Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
lượt xem 3
download
Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội
- UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN: LỊCH SỬ & ĐỊA LÍ 8 (PHÂN MÔN LỊCH SỬ) Năm học: 2023-2024 Phần 1: Trắc nhiệm Bài 1 Cách mạng tư sản Anh và chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ Câu 1: Đâu là đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh? A. Do tầng lớp quý tộc cũ và tư sản lãnh đạo B. Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. C. Do gia cấp vô sản lãnh đạo D. Xóa bỏ chế độ quân chủ lập hiến Câu 2: Đâu không phải là kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ? A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh B. Lật đổ chế độ phong kiến C. Thành lập Hợp chủng quốc Mỹ D. Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Câu 3: Tính chất của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là ? A. Thắng lợi của chế độ xã hội mới B. Là cuộc cách mạng tư sản C. Là cuộc cách mạng vô sản D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 4: Giai cấp nào lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản Anh? A. Tầng lớp quý tộc và tư sản B. Tầng lớp chủ nô và tư sản C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Cả hai đáp án trên đều sai Bài 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII Câu 5: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được ví như cái gì? A. "cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu" B. "cái máy khổng lồ hút sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu" C. "cái quạt khổng lồ thổi sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu" D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 6: Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp nào lãnh đạo? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp vô sản C. Tầng lớp quý tộc D. Cả ba đáp án trên đều sai Câu 7: Mâu thuân giữa đẳng cấp thứ 3 với hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc là gì? A. Mâu thuẫn giữa việc xóa bỏ và duy trì chế độ phong kiến B. Mâu thuẫn giữa việc bảo vệ lợi ích kinh tế C. Mâu thuẫn giữa việc nắm quyền lực
- D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 8: Những tư tưởng tiến bộ trong trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp đã được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều nơi trên thế giới, làm cho thế kỉ XVIII đi vào lịch sử với tên gọi nào? A. Thế kỉ Ánh sáng B. Thế kỉ Bóng tối C. Thế kỷ đấu tranh D. Cả ba đáp án trên đều sai Bài 3 Cách mạng công nghiệp (nửa sau thế kỉ XVIII - giữa thế kỉ XIX) Câu 9: Ai là người chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni? A. Giêm Ha-gri-vơ B. Ác-crai-tơ C. Crôm-tơn D. Ét-mơn Các-rai Câu 10: Thành tựu tiêu biểu nhất của cách mạng công nghiệp Anh là? A. Việc phát minh ra máy hơi nước B. Chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni C. Chế tạo thành công chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên D. Chế tạo được máy dệt chạy bằng sức nước Câu 11: Cuộc cách mạng công nghiệp ở Đức có những phát minh trong ngành nào? A. Dệt may B. Công nghiệp nhẹ C. Luyện kim và hóa chất D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 12: Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản làm mâu thuẫn nào không ngừng tăng lên? A. Mâu thuẫn trong xã hội tư bản và các cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản B. Mâu thuẫn giữa quý tộc và nô lệ C. Mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến và tư bản D. Cả ba đáp án trên đều sai Bài 4 Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX Câu 13: Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân nào tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương? A. Bồ Đào Nha B. Tây Ban Nha C. Anh, Pháp D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 14: Các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách gì ở một số nước Đông Nam Á? A. Chính sách “chia để trị” B. Chính sách độc quyền C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Đáp án khác
- Câu 15: Pháp đã xâm chiếm những nước nào? A. Việt Nam B. Lào C. Cam-pu-chia D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 16: Nhân dân các nước Đông Nam Á phản ứng ra sao khi thực dân phương Tây xâm nhập và xâm lược? A. Vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ để bảo vệ đất nước B. Tỏ ra đầu hàng C. Giữ thái độ hòa hoãn D. Đáp án khác Bài 5 Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn Câu 17: Di tích thành nhà Mạc (Cao Bằng, Lạng Sơn) liên quan đến cuộc xung đột nào? A. Xung đột Nam - Bắc triều B. Xung đột Trịnh - Nguyễn C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Đáp án khác Câu 18: Xung đột Nam - Bắc triều là xung đột giữa? A. Họ Mạc - Trịnh B. Họ Lê - Trịnh C. Họ Mạc - Nguyễn D. Họ Nguyễn - Trịnh Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn là? A. Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm B. Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam C. Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 20: Sau khi Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay đã tỏ thái độ như thế nào? A. Tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh B. Tỏ thái độ hòa hoãn với nhà họ Trịnh C. Tỏ thái độ khiêm nhường với nhà họ Trịnh D. Đáp án khác Bài 6 Công cuộc khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII Câu 21: Chính quyền đầu tiên xác lập chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là? A. Chúa Nguyễn ở Đàng Trong B. Chúa Trịnh ở Đàng Trong C. Chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài D. Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài
- Câu 22: Đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo vừa có chức năng kinh tế vừa có chức năng gì? A. Tuần tra biển, đảo B. Cai trị biển đảo C. Kiểm soát, quản lí biển, đảo D. Đáp án khác Câu 23: Trong thời gian 68 năm (1558 - 1626),chúa Nguyễn Hoàng đã có mấy lần dựng đặt dinh phủ? A. Ba lần B. Năm lần C. Hai lần D. Một lần Câu 24: Quá trình thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được thực hiện một cách liên tục trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ XVII và được tiếp nối dưới thời nhà Tây Sơn (thế kỉ XVIII) và nhà Nguyễn B. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII D. Đáp án khác Bài 7 Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII Câu 25: Mâu thuẫn nào ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa? A. Mâu thuẫn giai cấp B. Mâu thuẫn dân tộc C. Cả hai đáp án trên đều đúng D. Đáp án khác Câu 26: Cuộc khởi nghĩa nào có nghĩa quân hoạt động ở Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang? A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) B. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751) C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 - 1769) D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751) Câu 27: Ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII là? A. Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân B. Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay C. Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc D. Cả ba đáp án trên đều đúng Câu 28:"Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo" là khẩu hiệu của cuộc khởi nghĩa nào ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII? A. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương B. Khởi nghĩa Lê Duy Mật C. Khởi nghĩa Hoàng Công Chất D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu Phần 2: Tự luận
- Câu 1: Hãy cho biết ỹ nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của cách mạng tư sản Pháp? Câu 2: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh? Theo em thành tựu nào là tiêu biểu nhất? Vì sao? Câu 3: Hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị - kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây? Câu 4: Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam- Bắc triều? Hệ quả của cuộc xưng đột Nam Bắc triều? Câu 5: Ý nghĩa hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải với việc thể hiện chủ quyền biển đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam ngày nay?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 136 | 4
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Sinh học lớp 11
4 p | 16 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 106 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 94 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 131 | 4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 127 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kỳ 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2021-2022
11 p | 10 | 3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 106 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
7 p | 9 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
8 p | 29 | 3
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 4 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 6 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 10 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
11 p | 12 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
10 p | 6 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm học 2019-2020
14 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyến Thị Định, Long Điền
5 p | 6 | 2
-
Đề cương ôn thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 11 năm học 2019-2020
20 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn