intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 (PHÂN MÔN ĐỊA LÍ) Năm học: 2023-2024 I. Trắc nghiệm Câu 1. Nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 150 thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến? A. 24 kinh tuyến, 13 vĩ tuyến B. 12 kinh tuyến, 24 vĩ tuyến C. 24 kinh tuyến, 12 vĩ tuyến D. 13 kinh tuyến, 24 vĩ tuyến Câu 2. Kinh tuyến gốc là kinh tuyến A. 90o B. 0o C. 180o D. 360o Câu 3. Vĩ tuyến là gì? A. Là vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến B. Là nửa vòng tròn bao quanh quả Địa Cầu và vuông góc với các kinh tuyến C. Là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu D. Là đường tròn bao quanh, nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu Câu 4. Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là A. Tọa độ địa lí B. Tọa độ kinh độ C. Tọa độ vĩ độ D. Tọa độ Địa Cầu Câu 5. Kinh tuyến tây là A. Là kinh tuyến nằm bên trái của kinh tuyến gốc B. Là kinh tuyến nằm phía dưới đường xích đạo C. Là kinh tuyến nằm phía trên đường xích đạo D. Là kinh tuyến nằm bên phải của kinh tuyến gốc Câu 6. Xích đạo chia quả Địa Cầu thành những bán cầu nào? A. Bán cầu Bắc và bán cầu Tây B. Bán cầu Bắc và bán cầu Đông C. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam D. Bán cầu Bắc và bán cầu Đông Bắc Câu 7. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường? A. Kinh tuyến gốc B. Vĩ tuyến C. Vĩ tuyến gốc D. Kinh tuyến Câu 8. Mô hình thu nhỏ của Trái Đất được gọi là A. Bản đồ B. Lược đồ C. Quả Địa Cầu D. Quả Đất Câu 9. Kinh độ của một điểm bất kì được tính bằng độ và là
  2. A. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc. B. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam. C. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới kinh tuyến gốc. D. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc. Câu 10. Cho điểm X (600B, 350T), điểm này nằm ở A. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông B. Bán cầu Nam và nửa cầu Đông C. Bán cầu Bắc và nửa cầu Đông D. Bán cầu Bắc và nửa cầu Tây Câu 11. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ A. Vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu B. Đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ C. Số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ D. Mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ Câu 12.Trên Trái Đất, nước ta nằm ở A. Nửa cầu Nam và nửa cầu Đông B. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Tây C. Nửa cầu Bắc và nửa cầu Đôn D. Nửa cầu Nam và nửa cầu Tây Câu 13. Bản đồ là A. Hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. B. Hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. C. Hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. D. Hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất. Câu 14. Với cùng một vị trí Địa Lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do A. Các cách vẽ của từng tác giả B. Các kinh vĩ tuyến khác nhau C. Các mặt phẳng giấy khác nhau D. Các phép chiếu khác nhau Câu 15. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào A. Các đường kinh, vĩ tuyến B. Bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ C. Mép bên trái tờ bản đồ D. Các mũi tên chỉ hướng Câu 16. Ý nào sau đây không đúng theo quy ước phương hướng trên bản đồ? A.Đầu phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc B.Đầu phía dưới kinh tuyến chỉ hướng nam C.Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông D. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng tây Câu 17. Theo quy ước đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng nào? A. Đông B. Bắc C. Tây D. Nam Câu 18. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây? A. Tây B. Đông
  3. C. Bắc D. Nam Câu 19. Cho hình ảnh sau: Dựa vào bản đồ, cho biết nhận định nào sau đây đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên? A. Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau B. Kinh tuyến là những đường thẳng song song, còn vĩ tuyến là những đường cong C. Kinh tuyến, vĩ tuyến gốc là đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là đường cong D. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực và vĩ tuyến là những đường thẳng Câu 20. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây? A. Tây B. Đông C. Bắc D. Nam Câu 21. Hãy cho biết bản đồ là hình vẽ như thế nào? A. Tương đối B. Tuyệt đối chính xác C. Tương đối chính xác D. Kém chính xác Câu 22. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ A. Mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa B. Độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa C. Khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu D. Độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa Câu 23. Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng A. Nhỏ B. Cao C. Lớn D. Thấp Câu 24. Tỉ lệ bản đồ gồm có A. Tỉ lệ thước và bảng chú giải B. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước C. Tỉ lệ thước và kí hiệu bản đồ D. Tỉ lệ thước và kí hiệu Câu 25. Kí hiệu bản đồ có mấy loại? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 26. Cách đọc bản đồ đúng là A. Chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ. B. Chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu. C. Đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu. D. Chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ. Câu 27. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?
  4. A. Điểm B. Đường C. Diện tích D. Hình học Câu 28. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần A. Kí hiệu bản đồ B. Tỉ lệ bản đồ C. Bảng chú giải và kí hiệu D. Bảng chú giải Câu 29. Kí hiệu đường thể hiện A. Cảng biển B. Ngọn núi C. Ranh giới D. Sân bay Câu 30. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây? A. Hình học B. Tượng hình C. Điểm D. Diện tích II. Tự luận Câu 1. a. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam. b. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau. Câu 2. a. Viết tọa độ địa lí của điểm C và D. b. Xác định phương hướng từ A đến C và A đến D Câu 3. a. Em hãy cho biết quả Địa Cầu và bản đồ có điểm gì giống nhau và khác nhau. b. Hãy nêu một số ví dụ cụ thể về vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. Câu 4. a. Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ. b. Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào? Câu 5. a. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam khoảng cách giữa hai thành phố đó đo được 15 cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu ? b. Dựa vào số ghi tỉ lệ của các bản đồ sau đây: 1 : 200.000 và 1 : 6.000.000 cho biết 5 cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2