intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi môn Tư pháp quốc tế lớp K54 Luật Kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân

Chia sẻ: Huyền Huyền | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

294
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu gồm các câu hỏi đúng/ sai, bài tập phân tích và bài tập giả định thường gặp trong các kì thi môn Tư pháp quốc tế. Tài liệu hữu ích cho các bạn ngành Luật. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi môn Tư pháp quốc tế lớp K54 Luật Kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân

  1. Đề cương ôn thi môn Tư pháp quốc tế lớp K54 Luật Kinh doanh ­ Đại học Kinh tế quốc  dân A. Hãy trả lời đúng (sai) và giải thích (ngắn gọn) các nhận định sau: 1. Quy phạm xung đột là quy phạm nhằm xác định thẩm quyền của Tòa án và hệ  thống  pháp luật được áp dụng để giải quyết các vụ việc. 2. Đối với các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài mà các bên đều là công dân Việt Nam thì  thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. 3. Phần IV Bộ luật Dân sự chỉ được áp dụng để giải quyết các vấn đề thừa kế có yếu tố  nước ngoài trong trường hợp di sản thừa kế nằm tại Việt Nam. 4. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn dề cụ thể sẽ làm phát sinh xung  đột pháp luật 5. Chỉ khi nào áp dụng quy phạm xung đột mới làm phát sinh xung đột pháp luật. 6. Trong các kiểu hệ thuộc luật cơ bản, hệ thuộc luật nhân thâm là quan trọng nhất.  7. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng luôn được xác định theo pháp luật của nước  nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. 8. Các quốc gia chỉ thừa nhận áp dụng luật nước ngoài trong việc điều chỉnh quan hệ dân   sự có yếu tố nước ngoài. 9. Việc các bên chọn Tòa án nhằm giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên đồng nghĩa   với việc các bên chọn pháp luật của nước đó nhằm giải quyết tranh chấp trên. 10. Theo pháp luật Việt Nam, để  xác định “Quan hệ  dân sự  có yếu tố  nước ngoài”, “Vụ  việc dân sự có yếu tố nước ngoài” đều phải căn cứ theo quy định tại Điều 758 Bộ luật   Dân sự 2005. 11. Yếu tố nước ngoài là đặc trưng cơ bản để phân biệt tư pháp quốc tế với các ngành luật  khác. 12. Quyền sở  hữu đối với tài sản của quốc gia  ở  nước ngoài, trong mọi trường hợp phải   được giải quyết theo pháp luật của quốc gia có tài sản. 13. Để  điều chỉnh quan hệ  dân sự  có yếu tố  nước ngoài, chỉ  áp dụng phương pháp thực  chất và phương pháp xung đột. 14. Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài đương nhiên   được áp dụng khi quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến. 15. Theo pháp luật Việt Nam, luật nơi có tài sản được áp dụng để  giải quyết tất cả  các   quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài. 16. Quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ có hiệu lực thi hành trên lãnh thổ của quốc gia   sở tại sau khi được tòa án quốc gia sở tại công nhận và cho thi hành. 17. Các quan hệ  dân sự  có yếu tố  nước ngoài là quan hệ  giữa các bên có quốc tịch khác   nhau. 18. Tư pháp quốc tế thực chất là ngành luật dân sự có yếu tố nước ngoài. 19. Tất cả các quan hệ có yếu tố  nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp   quốc tế. 1
  2. 20. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ tài sản liên quan đến quan hệ nằm  ở  nước ngoài. 21. Tất cả các quan hệ dân sự đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. 22. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài luôn được hiểu là quan hệ  dân sự  có ít nhất một  trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư  ở nước ngoài. 23. Quan hệ dân sự giữa công dân, tổ  chức Việt Nam không thể  chịu sự điều chỉnh của tư  pháp quốc tế Việt Nam. 24. Xung đột pháp luật phát sinh khi các bên trong quan hệ dân sự có quốc tịch khác nhau. 25. Xung đột pháp luật phát sinh khi tài sản liên quan đến quan hệ  dân sự  nằm  ở  nước   ngoài. 26. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung  đột. 27. Quy phạm xung đột một bên không thừa nhận việc áp dụng pháp luật nước ngoài. 28. Luật do các bên lựa chọn đương nhiên được áp dụng. 29. Luật do các bên lựa chọn để  giải quyết vấn đề  quyền và nghĩa vụ  của các bên trong   hợp đồng đương nhiên được áp dụng. 30. Theo tư  pháp quốc tế  Việt Nam, bồi thường ngoài hợp đồng luôn được pháp luật của  nước nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc nơi hiện diện hậu quả hành vi. 31. Các điều  ước quốc tế về tư pháp quốc tế mà Việt Nam là thành viên là nguồn luật có   hiệu lực pháp lý cao nhất của tư pháp quốc tế. 32. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc luật trong giải quyết xung đột pháp luật. 33. Phải áp dụng nhiều hệ thuộc luật trong giải quyết xung đột pháp luật. 34. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết xung đột. 35. Phân tích quyền miễn trừ của quốc gia trong tư pháp quốc tế. 36. Hệ thuộc nhân than chỉ được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ nhân thân. 37. Khi giải quyết vụ  việc dân sự  có yếu tố  nước ngoài, Tòa án chỉ  quy phạm xung đột   trong pháp luật nước mình. 38. Khi áp dụng quy phạm xung đột để  giải quyết xung đột pháp luật thì quy phạm pháp  luật xung đột sẽ  dẫn chiếu đến quy phạm thực chất hoặc quy phạm pháp luật trong   nước. 39. Theo pháp luật Việt Nam, một trong những trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật nơi   có tài sản là điều chỉnh quyền sở hữu đối với động sản đang trên đường vận chuyển. 40. Theo pháp luật Việt Nam, hình thức của di chúc trong các quan hệ  thừa kế  có yếu tố  nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc B. Phân tích 2
  3. 1. Trình bày căn cứ  để  xác định một quan hệ  thừa kế  là có yếu tố  nước ngoài theo quy   định của pháp luật Việt Nam và phân biệt ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài   trong quan hệ này. 2. Có nhận định “Hệ  thuộc luật tòa án” luôn được áp dụng để  giải quyết các tranh chấp   dân sự có yếu tố nước ngoài.  Hãy bình luận về quan điểm này. 3. Phân tích đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của người nước ngoài. C. Bài tập giả định:  Nghiên cứu các nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp về  hợp đồng mua bán   hàng hóa giữa các thương nhân (có quốc tịch và trụ  sở) ở các nước khác nhau ở  các khía cạnh  pháp lý sau: 1. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong giải quyết tranh chấp, cơ sở pháp lý. 2. Các điều kiện và nguyên tắc để  Tòa án Việt Nam có thể  áp dụng pháp luật nước nơi   thực hiện hợp đồng để giải quyết tranh chấp. 3. Pháp luật điều chỉnh nội dung hợp đồng, hình thức, điều kiện có hiệu lực của hợp   đồng. 4. Điều kiện để  đảm bảo pháp luật do các bên lựa chọn có thể  được áp dụng để  giải   quyết tranh chấp.  5. Sự  khác biệt cơ  bản giữa việc giải quyết tranh chấp hợp đồng có yếu tố  nước ngoài  với việc giải quyết tranh chấp không có yếu tố  nước ngoài. Lý giải vì sao có sự  khác  biệt đó. 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2