quang tự dưỡng + Hóa tự dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa dị dưỡng III. Các loại môi trường cơ bản nuôi cấy vi sinh vật + Môi trường tự nhiên : Gồm các chất tự nhiên + Môi trường tổng hợp : Gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng. + Môi trường bán tổng hợp : Gồm các chất tự nhiên và chất hóa học IV. Hô hấp và lên men: 1. Hô hấp a. Hô hấp hiếu khí : Xãy ra trong môi trường có ôxi phân tử. Hô hấp hiếu khí là quá trình oxi hóa các phân tử hữu cơ. Trong đó, chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử. Sản phẩm cuối cùng là CO2 , H2O và giải phóng nhiều năng lượng.
  6. b. Hô hấp kị khí : Xãy ra trong môi trường không có ôxi phân tử. Hô hấp kị khí là quá trình phân giải cacbonhyđrat để thu năng lượng cho tế bào. Trong đó, chất nhận electron cuối cùng không phải là oxi phân tử mà là các phân tử vô cơ như NO3- ; SO4- - … 2. Lên men : Là quá trình chuyển hóa vật chất xãy ra trong điều kiện không có oxi phân tử. Trong lên men, chất nhận electron cuối cùng là các phân hữu cơ. V. Quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng 1. Nội dung: - Ở vi sinh vật gồm phân giải ngoại bào và phân giải nội bào - Phân giải ngoại bào: Visinhvật tiết enzim giải phóng ra môi trường để phân giải các chất phức tạp thành chất đơn giản để hấp thụ. - Phân giải nội bào : Visinh vật tiết enzim để phân giải các chất mới hấp thụ vào cơ thể. a. Phân giải prôtêin : - Phân giải ngoại bào: Vi sinh vật tiết enzim prôtêaza ra môi trường ngoài để phân giải prôtêin thành axít amin ( Prôtêin --- > axit amin) - Phân giải nội bào: Các axit amin được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp để tạo ra năng lượng cho hoạt động của tế bào. b. Phân giải pôli saccarit : - Phân giải ngoại bào: Vi sinh vật tiết enzim amilaza ra môi trường ngoài để phân giải pôli saccarit thành các đường đơn để hấp thụ - Phân giải nội bào: Các đường đơn ( glucôzơ) được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, yếm khí hay lên men thể hiện qua các phản ứng sau: + Lên men êtilic: Tinh bột  Glucôzơ  Etanol + CO2 + Lên men lactic - Vi khuẩn lactic đồng hình chuyển hóa Glucozơ  Axit lactic - Vi khuẩn lactic dị hình chuyển hóa Glucozơ  Axit lactic + CO2 + Etanol + …. c. Phân giải xenlulôzơ: Visinh vật tiết hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulôzơ . B. CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI 1. Câu hỏi tự luận Câu 1: Nêu những tiêu chí cơ bản để phân loại các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật ? Hướng dẫn trả lời : - Nguồn năng lượng (ánh sáng hay hoá năng) - Nguồn cacbon (CO2 hay chất hữu cơ) Câu 2: Nêu các loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật Hướng dẫn trả lời ( môi trường tự nhiên, tổng hợp, bán tổng hợp) Câu 3: Vi khuẩn lam tổng hợp các chất hữu cơ của mình từ nguồn cacbon nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì ? Hướng dẫn trả lời - Vi khuẩn lam có chất diệp lục nên có khả năng tự tổng hợp các hợp chất hữu cơ - Nguồn cung cấp cacbon là CO2 của khí quyển - Kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn lam là quang tự dưỡng Câu 4: Thế nào là vi khuẩn quang tự dưỡng? Hướng dẫn trả lời là vi klhuẩn dùng năng lượng của ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 Câu 5: Nêu đặc điểm hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí ( trên phần lí thuyết) Câu 6: So sánh hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí;
  7. Hướng dẫn trả lời Đặc diểm so HÔ HẤP HIẾU KHÍ HÔ HẤP KỊ KHÍ sánh GIỐNG NHAU Đều là quá trình phân giải các chất hữu cơ để tạo ra các chất cần thiết và thu năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể vi sinh vật KHÁC NHAU - Xảy ra ở môi trường có oxy - Xảy ra ở môi trường không có oxy phân tử phân tử - Chất nhận electron cuối cùng là - Chất nhận electron cuối cùng là các ôxi phân tử phân tử vô cơ như NO3- , SO4-- … Câu 7: So sánh nấm men và vi khuẩn: Đặc diểm so Nấm men Vi khuẩn sánh GIỐNG NHAU - Hầu hết ở dạng đơn bào ; - Có thành tế bào ; - Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi ; sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp KHÁC NHAU - Có dạng đa bào . không có vỏ - Không có dạng đa bào. Có vỏ nhầy nhầy - Không có ty thể, máy gôngi, lưới nội - Có ty thể, máy gôngi, lưới nội chất chất - Không có màng nhân - Có màng nhân, - Có cả dạng tự dưỡng và dị dưỡng - Chỉ có dạng dị dưỡng - Không có sinh sản vô tính bằng nảy - Có sinh sản vô tính bằng nảy chồi chồi Chương II. SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT A. LÝ THUYẾT I. Sinh trưởng: 1. Khái niệm sinh trưởng và thời gian thế hệ - Sinh trưởng của quần thể visinh vật được hiểu là sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể - Thời gian thế hệ là thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc số lượng tế bào trong quần thể tăng gấp đôi 2. Nuôi cấy không liên tục; - Môi trường nuôi cấy không liên tục: Là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hoá vật chất - Công thức tính số tế bào của quần thể sau thời gian t là : Nt = No x 2n Trong đó: No là số tế bào ban đầu; n là số lần phân chia, t là thời gian , Nt là số tế bào sau n lần phân chia - Đồ thị đường cong sinh trưởng gồm 4 pha: + Pha tiềm phát: : VK thích nghi với môi trường, số lượng TRUNG BINH trong quần thể chưa tăng, Enzim cảm ứng được hình thànhđể phân giải cơ chất + Pha luỹ thừa: VK sinh trưởng với tốc độ lớn nhấtvà không đổi, số lượng TRUNG BINH trong quần thể tăng rất nhanh + Pha cân bằng: Quần thể VK ở trạng thái cân bằng, số lượng tế bào trong quần thể đạt đến cực đạivà không đổi theo thời gian, số TB sinh ra bằng số TB mất đi
  8. + Pha suy vong: Số lượng TB trong quần thể giảm dần. TB trong quần bị phân huỷ ngày càng nhiều , chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích luỹ quá nhiều 3. Nuôi cấy liên tục: - Nuôi cấy liên tục :Là môi trường luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và luôn lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. - Quần thể vi sinh vật sẽ sinh trưởng liên tục, dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật tương đối ổn định. II. SINH SẢN Ở VI SINH VẬT 1. Sinh sản vi sinh vật nhân sơ: - Đa số sinh sản bằng phân đôi - Một số sinh sản bằng ngoại bào tử hay bào tử đốt + Ngoại bào tử là bào tử hình thành ngoài tế bào sinh dưỡng + bào tử đốt : được hình thành bởi sự phân đốt của các sợi dinh dưỡng - Số ít sinh sản bằng nảy chồi : vi khuẩn quang dưỡng màu tía Lưu ý :+ Ngoại bào tử là bào tử sinh sản chỉ có màng, không có vỏ và không có hợp chất canxidipicolican + Ở vi khuẩn có nội bào tử là dạng nghỉ của tế bào có vỏ dày và có hợp chất canxidipicolican 2. Sinh sản vi sinh vật nhân thực: 3 hình thúc chính ( phân đôi, nãy chồi và bằng bào tử + Nhiều loài nấm mốc sinh sản vô tính ( bào tử trần , bào tử kín) ; đồng thời có thể sinh sản bằng bào tử hữu tính. + Một số nấm men sinh sản bằng nảy chồi(nấm men rượu) ; hoặc phân đôi ( nấm men rượu rum) + Tảo lục, tảo mắt, trùng dày sinh sản vô tính bằng phân đôi hoặc sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử hửu tính hay tạo hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: a. Các chất hoá học: - Các chất dinh dưỡng : cacbonhiđrat, prôtêin, lipít…nguyên tố vi lượng(Zn,Mn) - chất ức chế sinh trưởng ( bảng SGK) b. Các yếu tố lý học: ( Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu … B. CÂU HỎI ÔN TẬP , BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI Câu 1: Thời gian hế hệ là gì ? đặc điểm 4 pha sinh trưởng ( phần lý thuyết) Câu 2: Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiền phát, còn nuôi cấy liên tục không có pha này ? Hướng dẫn trả lời : … Vì: Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn cần có thời gian làm quen với môi trường, tạo điều kiện để hình thành các enzim cảm ứng. Còn trong nuôi cấy liên tục, môi trường đã ổn định, vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiêm phát. Câu 3: Vi khuẩn sinh sản như thế nào ? vai trò nội bào tử ( trên phần lý thuyết) Câu 4: xà phòng có phải chất diệt khuẩn không? Hướng dẫn trả lời : Xà phòng không có tác dụng diệt khuẩn nhưng có tác dụng loại khuẩn vì xà phòng tạo bọt và khi rửa sẽ làm trôi các vi khuẩn cũng như các loại vi sinh vật khác. Câu 5: Thế nào là vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng ? Hướng dẫn trả lời : - Vi sinh vật nguyên dưỡng: là những vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
  9. - Vi sinh vật khuyết dưỡng: là những vi sinh vật không có khả năng tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2