intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương sản khoa (Phần 1)

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

559
lượt xem
250
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cấu tạo khung chậu -Khung chậu gồm 4 xương, phía trước và 2 bên là xương chậu, phía sau trên là xg cùng, phía sau dưới là xg cụt -Hai xg chậu ở hai bên là xg dẹt, to, như hình cánh quạt. Mặt trong xg chậu có đường vô danh, chia xg chậu làm hai phần : phần trên thuộc về khung chậu to, phần dưới thuộc về khung chậu nhỏ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương sản khoa (Phần 1)

  1. Đề cương sản khoa
  2. Đề cương sản khoa (Phần 1) Câu 1 : Trình bầy cấu tạo của khung chậu? Và mốc đo các đường kính ngoài của đại khung. Cấu tạo khung chậu -Khung chậu gồm 4 xương, phía trước và 2 bên là xương chậu, phía sau trên là xg cùng, phía sau dưới là xg cụt -Hai xg chậu ở hai bên là xg dẹt, to, như hình cánh quạt. Mặt trong xg chậu có đường vô danh, chia xg chậu làm hai phần : phần trên thuộc về khung chậu to, phần dưới thuộc về khung chậu nhỏ. -Xg cùng có 5 đốt gọi là các lỗ xg cùng. Đốt trên cùng lồi cao lên gọi là mỏm nhô. Đỉnh xg cùng khớp với xg cụt. Xg cùng có một mặt trước lâm, một mặt sau lồi và 2 bên bờ bên -Xg cụt có từ 4-6 đốt, cũng gồm có một mặt trước, một mặt sau và hai bờ -Bốn xg của khung chậu khớp vói nhau bởi 4 khớp xương : Ở trước là khớp mu(khớp vệ), ở sau là khớp cùng cụt, ở hai bên là khớp cùng chậu. Đó là những khớp bán động cho nên các đường kính của khung chậu có thể to lên một ít khi chuyển dạ đẻ -Khung chậu chia làm 2 phần, khung chậu to và khung chậu nhỏ -Cấu tạo khung chậu to : gồm có mặt trước cột sống thắt lưng, hai cánh của 2 xg chậu 2 bên, thành bông trước và các cơ của thành bông và bờ trước của xương chậu -cấu tạo của khung chậu nhỏ(khung chậu rất quan trọng trong sản khoa) Thai có lọt được hay không là do đường kính của tiểu khung quyết định Cấu tạo gồm : + phần xương : Thành sau là mặt trước của xương cùng cụt, thành bên là nửa dưới của mặt trong hai xương chậu dưới đường vô danh, thành trước là mặt sau khớp vệ. +Phần cân : Hai dây chằng cung hông to và nhỏ
  3. => Như vậy tiểu khung hình ống cong, mặt lâm nhìn về phía trước, thành sau của ống cao 12 cm, thành trước cao 4cm, ống có lỗ trên gọi là eo trên, lỗ dưới gọi là eo dưới, giữa hai lỗ là lòng ống gọi là lòng khung chậu, khi thai nhi đi từ tử cung ra ngoài phải qua eo trên gọi là lọt, qua lòng tiểu khung từ eo trên đến eo dưới để thoát ra ngoài gọilà sổ. Các mốc đo đường kính ngoài của đại khung Các đường kính ngoài cùa đại khung gồm có : -Đường kính lưỡng gai : là đường nối 2 gai chậu trước trên, bình thường là 22,5 cm -đg kính lưỡng mào : là đg nối 2 đỉnh của mào chậu, bt là 25,5cm Đg kính lưỡng mấu chuyển : là đg nối 2 mấu chuyển lớn bt là 27,5cm -Đg kính trước sau(đg kính Baudeloque) đo từ mỏm gai L5 đến bờ trên khớp vệ bt là 17,5cm Như vậy các mốc đo đg kính ngoài của đại khung là + Gai chậu trước trên : nắn theo mào chậu từ sau ra trước, ta thấy có một chỗ nhô cao lên, sau đó thấy hẫng tay, thì phần nhô cao lên đó chính là gai chậu trước trên. +Đỉnh mào chậu : là điểm cao nhất của đg cong mào chậu +Mấu chuyển lớn : là nơi nhô ra nhiều nhất của đầu trên xg đùi, khi thai phụ đứng hay co chân lên thì điểm này không thay đổi. + Thượng vệ : là điểm chính giữa bờ trên khớp vệ + Gai đốt sống thắt lưng L5 : là điểm nhô lên của phía sau cột sống, cắt ngang đường nối liền phía lưng của hai mào chậu.
  4. Câu 2 : Trình bày cấu tạo eo trên,eo giữa ,eo dưới và các đường kính của chúng ? - Eo trên : +cấu tạo : phía sau là bờ trước đót S1(mỏm nhô) 2 bên là bờ trước cánh cùng các đường vô danh phía trước là bờ trên khớp vệ +đường kính .đk ngang tối đa : 13,5cm .đk ngang hữu dụng 12,5cm .đk chéo phải 12cm .đk chéo trái 12cm .đk trước sau : + nhô- thượng mu 11cm, + nhô- hậu mu 10,5cm, + nhô- hạ mu 12cm. Trên lâm sàng nếu sờ thấy mỏm nhô chắc chắn khung chậu hẹp. - Eo dưới : +cấu tạo : là mặt phẳng đi từ mặt sau khớp vệ ngang qua 2 gai hông đén mặt trước của xương cùng khoảng giữa đốt sống cùng L4, L5 +Đường kính trước sau : 11,5cm +đường kính ngang là khong cách giữa 2 gai hông 10,5cm - Eo dưới :
  5. +Cấu tao. phía trước là bờ dưới khớp vệ,phía sau là đỉnh xương cụt(nửa trước là xương nửa sau lá dây chằng vì vậy các đk có thể thay đổi đợc) 2 bên là bờ dướicóa ngành ngồi háng và ụ ngồi +Đường kính trơc sau .đk đỉnh cụt - hạ mu 9cm .đk đỉnh cùng- hạ mu 11cm +Đk ngang lưỡng ụ ngồi 11cm
  6. Câu 3 : Trình bày các thủ thuật đo khung chậu trên lâm sàng và ứng dụng của chúng trong tiên lượng cuộc đẻ? -Đo các đường kính ngoài của khung chậu +Mốc đo : .GCTT nắn theo mào chậu ra phía trước ta thấy 1 chỗ nhô cao lên .Đỉnh mào chậu là điểm cao nhất của đường cong mào chậu .thượng vệ là điểm chính giữa bờ trên khóp vệ .Mâú chuyển lớn là nơi nhô ra 2 bên nhiều nhất của đầu trên xương đùi +Cách đo : thai phụ đứng thẳng 2 gót chân chạm nhau 2 bàn chân song song.Dùng thước đo Baudelocque để đo đường kính +ĐK lưỡng gai sau khi tìm đợc 2 GCTT ,2 tay cầm 2 đầu thước đặt 2 đầu thước lên 2 gai chậu và đọc kết quả bình thường ĐK =22,5 +ĐK lưỡng mào : 2 tay cầm 2 đầu thước đo Bsudelocque đặt trên 2 điểm cao và xa nhấtcủa 2 mào chậu và đọc kêt quả bình thường ĐK=25,5 +ĐK lưỡng mấu : 2 tay cầm 2 đàu thước đo đăt lên 2 đỉnh mấu chuyển lớn và đoc kết quả bình th- ường ĐK : 27,5cm +DK trước sau : thai phụ đứng nghiường trước mặt người đo hay nằm nghiường chân dưới co chân trên duỗi. 2 tay cầm 2 đàuthước đo đặt 1 đầu lên chính giữa bờ trên khớp vệ 1 đầu đặt ở mỏm gai đót sống L5 đọc kết quả ĐK =17,5cm *Đo các đường kính ngoài KC nhằm đánh giá độ rộng rãi của khung chậu ít có vai tró trong sản khoa tuy nhiên nếu đại khung quá nhỏ sẽ kéo theo tiểu khung hẹp gây khó khăn cho cuộc đẻ
  7. -Đo hình trám Michaelis +Mốc đo .mỏm gai L5 .2 GCST khi thai phụ đứng thẳng . Điểm giữa rãnh liên mông Câu 4 : Hãy trình bày chu kỳ của buồng trứng ? Buồng trứng chịu ảnh hưởng của hoạt động tuyến yên. Tuyến yên chế tiết ra các hormon hướng sinh dục, kích thích buồng trứng. Đó là FSH kích thích sự phát triển và trưnởg thành của bọc noãn, LH kích thích phóng noãn và hình thành hoàng thể, LTH giúp cho hoàng thể hoàn chỉnh và chế tiết được. Sự chế tiết FSH và LH của tuyến yên lại phụ thuộc vào các yếu tố giải phóng FSH – RF và LH – RF của vùng dưới đồi. Sự chế tiêt các yếu tố giải phóng này lại chịu tác động ngược của estrogen, progesterol buồng trứng (cơ chế phản hồi - feetback). Trình tự hoạt động nội tiết trong chu kỳ buồng trứng như sau : Khởi đầu vùng dưới đồi tiết ra FSH – RF, làm tuyến yên chế tiết ra FSH. FSH kích thích bọc noãn trưởng thành, chế tiết estrogen. Một khi nồng độ FSH đã đủ cao sẽ ức chế vùng dưới đồi, không cho tiết FSH – RF nữa. Khi đó LH – RF được chế tiết làm cho tuyến yên tiết LH, kích thích buồng trứng phóng noãn và sinh ra hoàng thể. Khi hoàng thể đã chế tiết progesteron tới nồng độ đủ cao rồi thì vùng dưới đồi bị ức chế, không tiết ra Rh – LF nữa. Khi ấy cả LH và FSH đều tụt. Sự chê tiết estrogen và progesteron của buồng trứng giảm đi nhanh chóng, đột ngột, làm hoại tử lớp niêm mạc tử cung đã phát triển trước đó, tương ứgn khi đó người phụ nữ bắt đầu hành kinh. Đồng thời sự tụt thấp của estrogen làm cho FSH – RF được kích thích lại và bắt đầu 1 chu kỳ mới. Câu 5 : trình bầy tác dụng của Estrogen và ứng dụng trong điều trị * Tác dụng điều trị và ứng dụng của estrogen
  8. - đối với cơ tử cung : +làm phát triển cơ tử cung bằng cách làm tăng số lượng, độ dài và độ lớn của các sợi cơ. Sử dụng trong điều trị cho những tử cung kém phát triển. + Làm cơ tử cung tăng nhạy cảm với oxytocin khiến tử cung dễ co bóp, ứng dụng trong điều trị để kích thích cơn co tử cung gây sảy thai chết lưu - Đối với niêm mạc tử cung : làm tăng niêm mạc tử cung qua việc làm tăng phân bàom tăng dinh niêm mạc tử cung. Áp dụng trong điều trị việc gây vong kinh nhân tạo hoặc gây tái tạo nhanh niêm mạc tử cung - Đối với cổ tử cung : kích thích các tuyến cổ tử cung chế tiết nhiều chất nhầy làm chất nhày trong và loãng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng xâm nhập vào đường sinh dục trên của phụ nữ - Đối với âm đạo : làm tăng biểu mô âm đạo, giúp các tế bào biểu mo âm đạo chứa glycogen và tạo điều kiện để các trực khuẩn Dolerlein biến Glycogen thành A. lactic=> môi trương âm đạo toan tính. Sử đông điều trị trong trường hợp teo âm đạo do thiếu Estrogen - Làm phát triển các môi lớn và môi nhỏ của âm hộ, làm phát triển các tuyến của âm hộ như các tuyến Bartholin, tuyến Skene, kích thích các tuyến này chế tiết chat nhên. ƯD trong các trường hợp teo ngứa teo ngứa âm hộ do thiếu Es ở người gia hay người căt hai buồng trứng - Đối với vú : làm phát triển các tuyến sữa của vú và mô đệm của vú khiến vú nở nang, Sử đông trong điều trị trường hợp vú kém phát triển do thiếu hụt Es bẩm sinh.(Hc Turner) - Giữ nước, giữ Na ở tế bào gây phù, vì vậy không được dùng Es trong các bệnh gây phù như : bệnh thận, bệnh tăng HA, bệnh tim mạch…. - Giúp giữ Ca ở xương trong quá trình tạo xương, chống loãng xương. Sử dụng để phòng và điều trị loãng xương ở người già và người đã cắt bỏ hai buồng trứng - Cùng với Andogen tạo nên dục tình - Chống bốc hỏa và RLTK thực vật ở những người mãn kinh or cắt 2 BT Chống chỉ định sử dụng Es
  9. - K núm vú, K niêm mạc tử cung - Bệnh tin mạch, bệnh tăng HA, bệnh thận gây phù, bệnh mạch vành, các chứng tắc mạch - Đang có thai, đang cho con bú. Câu 6 : Nêu tác dụng của progesterone và ứng dụng trong điều trị Pro được hoàng thể chế tiết trong nửa sau của vòng kinh. Tuy vậy đườg cong của pro trrong máu bắt đầu từ ngày thứ nhất trước phóng noãn do có sự hoang thể hóa sớm của nag noãn trưởng thành, dưới tác dụng của nồng độ cao LH - Đối với cơ tử cung + làm mềm cơ tử cung, làm giảm nhạy cảm của cơ tử cung với các tác nhân gây co (Oxytocin),từ đó có td giữ thai và còn được gọi là hormone trợ thai nên có thể dùng trong điều trị giữ thai. +Cộng đồng với estrogen làm tăng phát triển cơ tử cung cả về số lượng các sợi cơ, độ dài độ lớn của các sợi cơ Vì thế khi có thai, dưới tác dụng của nồng độ estrogen và nồng độ cao progesterone cao trong máu, cơ tử cung phát triển mạnh mẽ, có khả năng chứa được thai phát triển trong tử cung.
  10. - Đối với niêm mạc tử cung + làm teo niêm mạc tử cung, Là một hocmôn duy nhất có khả năng điều trị ung thư niêm mạc tử cung. Tuy nhiên trên thực tế người ta chỉ sử dụng Progestin (tất cả các chất có tác dụng giống progesterone) để điều trị di căn của các loại k này ở những nơi của cơ thể mà phương pháp điều trị PT và xạ trị không giải quyết được hoặc để điều trị triệu chứng dành cho các bn k niêm mạc tử cung không có chỉ định mổ. + Kết hợp với Es trong trường hợp đã chuẩn bị trước bằng Es làm niêm mạc tử cung chế tiết, nên sử dụng trong điều trị vô sinh, giúp niêm mạc tử cung chuẩn bị làm tổ cho trứng. Đồng thời có thê dùng trong vòng kinh nhân tạo ở nửa sau của vòng kinh nhân tạo - Đối với cô tử cung : đối kháng estrogen, ức chế tiết nhầy của các ống tuyến trong cổ tử cung khiến chất nhầy ít đi, chất nhầy trở thành đục và đặc, cổ tử cung đóng lại ngăn sự xâm nhập của tinh trùng lên đường sinh dục trên của người phụ nữ =>sử dụng làm thuốc tránh thai - Đối với âm đạo : đối kháng với Es, làm bong sớm các tế bào biểu mô âm đạo, nguyên nhân gián tiếp làm teo niêm mạc tử cung, làm giảm khả năng tự bảo vệ chống viêm của âm đạo => người sử dụng progestin kéo dài liều cao, người có thai dễ bị viêm âm đạo hơn người bình thường - Đối với vú : làm phát triển các ống dẫn sữa,làm giảm phát triển các mô liên kết của vú=> áp dụng trong điều trị u xơ truyến vú ở giai đoạn sớm hoặc phì đại tuyến vú. Cùng với Es làm vú pt toàn diện. Progesteron liều cao làm giảm pt tuyến vú Các td khác : .- Có tác dụng lợi niệu, giảm phù=> áp dụng điều trị phù căng trước kinh. Chất chuyển hóa pregnandiol của progesterone làm tăng nhiệt độ cơ thể từ 0.3- 0,5o C được áp dụng trong chẩn đoán phóng noãn dựa vào sự có mặt của giai đoạn nhiệt độ tăng
  11. Câu7 : Trình bầy cơ chế điều hòa hoạt động nội tiết của buồng trứng Buồng trứng là tuyến sinh dục nữ, thường có 2 buồng trứng, nặng 8-15g có 2 chức năng ngoại tiết tạo noãn chín và chức năng nội tiết tạo thành các hocmon sinh dục. - Hoạt động của buồng trứng được biểu hiện ra ngoài là kinh nguyệt. KN là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc của tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Es và Pro.Thường một chu kỳ kinh nguyệt(CKKN) có thời gian khoảng 28 ngày, có thể dao động từ 22- 35 ngày, được tính từ ngày bắt đầu thấy kinh và kết thúc đến ngày bắt đầu thấy kinh của kỳ kinh sau - Mở đầu của CKKN, vùng dưới đồi tiết ra GnRH kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho nang noãn phát triển. Khi nang noãn phát triển sẽ tiết ra Es, khi nồng độ Es trong máu đạt đến ngưỡng sẽ tác dụng ngược trở lại vùng dưới đồi và tuyến yên làm tăng tiết LH dẫn đến phóng noãn và hình thành hoàng thể( tiết ra Pro ở nửa sau của chu kỳ kinh). Khi cả Es và Pro cùng đủ cao sẽ ức chế cả vung dưới đồi và tuyến yên làm cho FSH và LH giảm xuống. Khi đó hoang thể sẽ bị teo đi. Es và Proges tụt, niêm mạc tử cung khôg được nuôi dưỡng sẽ bong ra tạo thành chu kỳ kinh nguyệt. Khi cả Es và Pro đều tụt xuống dưới ngưỡng thì vùng dưới đồi tuyến yên lại tiết ra GnRH bắt đầu một chu kỳ mới. Sự hành kinh đều đặn chứng tỏ cơ chế hồi tác thực hiện tốt (vỏ não- dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng) Câu 8 : định nghĩa kinh nguyệt và cơ chế kinh nguyệt Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài do thay đổi hormon (còn gọi là nội tiết tố) sinh dục nữ của buồng trứng. Kinh nguyệt là biểu hiện sự trưởng thành và bắt đầu hoạt động của buồng trứng và người phụ nữ bắt đầu có khả năng có thai, là một trong những dấu hiệu quan trọng biểu hiện dậy
  12. thì. Tuổi có kinh lần đầu của các trẻ gái thường bắt đầu là 13-16 tuổi. Những năm gần đây, xu hướng có kinh sớm hơn, có trẻ hành kinh lúc 11-12 tuổi. Nếu có kinh trước 10 tuổi gọi là hành kinh sớm và thường là bệnh lý. Nếu có kinh sau 16 tuổi là có kinh muộn. Nếu sau 18 tuổi chưa có kinh thì được gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu hành kinh mà thời gian ra huyết kéo dài hơn 7 ngày gọi là rong kinh. Rong kinh rất hay gặp trong năm đầu khi bắt đầu hành kinh, nguyên nhân thường là do vòng kinh không phóng noãn. Một vòng kinh hay còn gọi là chu kỳ kinh từ 28-30 ngày. Thời gian hành kinh 3-4 ngày. Lượng huyết kinh thường nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai. Lượng kinh huyết tổng cộng khoảng 50-100 gam * Định nghĩa : KN là hiện tượng chảy máu có tính chất chu kỳ hàng tháng từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc của tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột Es và Pro Nếu là vòng kinh không phóng noãn, chỉ có Es thì sự tụt đột ngột của Es cũng đủ gây kinh nguyệt Nếu là vòng kinh có phóng noãn, có hoàng thể thì sự tụt đột ngột của cả Es và Pro là cần thiết để dẫn đến KN, còn sự tụt Pro đơn thuần không gây kinh nguyệt vì Pro không làm tăng niêm mạc tử cung và khi tụt không làm bong niêm mạc từ cung. * Cơ chế kinh nguyệt : Theo Markee(1939) bằng cách ghép niêm mạc tử cung vào trong tiền phòng mắt khỉ cái, và rút ra kết luận : Es làm tăng các tiểu động mạch xoắn ốc của lớp nông niêm mạc từ cung. Khi các tiểu động mạch này co giãn và kết thúc bằng giãn cực độ, dẫn tới vỡ thành mạch và chảy máu kinh nguyệt - Nhiều tác giả nêu nguyên nhân gây hoại tử và bong niêm mạc tử cung là do các mạch máu bị co thắt gây thiếu máu. Oestrogen được tiết ra trong giai đoạn noãn bào phát dục làm cho niêm mạc tử cung tăng sinh sau khi trứng rụng. Oestrogen, progestagen do hoàng thể tiết ra làm cho ở niêm mạc tử cung đang tăng sinh xuất hiện những thay đổi về nội tiết. Nếu tế bào trứng không được thụ tinh thì khoảng mười bốn ngày sau khi trứng rụng, hoàng thể sẽ thoái hóa, mức độ của oestrogen và progestagen cũng theo đó mà giảm bớt. Niêm mạc tử cung, vì vậy, sẽ trở nên mỏng, mạch máu bị chèn và co thắt, máu huyết không thông, khiến tổ chức niêm mạc bị thiếu máu, hoại tử và rụng, gây chảy máu Tất cả các giả thuyết trên đều có giá trị và các hiện tượng sẩy ra ở phạm vi niêm mạc tử cung là hỗn hợp, đa dạng và ở các mức độ khác nhau. . Chỉ có một điều còn băn khoăn về cơ chế chảy máu của kinh nguyệt là do hậu quả của sự tụt các hormone sinh dục nữ
  13. Câu 9 : dịnh nghĩa sự thụ tinh và diều kiện cuả sự thụ tinh * Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng và một tế bào cái goi là noãn để tạo thành một tế bào mới có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng. * Điều kiện của sự thụ tinh - Phải có tinh trùng - Phải có noãn bào - Âm đạo, cổ tử cung, tử cung, vòi trứng hoàn toàn bình thường. - Các chức năng của cơ quan sinh dục nam hoàn toàn bình thường. Câu 10 : Trình bày cấu tạo của tinh trùng, quá trình sinh tinh Tinh trùng truởng thành gồm : đầu , khúc giữa , và đuôi Đầu : hình bầu dục dài 5micromet, phía trước có cực đầu, phía sau có cực cuối, ở giữa là nhân Khúc giữa : hình trụ , dài 5 micromet, rộng 1 micromet, gồm 1 trục giũa , quanh trục giữa có dây xoắn mầu, 2 đầu là trung thể .Bọc quanh khúc giữa là 1màng mỏng nguyên sinh chất
  14. Đuôi dài 40 micromet là phần giúp tinh trùng chuyển động.Số lượng tinh trùng rất lớn ,từ 80000 đến 100000 trong 1mm3 tinh dịch.Tinh trùng hoạt động nhanh , khỏe , ngoài số tinh trùng bình thường ta còn có thể thấy tinh trùng bất thường về hình thể hoặc về cử động Quá trình sinh tinh : Từ tế bào mầm của tinh hoàn tạo thành những tinh nguyên bào rồi phát triển thành những tinh bào I .Mỗi tinh bào I có 46 NST , tinh bào I phân chia gián phân giảm số thành tinh bào II có 23 NST .Tinh bào II phân chia gián phân nguyên số thành tiền tinh trùng rồi phát triển thành tinh trùng có 23 NST .Trong số 23 NST của tinh trùng có 22 NST thường và 1 NST giới tính X hoặc Y Câu 11 : Nêu các giai đoạn phát triển của noãn và sự thụ tinh Các giai đoạn phát triển của noãn : 4 giai đoạn( noãn nguyên bào, noãn bào, noãn cầu II và cực đầu I, noãn bào chín và 2 cực cầu II) Từ những TB mầm ở buồng trứng tạo thành những noãn nguyên bào .Khi mới đẻ mỗi buồng trứng có khoảng 100.000 noãn nguyên bào .Nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 là trưởng thành , còn phần lớn thoái hoá và teo đi Những noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào I.Noãn bào I có 46NST.Noãn bào I phân chia gián phân giảm số cho 1 noãn bào II và 1 cực cầu I .Mỗi noãn bào II chỉ có 23 NST .Noãn bào II phân chia gián phân nguyên số chỉ cho 1 noãn bào chín và 1 cực cầu II .Noãn bào chín có 23 NST .Trong đó có 22 NST thường và 1 NST giới tính X.Noãn bào trưởng thành có đg kính 100 đến 150micromet.Noãn bào được phóng ra từ nang Graaf đem theo nhiều lớp TB hạt bao bọc xung quanh Sự thụ tinh a,Tinh trùng thâm nhập vào noãn bào : Tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng, vây quanh noãn bào rồi bám vào màng trong suốt của noãn bào , là do sự liên quan hoá lý giữa men fertilyzin của vùng màng trong suốt và các men ở đầu tinh trùng.Tinh trùng chui qua màng trong suốt để vào lòng TB.Thường chỉ 1 con tinh trùng thụ tinh, đầu tinh trùng tồn tại còn các phần khác teo đi
  15. b,Biến đổi ở nhân : Đầu tinh trùng chui qua noãn bào trở thành tiền nhân đực có n NST.Lúc ấy noãn bào cũng phóng ra cực cầu II để trở thành tiền nhân cái cũng có n NST.Nếu tinh trùng thụ tinh mang NST giới Y , sẽ tạo thành 1 TB hợp nhất mang XY,sẽ là thai trai.Tinh trùng mang NST giới X sẽ tạo thành 1 TB hợp nhất mang XX , sẽ là thai gái
  16. Câu 12 : Trình bày sự di chuyển , thụ tinh, phát triển và làm tổ của trứng? a,Sự di chuyển của trứng : Từ 1/3 ngoài của vòi trứng vào buồng TC , trứng di chuyển mất 4 đến 6 ngày.ở phần eo trứng di chuyển chậm hơn ở phần bóng.Trứng di chuyển nhờ có các cơ chế : -Nhu động của vòi trứng -Hoạt động của nhung mao nm vòi trứng -Luồng chất dịch chảy từ ngoài vào trong -Nội tiêt tố của BT có td điều chỉnh sự co bóp của vòi trứng -Estrogen làm tăng co bóp -Progesteron làm giảm thúc tính cơ vòi trứng và tạo ra những sóng nhu động nhẹ nhàng đẩy trứng đi về buồng TC Trên đường di chuyển trứng phân chia thành 2,4,8 TB mầm và đến ngày thứ 6 có 58 TB mầm .Trong đó có 5 TB ở giữa tạo thành bào thai và những TB khác ở xung quanh tạo thành lá nuôi.Vào đến buồng TC trứng bắt đầu làm tổ b,Làm tổ :
  17. Trứng tiếp xúc với nm TC ở ngày thứ 6 đến ngày thứ 8 tức là ngày thứ 22 của vòng kinh.Lúc ấy nm TC đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị đón trứng .Trứng tiết ra 1 chất men làm tiêu lớp liên bào của nm TC để tiến vào lớp sâu của nm.Từ ngày thứ 12 trở đi , trứng làm tổ xong, trung sản mạc biệt hoá thành 2 lớp TB (hôị bào và TB langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.Trứng thg làm tổ ở vùng đáy TC và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước c,Sự pt của trứng và phần phụ của trứng Sau khi thụ tinh, trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ của thai Về phương diện t/c , quá trình phát triển của trứng chia làm 2 phần -Phần trứng sau này trở thành thai nhi -Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai để giúp cho sự phát triển của thai Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ : -Thời kỳ sắp xếp t/c , bắt đầu từ lúc thụ tinh tới hết tháng thứ 2 -Thời kỳ hoàn chỉnh t/c : từ tháng thứ 3 đến khi đủ tháng
  18. Câu 13 : Nêu các tr/ch cơ năng và thực thể chẩn đoán có thai Chẩn đoán 3 tháng đầu thai nghén : Cơ năng : -Mất kinh, chậm kinh -Nghén : chán ăn hoặc chỉ thích ăn những thức ăn khác (chua, ngọt , cay),nhạt miệng, thèm ăn vặt, buồn nôn và hay nôn vào buổi sáng -Thay đổi khứu giác : sợ mùi thơm, sợ khói thuốc lá(mà bt thì không sợ) -Thay đổi về hệ thần kinh : dễ bị kích thích và kích động , buồn ngủ, ngủ nhiều , có khi mất ngủ , tính tình dễ thay đổi, mệt mỏi, có thể hồi hộp đánh trống ngực Các tr/ch khác : xạm da mặt hình cánh buớm, , đường nâu ở đường giữa bông, núm vú, quầng vú bị thâm lại, vú thay đổi rõ(vú pt ,quầng vú thâm, rộng, nổi các hạt montgomery), tăng nhiệt độ trong 3 tháng đầu do hoàng thể thai nghén Thực thể : thăm ÂĐ kết hợp với nắn bông -Niêm mạc ÂĐ, ÂH tím lại so với màu hồng lúc bt -Cổ TC màu tím , mật độ mềm , thân TC to lên
  19. -Có các dh Noble (+)(do tc khi có thai pt thành 1 hình tròn đều mà ta có thể chạm đến thân TC khi để ngón tay ở túi cùng bên AĐ), dh Hegar +(eo TC mềm khi có thai do ngấm nội tiết HCG, khi khám kết hợp tay trong AĐ nâng eo cổ TC, kết hợp tay ngoài ấn qua thành bông sẽ chạm đc tay trong qua eo TC) 3 tháng giữa và cuối Cơ năng : -Thấy bông to lên, có thể còn nghén -Thai máy trong TC, các tr/ch vú to , xạm da ...ngày càng rõ hơn Thực thể : -Nhìn : các vùng sẫm màu ngày 1 rõ hơn, hình dáng TC to hơn (TC hình trứng hay gặp, ngoài ra gặp TC bè ngang trong ngôi ngang, TC hình tim ở TC hai sừng, TC dị dạng) -Đo chiều cao TC và vòng bông để tính được trọng lượng và tuổi thai tuổi thai= Bề cao TC/4 +1 (tháng) trọng lg=(CCTC+VB)/4 *100 -Có thể sờ được các phần của thai(đầu, ngực, lưng, chi) -Nghe được tim thai ở tuổi thai >=4,5 th(nhịp nhanh, nhỏ,tần số 120-160l) Ngoài ra để chẩn đoán có thai ngoài các triệu chứng lâm sàng trên cần dựa thêm vào các dh CLS (pư sinh vật, phản ứng MD...) để có chẩn đoán nhanh và chính xác
  20. Câu 14 : Nêu các XN CLS để chẩn đoán thai nghén. 1. Phương pháp VSV : - Phản ứng ếch ( p/ư Galli – Mainini) : Thí nghiệm : dùng ếch đực trên 70g, dịch rãnh hậu không có tinh trùng. Tiêm vào hạch dưới hàm của ếch từ 5- 12ml nước tiểu phụ nữ nghi ngờ có thai. Nhốt ếch trong buồng tối 2-4h. Lấy dịch rãnh hậu của ếch để lên phiến kính, soi kính hiển vi. Nếu thấy có tinh trùng , chứng tỏ người đó có thai. Nếu không có tinh trùng, chứng tỏ người đó không có thai. Nguyên lý : dựa trên tính chất kích thích xuất tinh của hCG đối với ếch đực. - Phản ứng thỏ ( p/ư Friediman – Brouha) : Thí nghiệm : dùng thỏ cái tơ trên 1,8kg, mổ bụng không có nang noãn. Tiêm vào vành tai thỏ 10- 20 ml nước tiểu phụ nữ nghi có thai. Sau 48h mổ thỏ để ktra buồng trứng. Nếu 2 buồng trứng thỏ có bọc noãn xuất huyết, chứng tỏ phụ nữ đó có thai. Nguyên lý : dựa trên tính chất kích thích phóng noãn của hCG đối với thỏ cái tơ. 2 phản ứng trên chỉ là định tính. Muốn định lượng hCG cần phải thăm dò lượng bệnh phẩm tối thiểu vừa đủ để gây dương tính cho con vật. Nói cách khác, phải thăm dò lượng bệnh phẩm tương đương với 1 đơn vị. Người ta thường tính số đơn vị theo lượng 1000ml bệnh phẩm. Kết quả p/ư được tính theo công thức : Y=1000/x Y : đvị ếch, thỏ. x : lượng nước tiểu tối thiểu gây phản ứng. 2. Phản ứng miễn dịch (p/ư Wide – Gemzell)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0