intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi tự động hóa quá trình sản xuất

Chia sẻ: Phan Van Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

572
lượt xem
127
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế sơ đồ mạch khí nén(thuỷ lực, điện) để điều khiển dây đai băng chuyền (Hình vẽ) và kiểm tra trình tự mạch. Biết xylanh hoạt động kép điều khiển trực tiếp với chuyển động rung của cần piston.(Hình 2)Xác định năng suất thực tế của dây chuyền tự động trong trường hợp gia công các bề mặt của trục bậc. Biết lượng chạy dao S(28) = 0,7; S(50) = 0,6; S(36) = 0,47; S(20) = 0,37; n(28) = 900 v/p; n(50) = 900 v/p; n(36) = 630 v/p; n(20) = 520 v/p; tX = 20(s); =...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi tự động hóa quá trình sản xuất

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TĐHQTSX A. BÀI TẬP Bài 1: Xác định tốc độ của bàn máy và vị trí của bàn máy tương ứng với tín hiệu phản hồi là 5V với bước lặp thời gian là 0,1s .0.4mm/vg 100cm Bài 2: Xác định tần số dao động của máng trong cơ cấu cấp phôi rung điện từ(Hình vẽ). Biết Q = 50phôi/phút; Lphôi= 40mm,; η=0,8; α=30o
  2. Bài 3: Giải thích nguyên lý hoạt động sơ đồ 2 mạch thuỷ lưc, khí nén sau: Bài 4: Thiết kế sơ đồ mạch khí nén(thuỷ lực, điện) để điều khiển dây đai băng chuyền (Hình vẽ) và kiểm tra trình tự mạch. Biết xylanh hoạt động kép điều khiển trực tiếp với chuyển động rung của cần piston.(Hình 2) Hình 2 Mục đích: Sử dụng băng chuyền, các chi tiết cần được vận chuyển trong các khoảng thời gian liên tục đến các vị trí làm việc theo thứ tự. Khi công tắc được tác động, bánh xe chủ yếu được hoạt động bởi cần piston của xylanh thông qua chốt chặn Bài 5: Dựa vào sơ đồ tổng quát hệ thống cấp phôi tự động. Trình bày một hệ thống cấp phôi tự động trong thực tế sản xuất.
  3. Bài 6: Xác định năng suất thực tế của dây chuyền tự động trong trường hợp gia công các bề mặt của trục bậc. Biết lượng chạy dao S(Φ28) = 0,7; S(Φ50) = 0,6; S(Φ36) = 0,47; S(Φ20) = 0,37; n(Φ28) = 900 v/p; n(Φ50) = 900 v/p; n(Φ36) = 630 v/p; n(Φ20) = 520 v/p; tX = 20(s); η = 0,85. Bài 7: Tính hiệu quả kinh tế khi tự động máy mài tròn ngoài Grind A biết: Trước khi tự động hóa một công nhân (có mức lương trung bình 800 USD) đứng được 2 máy, một thợ điều chỉnh (có mức lương trung bình 1000 USD) đứng được 6 máy. Chi phí cho dụng cụ, điện, các vật liệu phụ và sữa chữa là 1700 USD hàng năm. Giá thành của máy là 30.000 USD máy bắt đầu làm việc từ năm 1986 cho đ ến hết năm 2002. Thời gian làm việc là 3 ca. Sau khi tự động hóa, máy trở thành máy tự động và được lắp vào dây truyền tự động. Sau khi máy được tự động hóa một công nhân có thể đứng được 4 máy, một thợ điều chỉnh đứng được 5 máy. Giá thành tự động hóa là 10.000 USD. Quá trình tự động hóa bắt đầu từ năm 1992, và năng suet gia công của máy tăng lên 25 lần. (Biết tiền đóng bảo hiểm là 7% và lương bổ xung 5%) Bài 8: B. LÝ THUYẾT 1. Trình bày về tự động hoá quá trình sản xuất? Cho ví dụ? Ý nghĩa của tự động hoá quá trình sản xuất? 2. Định nghĩa các thuật ngữ máy tính trong sản xuất (CAD, CAM, CIM)? Cho ví dụ? 3. Khái niệm về FMS? Cho ví dụ? 4. Cơ cấu chấp hành? (khái niệm, phân loại) 5. Cảm biến là gì? cho 5 ví dụ về các loại cảm biến? 6. Hệ thống điều khiển tự động? (Khái niệm, phân loại, chức năng) 7. Nêu sự giống và khác nhau giữa hệ thống điều khiển NC và CNC? 8. Nêu sự giống và khác nhau giữa hệ thống điều khiển CNC và DNC? 9. Nêu sự giống và khác nhau giữa hệ thống điều khiển hành trình và bằng dưỡng?
  4. 10. Vai trò của con người và máy tính trong tự động hóa quá trình sản xuất? 11. Đặc điểm của máy tự động, sự khác biệt so với máy truyền thống? cho ví dụ? 12. Yêu cầu đối với phôi và dụng cụ gia công trên máy tự động? 14. Vai trò và chức năng của hệ thống vận chuyển và tích trữ chi tiết gia công của FMS? 15. Vai trò và chức năng của hệ thống vận chuyển và tích trữ dụng cụ của FMS? 16. Khái niệm, chức năng của hệ thống vận chuyển và cung cấp dụng cụ tự động? 17. Phân loại hệ thống thay thế dụng cụ tự động trên các máy CNC và trung tâm gia công? 18. Các yêu cầu đối với một hệ thống cấp phát và kẹp chặt dụng cụ tự động? 19. Các bộ phận cơ bản của một hệ thống vận chuyển và cung cấp dụng cụ tự động? 20. Các bước thay thế dụng cụ tự động trên trung tâm gia công một trục chính? 21. Chức năng của một hệ thống kiểm tra tự động? Phân loại thiết bị kiểm tra? 22. Theo bạn có thể thay thế vòng điều chỉnh 12,13 của loại đattric tiếp xúc điện hai cặp công tác bằng bằng hai tiếp điểm cố định được không? tại sao? 23. So sánh đattric cảm ứng với đattric tiếp xúc điện? 24. Vai trò và ý nghĩa của bộ giảm chấn 6 trong thiết bị kiểm tra tích cực khi mài loại tiếp xúc một điểm? 25. Kiểm tra tích cực khi mài, tiếp xúc hai điểm? 26. Kiểm tra tích cực khi mài, tiếp xúc ba điểm? 27. Kiểm tra tích cực khi mài vô tâm có hiệu chỉnh máy? 28. Kiểm tra tích cực khi khôn sử dụng phần tử nhạy cảm? 29. Kiểm tra tích cực khi khôn sử dụng calip cứng? 30. Kiểm tra tích cực khi khôn sử dụng cơ cấu đo dạng tay đòn? 31. Tự động điều khiển kích thước điều chỉnh tĩnh trên máy phay? 32. Tự động điều khiển kích thước điều chỉnh tĩnh trên máy tiện? 33. Ưu, nhược điểm của phương pháp tự động điều khiển các kích thước điều chỉnh tĩnh? 34. Tự động điều khiển kích thước điều chỉnh động? Cho ví dụ? 35. Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tự động điều khiển kích thước điều chỉnh động? 36. Trình bày phương pháp tự động điều khiển thành phần lực cắt dọc trục sử dụng hệ thống thuỷ lực? 37. Tầm quan trọng, cơ sở của phương pháp tự động điều khiển độ mòn dụng cụ cắt? 38. Trình bày phương pháp tự động điều khiển độ mòn của dụng cụ cắt? Ngày 20 tháng 03 năm 2008 TỔ CÔNG NGHỆ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2